Các Phương Pháp Đánh Giá Năng Lực Lãnh Đạo

Hầu hết mọi tổ chức doanh nghiệp đều có các nhà lãnh đạo cấp trung. Họ được đánh giá như “chất truyền dẫn” để kết nối giữa nhân viên với các lãnh đạo cấp cao hơn.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp sở hữu đội ngũ lãnh đạo cấp trung “chất lượng” thì sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng FLIVIETNAM khám phá nhanh 03 tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo cấp trung hiệu quả nhé! 

Vì sao cần đánh giá năng lực nhà lãnh đạo cấp trung?

Nhà lãnh đạo cấp trung là mắt xích quan trọng để vận hành doanh nghiệp hiệu quả và có hệ thống. Vì vậy, khi doanh nghiệp đánh giá được năng lực đội ngũ quản lý cấp trung sẽ có thể:

  • Cung cấp cho bộ phận đào tạo các thông tin cơ bản về điểm mạnh, điểm yếu của nhà lãnh đạo. Đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo lãnh đạo cấp trung phù hợp, tối ưu chi phí.

  • Cung cấp phản hồi cho nhà lãnh đạo cấp trung về mức độ hoàn thành công việc của họ. Tiêu chuẩn đưa ra phản hồi có thể dựa trên yêu cầu của tổ chức hoặc so với các đồng nghiệp khác. Từ đó, nhà lãnh đạo sẽ có phương án điều chỉnh để cải thiện hơn trong quá trình làm việc.

  • Động viên, ghi nhận những thành tích để nâng cao tinh thần làm việc của nhà lãnh đạo cấp trung.

  • Là cơ sở để các nhà lãnh đạo cấp cao hơn đánh giá năng lực quản lý hiện tại của tổ chức. Sau đó, tiếp tục đưa ra mục tiêu, kế hoạch sát nhất với năng lực của tổ chức. 

đánh giá năng lực nhà lãnh đạo cấp trung

03 tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo cấp trung 

Để hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát hiệu quả thì nhà lãnh đạo cấp trung phải có 3 kỹ năng như:

Kỹ năng tư duy

Năng lực tư duy giúp nhà lãnh đạo nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp mình trong mối tương quan với các yếu tố trên thị trường. Từ đó, nhà lãnh đạo cấp trung có thể xác định mục tiêu phát triển, kế hoạch triển khai mục tiêu của doanh nghiệp mình. 

Kỹ năng giao tiếp và phát triển nhân sự

Nhà lãnh đạo không thể thành công nếu chỉ nỗ lực một mình. Vì vậy, nhà lãnh đạo cần nắm bắt được những đặc điểm của từng nhân sự. Khi tìm đúng người, giao đúng việc sẽ khiến nhân sự luôn phấn khởi, nâng cao hiệu quả công việc.

Kỹ năng chuyên môn

Là mức độ hiểu biết của nhà lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà họ phụ trách. Kỹ năng chuyên môn tốt sẽ giúp nhà quản lý giải quyết các vấn đề kỹ thuật nhanh chóng, hiệu quả. 

Kỹ năng chuyên môn

Đồng thời, bạn cũng có thể tham khảo thêm mô hình 04 cấp độ đánh giá năng lực lãnh đạo dưới đây. Cụ thể, mô hình 04 cấp độ đánh giá năng lực lãnh đạo gồm:

  • Cấp độ 1: Nhà lãnh đạo hoàn thành công việc cơ bản.

  • Cấp độ 2: Nhà lãnh đạo giúp nhân viên phát triển năng lực.

  • Cấp độ 3: Nhà lãnh đạo tự cải thiện bản thân.

  • Cấp độ 4: Nhà lãnh đạo đạt được thành công.

