Các Loại Bằng Lái Xe Ô Tô: B1, B2, C, D, E, F Chạy Xe Gì? – Nghiện Car

Việc điều khiển phương tiện ô tô khi tham gia giao thông trên đường điều tất yếu là phải có đó là bằng lái xe và đây là quy định chung của Bộ luật giao thông vận tải Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bằng ô tô như B1,B2, C, D, E, F,…

Vậy việc sử dụng loại bằng lái xe nào thích hợp, đúng với phương tiện mà bạn đang sở hữu không phải ai cũng biết? Thế thì hôm nay, các bạn cùng Nghiện Car giải đáp những thắc mắc về các loại bằng lái xe ô tô trong năm 2022 này nhé!

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe là một loại giấy phép bắt buộc, cho phép người dân sử dụng các phương tiện tương ứng khi tham gia giao thông trên đường. Đây là loại giấy phép được cấp bởi Bộ giao thông vận tải thông qua quá trình học tập và thi sát hạch.

Có rất nhiều loại giấy phép dành cho xe máy hay xe ô tô trên thị trường hiện nay như A1, giấy phép lái xe A2, B1, B2, C, D, E, F,…

MÁY RỬA MẶT MASSAGE HITACHI CM-N4000MÁY RỬA MẶT MASSAGE HITACHI CM-N4000

Bằng lái xe ô tô là gì?

Bằng lái xe ô tô hay còn được gọi là giấy cho phép lái xe ô tô theo quy định của Bộ luật giao thông vận tải. Việc có được giấy phép này bạn phải thông qua quá trình học tập cũng như là thi sát hạch để được cấp bằng.

Hiện nay, việc có bằng lái xe ô tô còn tùy thuộc vào từng loại xe mà bạn điều khiển khi tham gia giao thông từ đó Bộ giao thông vận tải sẽ cấp bằng tương ứng với phương tiện đó.

Các loại bằng lái xe ô tô thông dụng

Các loại bằng lái xe ô tô được mọi người ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất ở thời điểm hiện tại là các bằng như B1, B2, C, D, E, F.

Bằng lái xe ô tô là gì?Bằng lái xe ô tô là gì?

Bằng lái xe hạng B1 lái được những loại xe nào ?

Bằng B1 có hai loại là B1 số tự động và B1, cả hai loại này đều dành cho xe gia đình từ 4 đến 9 chỗ. Loại bằng này không dùng cho những xe có mục đích kinh doanh.

Ngoài ra bằng này còn được dùng để điều khiển máy kéo và kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn và ô tô dành cho người khuyết tật.

Độ tuổi học bằng lái xe hạng B1 là bao nhiêu ? Thời gian học bằng lái xe B1 ?

  • Độ tuổi học bằng lái xe hạng B2: Đủ 18 tuổi trở lên 

  • Thời gian học bằng lái xe B2: Tùy vào mỗi trung tâm sát hạch thì sẽ có thời gian học quy định, thông thường thì sẽ 3 tháng.

  • Nội dung học sẽ bao gồm học lý thuyết và học thực hành.

Bằng lái xe hạng B2 lái được những loại xe nào ?

Theo Bộ luật giao thông vận tải quy định các xe từ 4 đến 9 chỗ ( kể cả vị trí chỗ ngồi của tài xế) thường có trọng tải 3.5 tấn trở xuống thì sẽ được cấp bằng lái xe hạng B2.

Ngoài ra, bằng lái xe ô tô hạng B2 còn cho phép điều khiển các phương tiện nằm ở bằng B1. 

Nói cách dễ hiểu rằng, bạn chỉ cần thi để có bằng B2 thì có thể điều khiển các phương tiện được cho phép ở bằng B1 mà không cần phải có bằng B1 trước đó.

Đây là loại bằng lái thường xuyên sử dụng cho những người kinh doanh như taxi, xe ghé… 

Độ tuổi học bằng lái xe hạng B2 là bao nhiêu ? Thời gian học bằng lái xe B2 ?

  • Độ tuổi học bằng lái xe hạng B2: Đủ 18 tuổi trở lên 

  • Thời gian học bằng lái xe B2: Tùy vào mỗi trung tâm sát hạch thì sẽ có thời gian học quy định

  • Thường thì học bằng lái B2 rơi vào 20- 25 ngày trong đó có 7 ngày học lý thuyết , 15 – 18 ngày để học thực hành. 

  • Cũng sẽ có 2 phần thi giống các loại bằng A1, B1,.. nhưng đối với bằng này bạn chỉ cần thì 26/30 câu lý thuyết sẽ được đạt ( không sai mấy câu điểm liệt).

  • Hạn sử dụng bằng lái xe B2: 10 năm kể từ lúc nhận bằng.

