Các Tiêu Chí Đánh Giá Nhân Viên Cho Nhà Quản Trị Mới Nhất

Đánh giá nhân viên sao cho đúng đắn, công bằng luôn là mục tiêu quản trị của các doanh nghiệp. Dẫu vậy thì nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết của CoffeeHR để xem đâu là những tiêu chí đánh giá nhân viên được nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất hiện nay!

Đánh giá nhân viên là gì?

Đánh giá nhân viên là công việc mà ở đó người quản lý sẽ giám sát, kiểm tra, chấm điểm nhân viên dựa trên các tiêu chí được xây dựng trước. Từ đó nhà quản lý nắm được hiệu quả, năng lực làm việc của nhân viên, biết được quy trình làm việc đã đúng chuẩn chưa,… để có những điều chỉnh kịp thời.

Việc đánh giá nhân viên được thực hiện thường xuyên qua các kỳ đánh giá hàng tuần, tháng, quý, năm,… Kết quả đánh giá nhân viên là những dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp có cơ sở đưa ra các quyết định như: khen thưởng, kỷ luật, xây dựng các khóa đào tạo phù hợp.

Tiêu chí đánh giá nhân viên để đánh giá năng lựcTiêu chí đánh giá nhân viên để đánh giá năng lực

4 Hình thức đánh giá nhân viên phổ biến

Để nhận xét đúng khả năng của nhân sự, nhà quản trị cũng cần có cái nhìn đa chiều và khách quan. Trên căn cứ xác định mục tiêu đánh giá nhân viên, mỗi công ty có khả năng kết hợp các cách thức đánh giá nhân viên bao gồm:

  • Tự nhận xét: nhân sự tự phẩm bình năng lực phục vụ yêu cầu công tác và thái độ làm việc của mình theo mẫu bảng nhận định của doanh nghiệp rồi trình lên chỉ huy để phẩm bình và xem xét.
  • Nhận xét phân cấp: các cấp quản trị sẽ nhận xét không qua khâu trung gian nhân sự dưới quyền của bản thân, tiếp đó thống kê lại các đánh giá và trò chuyện không qua khâu trung gian với nhân sự để có lộ trình phương châm và chỉnh lý thõa đáng.
  • Đánh giá ngang cấp : hay được biết đến là phẩm bình chéo , nhận xét lẫn nhau giữa những nhân sự cùng cấp bậc.
    Nhận định mọi mặt : nhận định bằng những đánh giá, phản hồi về nhân sự từ mọi người, cộng sự, và cả người chỉ huy không qua khâu trung gian để hiểu rỏ mọi mặt, chi tiết nhất về nhân sự cần nhận xét.
  • Đánh giá toàn diện: nhận xét dựa theo đánh giá, phản hồi về nhân sự từ người tiêu dùng, cộng sự, và người trực tiếp quản lý để biết được tổng quan về mọi mặt nhân sự cần đánh giá

>>> Xem thêm: [Đánh giá] Top 10 phần mềm quản lý KPI hiệu quả nhất năm 2022

Dưới đây là Top 10 Tiêu chuẩn đánh giá nhân viên được các doanh nghiệp áp dụng

10 Tiêu chí đánh giá nhân viên phổ biến hiện nay

Có nhiều tiêu chí đánh giá nhân viên. Dưới đây là một số tiêu chí thường được áp dụng tại doanh nghiệp:

Các tiêu chí đánh giá nhân viên phổ biến áp dụng cho các doanh nghiệpCác tiêu chí đánh giá nhân viên phổ biến áp dụng cho các doanh nghiệp

Các tiêu chí đánh giá nhân viên hàng tháng được nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng hiện nay

Đánh giá tính trung thực

“Trung thực” thường được coi là tiêu chí quan trọng trong các tiêu chuẩn đánh giá nhân sự và được ưu tiên hàng đầu ngay từ khâu tuyển dụng nhân viên mới.

Một nhân viên trung thực sẽ không nói dối, lươn lẹo hay trốn tránh trách nhiệm của mình. Từ đó họ tạo dựng được uy tín với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng, được mọi người tin tưởng và giao phó những nhiệm vụ quan trọng.

