Ca dao tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Trong bài viết này tôi xin giới thiệu đến các bạn những câu Ca dao – tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Đoàn kết,

Cần cù lao động,

Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc , được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Yêu nước , bất khuất chống giặc ngoại xâm,Đoàn kết, nhân nghĩa Cần cù lao động, Tôn sư trọng đạo ..

1.

Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn (yêu nước)

2.​

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng (nhân nghĩa)

3.

Thương người như thể thương thân (nhân nghĩa)

4.

Có công mài sắt, có ngày nên kim (siêng năng, cần cù lao động)

5.​

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

(uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương)

6.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần sàng (biết ơn)

Ca dao tục ngữ về truyền thống đoàn kết tương trợ

1.

Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

2.

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

3.

Dân ta nhớ một chữ đồng

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

4.

Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.

5.

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

6.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

7.

Lá lành đùm lá rách.

8.

Đoàn kết thì sống, chia rẻ thì chết.​

Ca dao tục ngữ về truyền thống tôn sư trọng đạo:

1.

Tiên học lễ, hậu học văn

2.

Bán tự vi sư, nhất tự vi sư

3.

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

4.

Không thầy đố mày làm nên

5.

Học thầy không tày học bạn

6.

Trọng thầy mới được làm thầy

7.

Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi

8.

Nhất quý nhì sư

9.

Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy

10.

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

11.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.

12.

Ơn thầy soi lối mở đường

Cho con vững bước dặm trường tương lai

13.

Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

14.

Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói đố mày làm nên.

15.

Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi

Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.

16.

Mười năm rèn luyện sách đèn

Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

17.

Mẹ cha công đức sinh thành

Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

18.

Ơn Thầy không bằng gốc bễ,

Nghĩa Thầy Gánh vác cuộc đời học sinh.

19.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

20.

Công cha, áo mẹ, chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh.

21.

Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.

22.

Đến đây viếng cảnh viếng thầy

Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần.

23.

Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng trí thức

Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương

24.

Con ơi ghi nhớ lời này

Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.

25.

Chữ thầy trong cõi người ta

Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy

26.

Thời gian dẫu bạc mái đầu

Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy

27.

Dạy con từ thuở tiểu sinh

Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi

Học cho “cách vật trí tri”

Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.

28.

Muốn sang thì bắc cầu kiều,

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

29.

Mấy ai là kẻ không thầy,

Thế gian thường nói đố mày làm nên.

30.

Ngày nào em bé cỏn con,

Bây giờ em đã lớn khôn thế này,

Cơm cha áo mẹ chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

31.

Gươm vàng rớt xuống hồ Tây

Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.

32.

Mồng một thì ở nhà cha

Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy.

Ca dao tục ngữ về truyền thống hiếu thảo

1.

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

2.

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

3.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

4.

Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

5.

Chim trời ai dễ đếm lông,

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

6.

Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi,

Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương.

7.

Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời,

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

8.

Mẹ già đầu bạc như tơ,

Lưng đau con đỡ, mắt mờ con nuôi.

Nuôi con mới biết sự tình,

Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa.

9.

Mẹ già như ánh trăng khuya

Dịu dàng soi tỏ bước đi con hiền.

10.

Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp một, như đường mía lau.

11.

Mẹ già như chuối chín cây

Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.

12.

Mẹ già như chuối chín cây

Mong sao dâu được mỗi ngày mỗi ngoan.

13.

Mẹ già như chuối chín cây

Sao đấy chẳng liệu cho đây liệu cùng.

14.

Lo đêm rồi lại lo ngày,

Ở sao hiếu thảo cho tày phận con.

15.

Mẹ còn chẳng biết là may

Mẹ mất mới tiếc những ngày làm con.

16.

Mẹ còn là cả trời hoa

Cha còn là cả một tòa kim cương.

17.

Con một mẹ, hoa một chùm

Yêu nhau nên phải bọc đùm lấy nhau.

18.

Con nay tóc bạc da mồi

Nhớ thương cha mẹ trọn đời không nguôi.

19.

Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau!

20.

Dạt dào gió kép mưa đơn

Tấc lòng ghi nhớ công ơn mẫu từ.