Bằng lái xe hạng C lái được những loại xe nào?

Đây là loại bằng lái được cấp cho những người điều khiển xe ô tô tải có trọng lượng 3500kg trở lên đến giới hạn mà ô tô tải đó cho phép. 

Ví dụ ô tô tải của bạn chỉ cho phép tối đa 10 tấn theo quy định thì bạn được phép chở tối đa 10 tấn trở xuống mà không bị phạt. 

Những người có bằng lái xe C này sẽ được lái điều khiển các phương tiện được quy định trong bằng B1 và B2.

Bằng lái này thường được sử dụng cho các ô tô tải chuyên dụng như xe tải chở hàng hóa,…

Thời gian và độ tuổi học lái xe hạng C ?

Các loại bằng lái xe ô tô thông dụngCác loại bằng lái xe ô tô thông dụng

Bằng lái xe hạng D, E, F

Đây là ba loại bằng mà bạn không được tham gia học và thi sát hạch như bằng B1, B2, C ở trên mà phải nâng cao từ ba loại bằng trên để có thể có được bằng tương ứng.

Ví dụ dễ hiểu rằng bạn muốn có bằng D thì bạn phải nâng từ bằng B2 lên hoặc từ bằng C lên.

Việc nâng bằng như thế nào? Thì đối với việc nâng bằng bạn chỉ cần qua một khoảng thời gian sử dụng từ 2 đến 3 năm tùy loại bằng mà bạn muốn nâng lên và đáp ứng đủ các điều kiện khác.

  • Đối với bằng D: thì sẽ được nâng từ bằng B2 – D hoặc C – D. Điều kiện là có trình độ học vấn trung học trở lên.

  • Đối với bằng E: thì sẽ được nâng từ bằng C – E, điều kiện là kinh nghiệm lái xe 05 năm trở lên, lái trên 100.000km. Hoặc nâng từ bằng D – E, điều kiện kinh nghiệm lái xe 03 năm trở lên, lái trên 50.000km.

  • Đối với bằng F: đây là loại bằng cao đòi hỏi kinh nghiệm vững chắc và lâu năng nên chỉ được cấp khi đã sở hữu các bằng B2, C, D, E.

Thời hạn của bằng lái xe hạng B, C, D, E

Thời hạn sử dụng của các bằng lái ngày điều từ 5 năm kể từ ngày nhận bằng. Sau 5 năm bạn phải lên Bộ công an giao thông vận tải xin cấp phép lại.

Học bằng lái xe ô tô mất bao lâu?

Tùy vào các loại bằng lái xe ô tô mà có thời gian học quy định tương ứng:

  • Những bằng dễ như B1, B2 thì thời gian học sẽ rơi vào dưới 1 tháng

  • Bằng khó như C thì sẽ có thời gian học lâu hơn thường sẽ từ 1 tháng trở lên.

  • Còn đối với bằng D, E, F thì sẽ được nâng lên từ các bằng B2, C, D, E tương ứng trong 2 đến 5 năm sử dụng các loại bằng đó.

Học bằng lái xe ô tô mất bao lâu?Học bằng lái xe ô tô mất bao lâu?

Một số điều kiện đối với người học lái xe

Theo điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có các quy định chung như sau:

  1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

  2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe)

  3. Sức khỏe được ổn định không mắc các bệnh về tâm lý

  4. Trình độ văn hóa theo quy định

  5. Đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

Một số điều kiện đối với người học lái xeMột số điều kiện đối với người học lái xe

Điều kiện nâng hạng bằng lái xe

Theo điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có các quy định về điều kiện nâng hạng bằng lái xe như sau:

  1. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

  2. Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

  3. Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

  4. Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

  5. Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

  6. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.”

Điều kiện nâng hạng bằng lái xeĐiều kiện nâng hạng bằng lái xe

Các quy định xử phạt hành chính đối với người lái xe ô tô liên quan đến bằng lái xe

Các quy định xử phạt hành chính đối với người lái xe ô tô tính tới thời điểm năm 2022 này là:

  1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng

    đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    • Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;

    • Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

    • Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

    đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

    đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

    • Có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 03 tháng;

    • Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

    • Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

  4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

    đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

    • Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên;

    • Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

  5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

    đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở).

Những câu hỏi thường gặp về bằng lái xe ô tô

Thời gian sử dụng bằng lái xe ô tô là bao lâu?

Tùy vào loại bằng mà bạn muốn sở hữu thì có mức hạn sử dụng bằng nhất định.

Đối với bằng B1 và B2 thời gian sử dụng sẽ là 10 năm kể từ lúc nhận giấy phép lái xe.