Nhân viên trung thựcNhân viên trung thực

Đánh giá sự nhiệt tình trong công việc

Nhân viên có đức tính này trong công việc sẽ giúp cho bầu không khí làm việc thoải mái, chuyên nghiệp hơn. Hơn thế nữa, nhân viên có sự nhiệt tình cao cũng thường năng nổ, hoạt bát, tích cực hỗ trợ khách hàng, nhờ đó khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn, nâng cao sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.

nhiệt tình trong công việcnhiệt tình trong công việc

Đánh giá biết tôn trọng mọi người

Các mối quan hệ bền vững được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng lẫn nhau. Nhân viên biết tôn trọng mọi người sẽ tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp, chuyên nghiệp với đồng nghiệp và khách hàng.

Để đánh giá nhân viên có thái độ tôn trọng hay không có thể dựa trên các tiêu chí:

      • Khi họ tiếp xúc với người khác, thái độ có chân thành, cởi mở hay không?
      • Họ có thực sự tạo điều kiện để người khác bày tỏ quan điểm hay không?
      • Họ có lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của khách hàng, đồng nghiệp không?
      • Họ có nhận những review xấu về việc thường xuyên xúc phạm, phàn nàn hay cắt lời người khác không?

biết tôn trọng mọi ngườibiết tôn trọng mọi người

Đánh giá luôn đúng giờ, biết cách quản lý thời gian

“Đúng giờ” hay chuẩn chỉnh về thời gian được coi là yếu tố đầu tiên của sự chuyên nghiệp. Một nhân viên luôn đi trễ thường là người không thực sự nguyên tắc trong công việc.

Ngoài ra, việc quản lý thời gian hiệu quả cũng là yếu tố quan trọng. Không cần phải làm việc thêm giờ hay tăng ca quá nhiều, miễn nhân viên đảm bảo hiệu suất công việc tốt là được.

chuẩn chỉnh về thời gianchuẩn chỉnh về thời gian

Đánh giá có tinh thần cầu tiến công việc

Nhân viên có tinh thần cầu tiến biết mình muốn gì cũng như sẽ nỗ lực hết sức để đạt được hiệu quả công việc mong muốn. Người có tính cầu tiến cũng thường biết lắng nghe, chăm chỉ, chịu thay đổi để trở nên tốt hơn. Ngoài ra họ cũng có thể tạo ảnh hưởng tốt đến các nhân viên khác hay đội nhóm mà họ tham gia.

Đánh giá luôn lạc quan trước mọi vấn đề

“Nguyên tắc quả táo thối” là một trong những nguyên tắc mà nhà quản trị nào cũng từng nghe hoặc từng tìm hiểu. Nếu một nhân viên có thái độ tiêu cực, luôn than phiền về công việc hay tổ chức thì sớm muộn họ cũng sẽ ảnh hưởng đến các nhân viên khác, kéo tinh thần làm việc của đội nhóm đi xuống. Ngược lại, những nhân viên có đức tính lạc quan sẽ chính là chìa khóa xây dựng văn hóa làm việc vui vẻ.

Những người lạc quanNhững người lạc quan

Đánh giá thói quen cẩn trọng trong công việc

Những nhân viên có tính cẩn trọng thường được các nhà quản lý đánh giá cao, giao cho những công việc trọng yếu hoặc phụ trách các hạng mục, dự án quan trọng. Bởi họ là người chỉn chu, cẩn thận, làm việc ít sai sót, giảm thiểu được thiệt hại trong công việc cũng như tăng khả năng thành công cho các dự án.

Cách đánh giá nhân iên

Bên cạnh thái độ làm việc thì năng lực làm việc của nhân viên cũng là yếu tố quan trọng không kém. Thông thường năng lực làm việc sẽ được thể hiện qua:

      • Khả năng làm việc.
      • Sự phát triển trong công việc của nhân viên.
      • Mức độ hoàn thành công việc được giao.