03 phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo cấp trung 

Phương pháp đánh giá năng lực quản lý cấp trung 360 độ (360 Degree Feedback)

360 độ phản ánh tính chất của phương pháp này là đánh giá hiệu suất đa chiều. Cụ thể, phương pháp này sẽ dựa trên các feedback ẩn danh từ nhân viên cấp dưới, sếp ở cấp trên, đồng nghiệp ngang hàng khác, hay thậm chí là khách hàng,… 

Do đó, phương pháp này sẽ giúp nhà lãnh đạo cấp trung hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Từ hành vi và năng lực tới các kỹ năng chuyên môn,… đều sẽ được đánh giá. 

Ưu điểm:

  • Nhà lãnh đạo sẽ nhìn nhận được toàn diện về hiệu quả làm việc của bản thân.

  • Nhà lãnh đạo có thể nắm bắt được mong muốn của nhân sự mình quản lý. 

  • Nhà lãnh đạo cấp cao có cơ sở đánh giá năng lực của bộ phận quản lý cấp trung để đào tạo cho phù hợp.

Nhược điểm:

  • Tốn kém chi phí và khó thực thi trong quy mô lớn.

  • Kết quả thu về chủ yếu mang tính định tính, khó đo lường.

Phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo cấp trung 360 độ đánh giá được hiệu suất đa chiều

Phương pháp thang đánh giá cố định về mặt hành vi (Behaviorally Anchored Rating Scale – BARS)

Đây là phương pháp đánh giá cả định tính và định lượng về năng lực nhà lãnh đạo cấp trung. Hiệu suất của một người sẽ được đo lường gắn với các hành vi cụ thể có thang điểm số. 

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng, điểm số rõ ràng.

  • Đánh giá hiệu suất dựa trên hành vi nên góc nhìn đa dạng, công bằng.

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều chi phí, thời gian.

  • Đôi khi vẫn có thể xuất hiện sự thiên vị, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

Phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO

Là phương pháp đánh giá năng lực thông qua so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra.

Ưu điểm:

  • Giúp đánh giá chính xác năng lực của nhà lãnh đạo cấp trung dựa trên kết quả đã hoàn thành.

  • Giúp cải thiện hiệu suất quản lý cho doanh nghiệp.

Nhược điểm:

  • Đôi khi chỉ tập trung vào kết quả công việc mà bỏ qua các nguyên nhân khác. 

  • Thời gian đánh giá tương đối dài (thường theo quý/năm). 

  • Cần các lãnh đạo cấp cao tham gia vì liên quan đến mục tiêu của tổ chức.

>> Đọc thêm:

10 kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất giúp nhà lãnh đạo thành công

Hiệu quả kinh doanh là gì? 3 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 

Vì sao nhà quản trị cần lựa chọn phong cách lãnh đạo theo tình huống?

Tuy nhiên, ngoài các phương pháp đánh giá trên thì nhà lãnh đạo cấp trung luôn cần tự đo lường được năng lực của chính mình. Việc tự đánh giá sẽ giúp nhà lãnh đạo xác định được điểm mạnh/ yếu và từ đó có kế hoạch hiệu chỉnh tốt nhất. 

Để đánh giá năng lực lãnh đạo nhanh và chính xác nhất, nhà quản lý cấp trung có thể làm ngay bài test độc quyền dành cho C – level có tên SAT – Leadership.  Đây là bài test đã được Frontier Leader Institute (FLI Việt Nam) nghiên cứu, đúc kết dựa trên kết quả của các báo cáo về hành vi, kỹ năng đánh giá và xử lý tình huống,.. Vì vậy, bài test được đánh giá là căn cứ khách quan giúp nhà quản trị đánh giá năng lực lãnh đạo hiện tại. 

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập:

CÔNG TY TNHH HỌC VIỆN LÃNH ĐẠO TIÊN PHONG

  • Website:

    Trang chủ

     

  • Hotline: 0976.256.997

  • Trụ sở: O7 Coworking Space, số 20, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh

  • Chi nhánh: Số 4, đường Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Bình chọn post

Xổ số miền Bắc