Các Tín ngưỡng dân gian nổi bật tại Việt Nam hiện nay
Mục lục bài viết
Các Tín ngưỡng dân gian nổi bật tại Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một cộng đồng cư dân có nhiều dân tộc sinh sống với nhiều loại hình kinh tế khác nhau. Vì nguyên nhân này, đời sống tâm linh và tục lệ thờ cúng của người Việt tương đối đa dạng. Ngoài sự tồn tại của các tôn giáo lớn, phần lớn nhân dân còn duy trì các tín ngưỡng dân gian, lễ nghi dân tộc. Tôn giáo, tín ngưỡng có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân nơi đây, nó ảnh hưởng và chi phối tập quán, cũng như lối sống của từng thành phần dân cư. Các tín ngưỡng dân gian nổi bật ở Việt Nam là gì?
Tín ngưỡng dân gian là gì?
Tín ngưỡng dân gian là tập hợp những niềm tin hình thành và phản ánh ước nguyện của một cộng đồng người. Tuy nhiên, những tín ngưỡng này không nhất định thành tổ chức tôn giáo.
Các tín ngưỡng này dựa trên các quan niệm nhân gian. Con người tin vào thần linh, có thể là linh hồn người chết, cây cối, con vật hay bất kì thứ gì trong tự nhiên. Từ sự sợ hãi với thiên nhiên, dần người ta sinh ra sự sùng bái và tin tưởng, tín ngưỡng dân gian hình thành.
Không phải tín ngưỡng nào cũng giống nhau. Phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt, thói quen hay quan niệm từng vùng miền sẽ ảnh hưởng tới tín ngưỡng vùng đó. Ví dụ, những người nông dân Bắc Bộ xưa tin thờ Thành Hoàng Làng. Hay vùng Sóc Sơn thờ Thánh Gióng như một vị anh hùng, ông tổ nghề. Dù không có tổ chức nhất định nhưng số lượng người tin theo tín ngưỡng dân gian lại chiếm đa số.
Tín ngưỡng dân gian có vị trí quan trọng, được xem như một loại hình Tôn giáo không có tổ chức nhất định
Các Tín ngưỡng dân gian nổi bật tại Việt Nam
Con người luôn quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vì vậy về mặt tâm linh có một ý nghĩa đặc biệt cho sự tồn tại và mở mang vùng đất mới. Để đáp ứng nhu cầu đó “không chỉ tin đến những tín ngưỡng tôn giáo vốn có mà họ còn tìm cách tự tạo cho mình những dạng thức tôn giáo mới”, từ đó hình thành lên những dạng thức tín ngưỡng dân gian với những nét riêng biệt.
Tín ngưỡng thờ cúng tại gia đình
1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Đây là truyền thống lâu đời, một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người phương Đông. Từ lâu, con người tin rằng con người có linh hồn và thể xác, thể xác sẽ hóa thân vào vũ trụ nhưng linh hồn vẫn tồn tại nhớ về nơi ở cũ. Vì vậy, bổn phận con cháu phải luôn phụng sự, tưởng nhớ linh hồn, để ông bà phù trợ cho con cháu cuộc sống yên ổn, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.
“Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”
Thờ cúng tổ tiên, ông bà được xem là đạo lý làm người quan trọng, gần như một Tôn giáo – Đạo Ông Bà. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được bài trí khác nhau. Trên bàn thờ có chân dung người đã khuất, bát nhang, lọ hoa, đèn, gia đình khá giả thì có thêm đỉnh thờ. Người Việt rất coi trọng ngày giỗ ông bà, xem như thước đo của lòng hiếu thảo, đoàn tụ, giữ gìn dòng họ. Theo sự phát triển của xã hội, ai cũng có thể đứng ra tổ chức cúng giỗ cho ông bà, không phân biệt trai hay gái, không nhất thiết chỉ có con trai trưởng. Có những gia đình, con trai không chỉ thờ cúng cha, mẹ đẻ mà còn thờ cúng cả cha, mẹ vợ. Bên cạnh bàn thờ tổ tiên, tùy thuộc vào đối tượng theo tôn giáo nào thì có bàn thờ tôn giáo riêng.