Đánh giá khả năng làm việc của nhân viên

Khả năng làm việc của nhân viên thể hiện ở công việc và thời gian làm việc của nhân viên. Có thể dựa vào các kỹ năng của nhân viên để đánh giá như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch,…

Khả năng làm việc là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực nhân viênKhả năng làm việc là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên

Đánh giá sự phát triển của nhân viên trong công việc

Sự phát triển của nhân viên thể hiện ở việc họ đã hoàn thành các công việc ra sao và mức độ phát triển cả về năng lực và tư duy công việc của họ sau một thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Sự phát triển của nhân viên có thể theo nhiều hướng:

      • Phát triển dạng chuyên gia: Nhân viên càng ngày càng có kiến thức và phát triển chuyên sâu về lĩnh vực mà họ đang làm việc, thường thấy ở các ngành nghề như giáo dục, kỹ thuật, y tế
      • Phát triển theo vị trí công việc: Nhân viên có những kết quả nhất định trong công việc và phát triển kỹ năng để thăng tiến lên các vị trí mới. Ví dụ từ Thực tập sinh nhân sự – Nhân viên nhân sự – Quản lý nhân sự – Trưởng phòng nhân sự – Giám đốc nhân sự…

sự phát triển của nhân viênsự phát triển của nhân viên

Sự phát triển của nhân viên thường gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tốt là những doanh nghiệp có thể khai phá tài những nhân viên tiềm năng và đào tạo, tạo điều kiện và môi trường để họ có thể trở thành những nhân viên giỏi, thậm chí trở thành những nhà quản lý đắc lực cho doanh nghiệp.

Đánh giá mức độ hoàn thành các công việc được giao

Mức độ hoàn thành công việc thường được thể hiện qua hiệu suất làm việc của nhân viên, mức độ đáp ứng các tiêu chí đánh giá nhân viên đã đề ra. Thông thường nhà quản lý sẽ đánh giá nhân viên định kỳ để từ đó xác định được năng lực làm việc, hiệu suất làm việc của nhân viên và có xây dựng các chính sách đào tạo phù hợp.

hiệu suất làm việchiệu suất làm việc

Mẫu tiêu chí đánh giá nhân viên dành cho doanh nghiệp

Mẫu bảng đánh giá nhân viên cơ bảnMẫu bảng đánh giá nhân viên cơ bản

Mẫu đánh giá nhân viên nhân sự

Tải về tại đây:

Mẫu đánh giá nhân viên kinh doanh

Tải về tại đây:

Mẫu đánh giá nhân viên kế toán

Tải về tại đây:

Mẫu đánh giá nhân viên bán hàng

Tải về tại đây:

Phần mềm đánh giá nhân viên tiện lợi – CoffeeHR

Nhược điểm khi đánh giá nhân viên theo cách truyền thống

Việc đánh giá nhân viên là công tác quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng hoặc vẫn đang áp dụng cách đánh giá truyền thống, dẫn đến hiệu quả đánh giá nhân viên chưa được như mong đợi. Phương pháp đánh giá truyền thống gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp như:

      • Kết quả đánh giá chưa khách quan: Hầu hết mới chỉ có quy trình đánh giá một cấp từ nhà quản lý, do đó kết quả đánh giá nhân viên đôi khi còn mang tính chủ quan.
      • Khó khăn trong việc tổng hợp dữ liệu đánh giá: Phương pháp truyền thống thường sử dụng các biểu mẫu, giấy tờ để đánh giá nên dễ xảy ra thất lạc, sai sót. Một số trường hợp làm việc từ xa, làm việc tại nhà hay đi công tác cũng sẽ khó khăn để thực hiện đánh giá nhân viên.
      • Chưa xây dựng quy trình đánh giá chuẩn: Nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân viên hàng tháng, hàng quý… quy trình đánh giá đúng chuẩn.
      • Khó khăn trong việc liên kết dữ liệu: Các kết quả đánh giá thường được sử dụng để thực hiện tính lương, xây dựng các cơ chế thưởng, phạt cho nhân viên. Tuy nhiên các phương pháp đánh giá thủ công sẽ cần người nhân sự thực hiện nhiều thao tác nhập dữ liệu, tính toán bằng tay gây khó khăn, nhầm lẫn, tốn thời gian.