Đối với bằng C, D, E, F thì thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn, thường sẽ là 5 năm kể từ lúc nhận giấy phép lái xe đó.

Lưu ý : Những giấy phép hết hạn bạn phải lên Bộ công an giao thông vận tải ở địa phương mà bạn đang sinh sống và làm việc để xin cấp lại bằng nhanh chóng. Không nên để bằng hết hạn quá lâu vì có thể sẽ bị phạt về hành chính nếu như bị công an kiểm tra.

Chi phí học bằng ô tô có mắc không? Giá khoảng bao nhiêu cho một bằng?

Theo số liệu thống kê của nhiều trung tâm sát hạch thì chi phí ô tô không quá là đắt đỏ. Tùy thuộc vào mỗi trung tâm thì có thể mức giá có chênh lệch nhẹ, bạn nên tìm hiểu và khảo giá trước khi đăng ký học bằng lái xe.

Giá trung bình đa phần của mỗi bằng sẽ khác nhau:

Đối với bằng lái xe B1, B2 giá trung bình rơi vào 6.000.000 – 17.000.000 VND.

Đối với bằng lái xe C giá trung bình rơi vào 17.000.000 – 18.000.000 VND.

Chi phí học bằng ô tô có mắc không? Giá khoảng bao nhiêu cho một bằng?Chi phí học bằng ô tô có mắc không? Giá khoảng bao nhiêu cho một bằng?

Bằng lái ô tô ở Việt Nam có thể sử dụng ở nước ngoài không?

Thì đây là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc, việc bằng lái ô tô ở Việt Nam có thể sử dụng ở nước ngoài nhưng bạn phải kèm theo bằng lái xe International Driving Permit (IDP)

hoặc International Automobile Association (IAA) hay còn được gọi là bằng lái xe quốc tế.

Bạn có thể đem bằng lái gốc lệ cục đường bộ Việt Nam tại các tỉnh/thành mà bạn đang sinh sống và làm việc để xin cấp hoặc xin cấp online trực tuyến để có được bằng lái xe quốc tế.

Loại bằng lái xe nào được ưa chuộng nhất hiện nay?

Hiện nay ở Việt Nam bằng lái xe B2 là bằng lái được phổ biến nhất và được mọi người ưa chuộng nhất bới nó có thể điều khiển bao gồm các phương tiện mà bằng lái B1 cho phép. 

Đặc biệt bằng lái này phù hợp với xe dành riêng cho gia đình hoặc kinh doanh như taxi, xe ghé,…. đều được.

Hồ sơ để thi các bằng lái xe ô tô gồm những gì?

  • 01 Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe 

  • 01 Bản photo Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước công dân (CCCD) hoặc Thẻ hộ chiếu (không cần công chứng) 

  • 10 Ảnh thẻ kích thước 3×4 phông nền màu xanh. Lưu ý ảnh không được đeo kính, tóc không che tai, lông mày, phải cài khuy áo

  • Giấy khám sức khỏe. Lưu ý giấy khám sức khỏe trong thời hạn 6 tháng gần nhất và do cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên cấp.

  • 01 Sơ yếu lý lịch không cần công chứng.

Hồ sơ để thi các bằng lái xe ô tô gồm những gì?Hồ sơ để thi các bằng lái xe ô tô gồm những gì?

Có bị tịch thu bằng lái nếu bị công an bắt không?

Tùy vào trường hợp bạn vi phạm nặng hay nhẹ thì sẽ có mức phạt phù hợp với bạn. 

Thông thường thì sẽ chỉ bị phạt tiền về mặt hành chính theo quy định của Bộ luật giao thông Việt Nam. 

Còn nếu trường hợp bạn vi phạm quá nặng thì có thể bị phạt về mặt hình sự và tích thu giấy phép lái xe.

Chi phí học bằng lái xe bao gồm những gì?

  • Chi phí làm thủ tục nhập học.

  • Chi phí đào tạo lý thuyết lái xe (bao gồm tài liệu, phần mềm học).

  • Chi phí học thực hành sa hình và đường trường.

  • Chi phí học mô phỏng thực tế ảo 

  • Chi phí khám sức khỏe.

  • Chi phí sân bãi, xăng xe, thuê xe….

  • Chi phí thi tốt nghiệp và thi sát hạch nhận bằng.

Kết luận

Trên đây, là một số bật mí về các loại bằng lái xe ô tô B1, B2, C, D, E, F trong năm 2022 mà Nghiện Car muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng rằng những chia sẻ này cũng như kinh nghiệm trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ về các loại bằng lái xe ô tô thì nên điều khiển những loại xe nào và các điều kiện tương ứng với mỗi loại bằng lái đó. Chúc các bạn có một ngày thật tốt đẹp.

3/5 – (1 bình chọn)