21.

Dạy con, con nhớ lấy lời,

Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên.

Cây khô chưa dễ mọc chồi

Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta

Non xanh bao tuổi mà già,

Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu!

22.

Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Hòa,

Hỏi trong ba chữ, thờ cha chữ nào?

Chữ Trung, thì để thờ cha,

Chữ Hiếu thờ mẹ, chữ Hòa thờ anh.

23.

Cha mẹ là biển là trời,

Hiếu tâm đâu dám cãi lời mẹ cha.

24.

Chí tâm niệm Phật đêm ngày

Cầu cho cha mẹ sống tày non cao.

25.

Công cha đức mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ song thân.​

Ca dao tục ngữ về truyền thống về nghề nghiệp

1.

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà chấm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm mai

2.

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơ một hạt đắng cay muôn phần

3.

Con tằm nó nằm ăn lá dâu

Có khi ăn mất cả trâu lẫn bò

4.

Cha chài, mẹ lưới, con câu

Con trai tát nước, nàng dâu đi mò

5.

Đói thì ăn ráy ăn khoai

Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng

6.

Những người đi biển làm nghề

Thấy dòng nước nóng thì về đừng đi

Sóng lừng, bụng biển ầm ì

Bão mưa ta tránh chớ hề ra khơi

7.

Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa

8.

Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

9.

Trên trời có ông sao Thần

Bốn mùa chỉ lối cho dân ăn làm

Sang xuân Thần cuối lom khom

Là mùa trồng đậu dân làng biết chăng?

Bước sang tháng chín rõ trăng

Lưng Thần hơi đứng là đang gặt mùa

Truyền thống về nghệ thuật:

Múa rối nước, nghệ thuật ca trù, dân ca quan họ Bắc Ninh, tranh Đông Hồ, nghệ thuật chèo, các làn điệu dân ca của mọi miền đất nước, đờn ca tài tử..

Di sản thiên nhiên thế giới

1. Vịnh Hạ Long (Tỉnh Quảng Ninh) 17/12/1994, lần 2: 2/12/2000, (tái công nận 2011)

2. Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Tỉnh Quảng Bình) 03/07/2003 (tái công nhận: 2015)

Di sản văn hóa

1. Khu đền tháp Mỹ Sơn (Tỉnh Quảng Bình) 1/12/1999

2. Đô thị (Phố Cổ) Hội An (Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) 4/12/1999

3. Quần thể di tích Cố đô Huế (Thế kỷ XIX-XX Tỉnh Thừa Thiên–Huế) 31/07/2010

4. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội (Thế kỷ XI, Thành phố Hà Nội)

Ngày, tại kì họp lần thứ 34, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới

5. Thành nhà Hồ (Tỉnh Thanh Hóa, Thế kỷ IV – XIII) – 27/06/2011

Di sản văn hóa phi vật thể

1. Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên – Huế) 07/11/2003

2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) 15/11/2005.

3. Dân ca Quan họ (Bắc Ninh, Bắc Giang) 30/9/2009

4. Ca trù (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Hải Phòng) 1/10/2009

5. Hội Gióng ở đền sóc và đền phù đổng (Thành phố Hà Nội) 16/11/2010

6. Hát xoan (Phú Thọ) 24/11/2011

7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ) 06/12/2012

8. Đờn ca tài tử Nam Bộ (An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận và thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ) 5/12/2013

9. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh) 27/11/2014

10. Nghi lễ Kéo co (Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh)

Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.

11. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam (Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh) 1/12/2016

12. Bài chòi (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc miền Trung Việt Nam) 7/12/2017

13. Nghi lễ Then của người Tày, Nùng và Thái (Tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh và Thái Nguyên) 13-12-2019

Di sản tư liệu

1. Mộc bản triều Nguyễn 31/7/2009.

2. Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc 3/2010

4. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm 16/5/2012

5. Châu bản triều Nguyễn 14/5/2014

Di sản hỗn hợp

1. Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) 2014

Công viên địa chất toàn cầu

1. Công viên đá Đồng Văn: 2010

Truyền thống văn hóa:

Các tập quán tốt đẹp như thờ cúng tổ tiên; mâm cỗ ngày tết, cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam..​

Bài tập 1: Em có suy nghĩ và hành động gì khi đọc câu ca dao sau:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Trả lời:

– Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này qua các thế hệ khác.

– Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như: Hiếu học, đoàn kết, tôn sư trọng đao, yêu nước.. vv

– Câu ca dao trên thể hiện truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã được thực tiễn lịch sử chứng minh..

– Khái niệm: Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm giúp đỡ nhau khi khó khăn. Đoàn kết, tương trợ thể hiện nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Đoàn kết tương trợ tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn.

– HS chứng minh:

+ Trước đây: Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cha ông ta đã biết đoàn kết để chống giặc ngoại xâm chống hạn hán, thiên tai.

+ Hiện nay: Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần phải biết phát huy sức mạnh đó để vượt qua khó khăn xây dựng 1 đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh

– Lên án các biểu hiện tiêu cực: Chia rẽ, sống ích kỉ..

– Xác định được trách nhiệm của bản thân: Cần phải đoàn kết với bạn bè, quan tâm giúp đỡ người khác vì đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quí.

Bài tập 2: Cha ông ta có câu:

– Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này qua các thế hệ khác.- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như: Hiếu học, đoàn kết, tôn sư trọng đao, yêu nước.. vv- Câu ca dao trên thể hiện truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã được thực tiễn lịch sử chứng minh..- Khái niệm: Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm giúp đỡ nhau khi khó khăn. Đoàn kết, tương trợ thể hiện nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Đoàn kết tương trợ tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn.- HS chứng minh:+ Trước đây: Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cha ông ta đã biết đoàn kết để chống giặc ngoại xâm chống hạn hán, thiên tai.+ Hiện nay: Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần phải biết phát huy sức mạnh đó để vượt qua khó khăn xây dựng 1 đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh- Lên án các biểu hiện tiêu cực: Chia rẽ, sống ích kỉ..- Xác định được trách nhiệm của bản thân: Cần phải đoàn kết với bạn bè, quan tâm giúp đỡ người khác vì đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quí.

“Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”.

Đây là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy làm nổi bật truyền thống đó.

Trả Lời:

– Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

– Khẳng định: Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp..

– Câu Muốn sang thì.. nói đến truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống quý báu, tiêu biểu của dân tộc ta.

– Truyền thống này được thể hiện:

+ Trước đây..

+ Hiện nay..

– Ý nghĩa:

+ Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam

+ Tạo nên sức mạnh tinh thần..

– Phê phán một số biểu hiện làm mai một truyền thống: Lãng quên, vô ơn..

– Liên hệ bản thân: Thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy cô giáo; cố gắng học tập, rèn luyện, khuyến khích người khác..

Bài tập 3: Giải thích câu ca dao:

– Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.- Khẳng định: Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp..- Câunói đến truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống quý báu, tiêu biểu của dân tộc ta.- Truyền thống này được thể hiện:+ Trước đây..+ Hiện nay..- Ý nghĩa:+ Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam+ Tạo nên sức mạnh tinh thần..- Phê phán một số biểu hiện làm mai một truyền thống: Lãng quên, vô ơn..- Liên hệ bản thân: Thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy cô giáo; cố gắng học tập, rèn luyện, khuyến khích người khác..

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

Câu ca dao trên đã nói đến những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc. Một trong những truyền thống trên đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đó là truyền thống nào? Em hãy kể thêm 4 di sản văn hóa thế giới khác của Việt Nam mà em biết?

Trả Lời:

Câu ca dao trên tỏ lòng tri ân của mọi người tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày 10 – 3 là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, nhân dân ta ở khắp mọi miền tổ quốc đều hướng về đất tổ Đền Hùng – Phú Thọ.

– Câu ca dao trên nói về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: Uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

– Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2012.

4 di sản văn hóa phi vật thể:

+ Nhã nhạc cung đình Huế ;

+ Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên ;

+ Dân ca quan họ Bắc Ninh ;

+ Ca trù

– 4 di sản văn hóa vật thể:

+ Vịnh hạ Long ;

+ Thánh địa Mỹ Sơn ;

+ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ;

+ Phố cổ Hội An

* Những việc làm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương:

– Duy trì việc quét dọn đền thờ liệt sĩ

– Kính trọng thầy cô giáo

– Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ,

– Tìm hiểu về các làn điệu dân ca..

Nội dung kiến thức

1. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

2. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là làm như thế nào?

– Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống ấy không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú, sâu đậm hơn.

3. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

– Truyền thống về đạo đức: Yêu nước, bất khất chống giặc ngoại xâm, cần cù lao động, nhân nghĩa, hiếu học, hiếu thảo..

– Các truyền thống về nghệ thuật: Chèo, tuồng, làn điệu dân ca..

– Truyền thống về nghề nghiệp: Nghề đúc đồng, dệt lụa, mây tre đan, đồ gốm mỹ nghệ..

– Các truyền thống về văn hóa (các phong tục tập quán, cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam)

4. Vì sao chúng ta cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

– Cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và dân tộc, đồng thời góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam

5. Để truyền thống tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn và tỏa sáng chúng ta cần

– Sưu tầm, tìm hiểu, trân trọng, tự hào về các truyền thống tốt đẹp, các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của đất nước..

– Giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa, di tích lịch sử, các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc..

– Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc.

– Phê phán, ngăn chặn những hành vi, việc làm tổn hại đến truyền thống văn hóa của dân tộc.

5. Mọi công dân nói chung và học sinh nói riêng cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần:

– Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực.

– Tự hào, trân trọng, bảo vệ và giữ gìn các truyền thống.

– Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức văn hóa truyền thống

– Tích cực học tập truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuyên truyền các giá trị truyền thống, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

6. Phân biệt được phong tục và hủ tục:

– Phong tục tập quán là những quy định, những truyền thống tốt đẹp

Vd: Yêu nước, cần cù, đoàn kết

– Hủ tục là những tập tục, nếp sinh hoạt lạc hậu cần thay đổi

Vd: Sống tuỳ tiện, mê tín dị đoan..

Câu ca dao trên tỏ lòng tri ân của mọi người tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày 10 – 3 là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, nhân dân ta ở khắp mọi miền tổ quốc đều hướng về đất tổ Đền Hùng – Phú Thọ: Uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2012.+ Nhã nhạc cung đình Huế ;+ Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên ;+ Dân ca quan họ Bắc Ninh ;+ Ca trù+ Vịnh hạ Long ;+ Thánh địa Mỹ Sơn ;+ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ;+ Phố cổ Hội An- Duy trì việc quét dọn đền thờ liệt sĩ- Kính trọng thầy cô giáo- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ,- Tìm hiểu về các làn điệu dân ca..Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống ấy không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú, sâu đậm hơn.- Truyền thống về đạo đức: Yêu nước, bất khất chống giặc ngoại xâm, cần cù lao động, nhân nghĩa, hiếu học, hiếu thảo..- Các truyền thống về nghệ thuật: Chèo, tuồng, làn điệu dân ca..- Truyền thống về nghề nghiệp: Nghề đúc đồng, dệt lụa, mây tre đan, đồ gốm mỹ nghệ..- Các truyền thống về văn hóa (các phong tục tập quán, cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam)- Cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và dân tộc, đồng thời góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam- Sưu tầm, tìm hiểu, trân trọng, tự hào về các truyền thống tốt đẹp, các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của đất nước..- Giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa, di tích lịch sử, các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc..- Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc.- Phê phán, ngăn chặn những hành vi, việc làm tổn hại đến truyền thống văn hóa của dân tộc.Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần:- Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực.- Tự hào, trân trọng, bảo vệ và giữ gìn các truyền thống.- Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức văn hóa truyền thống- Tích cực học tập truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuyên truyền các giá trị truyền thống, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.- Phong tục tập quán là những quy định, những truyền thống tốt đẹpVd: Yêu nước, cần cù, đoàn kết- Hủ tục là những tập tục, nếp sinh hoạt lạc hậu cần thay đổiVd: Sống tuỳ tiện, mê tín dị đoan..