2. Tín ngưỡng thờ các vị Thần
Thờ cúng các vị thần bảo vệ gia đình không hề xa lạ tại Việt Nam. Đối với người Việt, thờ ông bà ở gia đình là việc chính, được đặt ở giữa nhà, giữa ban thờ, nói lên ước vọng chính của gia đình. Các vị Thần như Quan Công, Cửu Thiên Huyền Nữ, Linh Sơn Thánh Mẫu, Thổ Địa, Thần Tài… sẽ bổ sung thêm những ước vọng khác của gia chủ. Thần Trời, thần Mặt Trăng, thần các Vì Sao, ông thần Sấm bà thần Sét, ông thần Bão bà thần Gió Lốc,.. là những vị thần gia bảo trong tín ngưỡng dân gian của một số vùng miền. Các thần bảo gia thường che chở cho gia chủ tránh khỏi sự phá rối của ma quỷ, ác thần, các rủi ro trong cuộc sống, gặp dữ hóa lành.
Tín ngưỡng thờ các vị Thần như Thổ Công, Thần tài được hầu hết gia đình thực hiện
3. Tín ngưỡng thờ cúng Tổ nghề
Thờ cúng tổ nghề nghiệp là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho người dân, thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo” đối với vị khai Sư. Tổ nghề còn gọi là Tổ sư, Thánh sư, Nghệ sư, là người phát minh, sáng lập, gây dựng nên một nghề hoặc là người đầu tiên đem nghề từ nơi khác truyền lại cho dân chúng trong vùng. Sau này, được đời sau tôn thờ như bậc Thánh. Các vị thần Tổ nghiệp thường được nhân dân thờ cúng như Nguyễn Diệu – tổ nghề dệt (người Thanh Hóa), Lê Công Hành – tổ nghề thêu (tên thật Trần Quốc Khái, người Hà Tây), Nguyễn Minh Không (Dương Không Lộ, người Thanh Hóa) – tổ nghề đúc đồng, tổ nghề gốm xứ là Hứa Vĩnh Kiều, Đào Trí Tiến, Lưu Phong Phú, Lê Hữu Trác, người Hưng Yên – tổ sư ngành y học dân tộc Việt Nam… Ngoài ra, ở Việt Nam còn có những tổ sư ngành nghề ở các địa phương khác nhau vẫn được người dân thờ phụng một cách tôn kính.
Hàng năm, có một ngày giỗ tổ sư là tổ nghề nghiệp. Người cùng nghề thường tập trung ở đền thờ chung hay ở cơ sở sản xuất, gia đình… bày bàn làm giỗ. Việc thờ cúng mang ý nghĩa nhớ ơn người khai sáng ra nghề nghiệp, đồng thời cầu xin tổ nghiệp phù hộ tay nghề ngày càng dày dặn, đông khách hàng.
4. Thờ cúng các danh nhân, người có công
Tín ngưỡng thờ các danh nhân, anh hùng lịch sử, liệt sỹ cách mạng là một nét đẹp văn hóa dân tộc, vừa là đạo lý truyền thống của người phương Đông “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Việc này thể hiện sự nhớ công ơn của những người đã chiến đấu, hy sinh trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Những vị Thần này phải kể tới như: Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần Hưng Đạo…. Gần đây, việc thờ cúng Bác Hồ khá phổ biến nhiều nơi ở cơ sở thờ tự của các tôn giáo và riêng từng gia đình.
=>> Bát hương thờ cúng đẹp nhất
Tín ngưỡng thờ cúng tại đền, miếu, đình làng
Ngoài thờ cúng tại gia, việc thờ thần Tổ nghề, Thánh sư, Tiên sư của một ngành nghề nào đó như: nghề mộc, nghề xây, nghề rèn, nghề làm muối, nghề chài lưới… cũng rất phổ biến ở các đình miếu. Mỗi một khu vực sẽ có những ngày lễ trọng đại, người dân cùng nhau tổ chức cúng tế, rước lễ các vị Thần với mong muốn “quốc thái dân an – mưa thuận gió hòa – dân cư an lạc”, mong vị Thần che chở cho dân làng khỏe mạnh, bình an, kinh tế phát triển, đất nước phồn vinh.
1. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng
Thờ Thành hoàng là tục thờ cúng của cư dân nông nghiệp của Việt Nam từ lâu. Vốn, tín ngưỡng này có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này du nhập tới Việt Nam đã kết hợp với văn hóa bản địa mà cho ra tín ngưỡng này. Thành hoàng làng có thể là nhiên thần hoặc nhân thần. Nhiên thần có thể là Thần Cây, Thần Sông, Thần Núi, thậm chí con vật…. Trong khi nhân thần lại có thể là các tổ nghề, anh hùng có công với dân hay các linh hồn chết thiêng. Đối với nhân dân, thần Thành hoàng làng là vị thần bảo hộ chung cho cả làng “Thành hoàng Bổn cảnh”. Thần ngự trị tại đình làng phù hộ cho dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xóm làng thịnh vượng. Người ăn ở hiền lương được thần độ trì, kẻ gian ác hung dữ sẽ bị trừng trị. Xét về mặt này thì thần Thành hoàng mang giá trị nhân văn, là vị thần hiện thân của kỷ cương, thưởng phạt phân minh.
Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng là một nét đẹp trong văn hóa người Việt
2. Tín ngưỡng thờ Mẫu
Việt Nam là một nước theo chế độ phụ hệ, tức là người đàn ông làm chủ gia đình. Tuy nhiên, vị trí người phụ nữ không vì thế mà bị hạ thấp. Tín ngưỡng thờ cúng các nữ thần đã xuất hiện từ nghìn năm trước đây. Các vị Nữ Thần nổi tiếng, được thờ phụng nhiều như Liễu Hạnh, Chúa Kho, Quan Âm Thị Kính,… Người Việt còn tiếp thu thần của các cư dân Khmer, Chăm, Hoa… làm cho việc thờ cúng phổ biến và phong phú hơn: Bà chúa Xứ, Thánh Mẫu Thiên Y A Na, Thiên Hậu, Thất Tinh nương nương, 12 bà Mụ, Ngũ Hành… Người Việt quan niệm rằng Thiên nhiên như Đức mẹ, con người chính là con của thiên nhiên. Vậy nên, người ta thờ cúng các nữ Thần để được Ngài che chở, bảo bọc, mang tới cuộc sống bình an.
3. Thờ cúng chúng sinh
Đây cũng là một tín ngưỡng được du nhập từ Quốc gia phía bắc. Vào mỗi dịp tháng 7 hàng năm, người Việt lại sắm sửa lễ vật dâng cúng gia tiên, bố mẹ, cúng chúng sinh, dạ quỷ. Thờ cúng cô hồn khá sớm và phổ biến, biểu thị lòng thương xót của người dân đối với những người chết trong cô quạnh, tha phương, chết bất đắc kỳ tử. Người ta tin rằng cô hồn thường phá khách, quấy phá nên phải thờ cúng. Tín ngưỡng này có thể cúng tại gia hoặc lập một am thờ cúng chung cho cả làng.
Tín ngưỡng dân gian là một trong những thành phần tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc tại Việt Nam. Những lễ nghi, phong tục, tâm linh, tín ngưỡng ảnh hưởng mật thiết đến đời sống hàng ngày của cộng đồng cư dân, nó phản ánh “niềm tin của con người vào một hiện tượng, sự vật ấy có tác động trở lại đối với cuộc sống của mỗi người và cộng đồng”. Bằng lòng tin tín ngưỡng, con người luôn hướng đến cái thiện, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, vị thành hoàng, tổ nghiệp, đồng thời đề cao chủ nghĩa nhân đạo làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình. Tín ngưỡng dân gian đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, là thành tố kết dính với truyền thống văn hóa của cộng đồng cư dân lại với nhau, góp phần làm cho nền văn hóa dân tộc thêm phong phú, đa dạng.
“Linh tinh tình phộc” – Lễ hội thuộc Tín ngưỡng Phồn thực tại Phú Thọ
Bảo Long – Đơn vị bán Đồ thờ cúng bằng đồng uy tín
Bảo Long là đơn vị uy tín chuyên sản xuất và chế tác đồ thờ bằng đồng. Ngày nay, các sản phẩm đồ đồng được nhiều gia đình ưa chuộng bởi tính thẩm mĩ, chất lượng hay tuổi thọ của vật phẩm. Các mẫu đồ thờ cúng tại công ty luôn đảm bảo về chất lượng và mĩ quan.
Chúng tôi với kinh nghiệm hơn 10 trong nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Cùng với hệ thống các nghệ nhân lành nghề, tài hoa. Gia chủ hoàn toàn yên tâm về chất lượng của đồ thờ. Ngoài ra, chúng tôi có thêm rất nhiều các mẫu sản phẩm khác như tượng đồng, tranh đồng hay đồ phong thủy bằng đồng. Để biết thêm chi tiết và được tư vấn tốt nhất, vui lòng liên hệ ngay Hotline.
ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG
Hotline: 0968.966.268