 

phương pháp đánh giá thủ côngphương pháp đánh giá thủ công

Ưu điểm của phần mềm đánh giá nhân sự CoffeeHR

Tìm hiểu thêm: Đào tạo và đánh giá nhân sự toàn diện với CoffeeHR

Các phần mềm đánh giá nhân sự đang ngày một trở thành công cụ đắc lực cho doanh nghiệp. Phần mềm CoffeeHR với quy trình đánh giá thông minh, thuận tiện là một trong những phần mềm đánh giá nhân viên được nhiều doanh nghiệp sử dụng.

Các ưu điểm của phần mềm đánh giá nhân viên CoffeeHR:

      • Xây dựng quy trình đánh giá chuẩn: Phần mềm có thể thiết lập các quy trình đánh giá theo nhiều bước, nhiều cấp bậc hoặc tùy biến theo từng quy trình của doanh nghiệp. Nhân viên có thể tự đăng ký các chỉ tiêu công việc, tự đánh giá, quản lý phê duyệt và thực hiện đánh giá lại. Đảm bảo tính khách quan, công bằng.

Quy trình đánh giá chuẩn trên CoffeeHRQuy trình đánh giá chuẩn trên CoffeeHR

      • Đa dạng các tiêu chuẩn đánh giá nhân viên: Phần mềm có nhiều bộ tiêu chí đánh giá có sẵn hoặc thiết lập bộ tiêu chí của doanh nghiệp, bao gồm đánh giá KPI, đánh giá năng lực nhân viên ASK,…
      • Đánh giá nhanh chóng với quy trình online: Chỉ cần đăng nhập bằng các thiết bị di động, máy tính, laptop,… nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên mọi lúc, mọi nơi.

biểu đồ đánh giá năng lựcbiểu đồ đánh giá năng lực

      • Liên kết dữ liệu tính lương: Phần mềm xây dựng các nhóm tham số tương ứng với kết quả làm việc của nhân viên để từ đó chuyển sang phần mềm tính lương CoffeeHR, xuất file PDF hoặc Excel,…
      • Báo cáo đánh giá đa dạng: Hệ thống Báo cáo được xây dựng ngay lập tức trên các dữ liệu có sẵn cùng bộ lộc thông mình: xem báo cáo đánh giá cá nhân, phòng ban, theo vị trí cấp bậc, theo chi nhánh,….

Hệ thống báo cáo phần mềm CoffeeHRHệ thống báo cáo phần mềm CoffeeHR

Có thể nói, với CoffeeHR, việc đánh giá nhân viên sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác tuyệt đối. Từ đó doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực và thời gian để phát triển văn hóa doanh nghiệp, tập trung đào tạo nhân sự tiến bộ.

TẠM KẾT

Trên đây là các tiêu chí đánh giá nhân viên phổ biến mà nhà quản lý có thể sử dụng để áp dụng vào doanh nghiệp mình. Việc đánh giá nhân viên có bài bản và chính xác sẽ là tiền đề để xác định và lựa chọn những nhân viên có năng lực tốt phục vụ tổ chức, cũng là căn cứ cho doanh nghiệp cải tổ và điều chỉnh, phát triển đào tạo nâng cao năng lực nhân viên.

Công tác đánh giá nhân sự cũng gắn liền với những nghiệp vụ khác của quản lý nhân sự như Đào tạo, C&B, Tuyển dụng,… Việc sử dụng các công cụ như phần mềm quản lý nhân sự sẽ giúp ích cho nhà quản lý có thể tiết kiệm thời gian, làm việc nhanh chóng và chính xác hơn, giải phóng năng lượng cho những công việc mang tính chiến lược. Với CoffeeHR, chúng tôi mang đến Giải pháp Quản lý nhân sự từ xa toàn diện: Phần mềm tuyển dụng, Phần mềm quản lý chấm công, Phần mềm tính lương, Phần mềm quản lý đào tạo, Quản lý hội nhập và nghỉ việc,…

>>> Đừng bỏ lỡ: OKR và KPI là gì? Sự khác biệt giữa hai chỉ tiêu đo lường

Liên hệ ngay CoffeeHR để nhận được DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự