Các công ty chứng khoán tại Việt Nam – TOP 10 công ty uy tín

Những năm gần đây thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động rất sôi nổi, kéo theo đó là nhiều công ty chứng khoán đã được mở ra. Việc lựa chọn được một công ty chứng khoán uy tín là khó khăn đầu tiên mà nhà đầu tư sẽ gặp phải khi gia nhập thị trường. Để giúp mọi người tháo gỡ những khó khăn, trong bài viết này Sự Thật Chứng Khoán sẽ tổng hợp top các công ty chứng khoán tại Việt Nam. Hãy theo dõi trọn vẹn bài viết để chọn ra cho mình một công ty ưng ý nhất nhé!

Công ty chứng khoán là gì?

Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính hoạt động có đăng ký kinh doanh, có tư cách pháp nhân. Do đặc thù lĩnh vực, giấy phép kinh doanh của công ty chứng khoán sẽ do Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp phép. 

Các công ty chứng khoán sẽ có tư cách là thành viên trong Sở giao dịch chứng khoán, hoạt động kinh doanh chủ yếu bao gồm: Môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và tự doanh.

Dưới đây là quy định về vốn điều lệ của các công ty chứng khoán để được phép thực hiện kinh doanh một số dịch vụ nhất định:

Lĩnh vực dịch vụ

Yêu cầu lượng vốn điều lệ tối thiểu

Tư vấn đầu tư chứng khoán

10 tỷ đồng

Môi giới chứng khoán

25 tỷ đồng

Tự doanh chứng khoán

100 tỷ đồng

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

165 tỷ đồng

Tự doanh chứng khoán phái sinh

600 tỷ đồng

Môi giới chứng khoán phái sinh

800 tỷ đồng

Phát hành chứng quyền có bảo đảm

1000 tỷ đồng

Các công ty chứng khoán hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật chứng khoán và quy định của pháp luật, được lựa chọn hoạt động dưới dạng công ty TNHH hoặc công ty Cổ phần.

Một số đặc điểm của công ty chứng khoán:

  • Công ty chứng khoán là một

    tổ chức tài chính trung gian

    : Nghĩa là nó chỉ đóng vai trò dẫn vốn từ người muốn tham gia đầu tư tới nơi muốn nhận đầu tư. Các công ty này sẽ chịu trách nhiệm thu xếp các giao dịch của khách hàng và ăn hoa hồng trên mỗi giao dịch đó.

  • Công ty chứng khoán

    phải đạt đủ điều kiện yêu cầu

    mới được phép kinh doanh bao gồm: điều kiện về trụ sở làm việc, điều kiện về vốn điều lệ, điều kiện về cổ đông, điều kiện về nhân sự và điều kiện về cơ cấu vốn.

  • Mọi hoạt động của công ty sẽ bị

    kiểm soát chặt chẽ:

    Mọi hoạt động của công ty chứng khoán Việt Nam sẽ bị kiểm soát bởi Hiệp hội chứng khoán sở tại và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. 

  • Phần lớn các công ty chứng khoán hiện nay đều lấy hoạt động “tự doanh” làm nòng cốt phát triển.

5 tiêu chính đánh giá một công ty chứng khoán uy tín

Mỗi công ty chứng khoán đều có những mức phí, những chính sách ưu đãi khác nhau dành cho nhà đầu tư, bên cạnh đó các dịch vụ đi kèm  cũng hỗ trợ khác nhau.

1. Chi phí giao dịch

Khi giao dịch mua bán cổ phiếu bạn sẽ phải trả cho công ty chứng khoán 1 khoản tiền được gọi là chi phí giao dịch. Khoản chi phí này sẽ được công ty chứng khoán thu dựa trên tổng giá trị giao dịch trong ngày ở tài khoản chứng khoán của bạn. Khi bạn mở tài khoản ở những công ty có phí giao dịch thấp, bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoản tiền nho nhỏ trong khi đầu tư đấy.

bang phi giao dich

Giả sử trong ngày hôm đó tổng giao dịch của bạn là 2 tỷ đồng.

  • Nếu bạn mở tài khoản tại Công ty X với mức tỉ lệ 0,15% thì mức phí giao dịch của bạn được tính là: 2 tỷ đồng x 0,15% = 3 triệu

  • Nếu bạn mở tài khoản tại Công ty Y với mức phí tỉ lệ 0,35% thì giao dịch của bạn được tính là:2 tỷ  đồng x 0,35% = 7 triệu

Nếu tính sơ sơ thì bạn mất khá nhiều phí giao dịch cho Công ty Y hơn là Công ty X. Nhưng nếu bạn đầu tư với số vốn ít thì mức chênh lệch cũng không quá lớn, cỡ vài chục nghìn đồng. Còn nếu chúng ta tính cho hết cả năm thì số tiền mà bạn bị mất đi cũng không phải là nhỏ đâu nhé.

Rất dễ dàng để tra mức phí giao dịch của các công ty chứng khoán. Phí giao dịch của bạn sẽ được trích tiền hoa hồng cho các bạn môi giới ở công ty chứng khoán hỗ trợ nhà đầu tư. Bạn có thể tham khảo bảng thống kê mức phí giao dịch của các công ty chứng khoán phía bên trên để nắm rõ thông tin.

Lưu ý: Cái gì cũng có tính 2 mặt của nó, những công ty có phí giao dịch thấp và lãi vay rẻ để cạnh tranh thu hút khách hàng, nhưng đồng thời bạn phải kiểm tra cả về quy mô công ty. Có những công ty nếu quy mô nhỏ quá, khi bạn gửi vào đó số tiền vài tỷ đồng lúc rút ra có thể sẽ phải chờ 1 khoảng thời gian chứ không rút được ngay như các công ty có vốn hoá lớn.

2. Lãi vay Margin

Margin còn được gọi là đòn bẩy tài chính trong chứng khoán. Bạn có thể vay thêm tiền của công ty chứng khoán để mua thêm cổ phiếu.

Lãi Suất Vay Margin

Đòn bẩy trong đầu tư cũng sẽ góp phần cho việc kiếm tiền đạt được lợi nhuận cao hơn. Vì thế bạn cũng nên quan tâm đến lãi suất margin của các công ty chứng khoán.

Có thể hiểu rằng đây là bạn sẽ đi vay tiền của công ty chứng khoán để mua thêm cổ phiếu. Vì thế chi phí đi vay càng thấp thì sẽ càng tốt cho bạn mà thôi.

Mức lãi suất cho vay (còn được gọi là Margin) của các công ty chứng khoán được áp dụng theo ngày thường thì từ 0,038%-0,04%/tiền vay/ ngày. Giao động khoảng 11% – 14%/ năm.

Thực chất, việc sử dụng đòn bẩy chỉ hiệu quả khi lợi nhuận thực tế của bạn cao hơn mức lãi bạn phải trả và tất nhiên mức lãi vay càng thấp thì rủi ro càng được giảm

Lưu ý: Bạn chỉ nên dùng margin khi thị trường chứng khoán thật sự tốt để đầu tư, nếu bạn dùng margin trong trường hợp thị trường không tích cực thì bạn có thể sẽ mất đi tiền vốn và phải trả lãi vay đấy.

3. Hệ thống giao dịch của công ty chứng khoán

Có thể nói rằng phần mềm quan giao dịch là rất quan trọng. Phần mềm giao dịch không tốt sẽ ảnh hưởng đến cơ hội đặt lệnh mua bán đúng thời điểm của chính bạn. Hệ thống giao dịch của một công ty chứng khoán được đánh giá là tốt khi không gặp các lỗi cơ bản như gửi lệnh chậm, gửi lệnh không được, bị đứng khi đang giao dịch… Bên cạnh đó, hệ thống giao dịch phải dễ sử dụng, độ bảo mật cao, dễ nhìn, ổn định, ít lỗi, đặt lệnh mượt…

he thong giao dịch Vcbs

4. Nhân viên môi giới chuyên nghiệp

Nhân viên môi giới là bộ mặt của công ty chứng khoán tạo nên thương hiệu cho công ty. Môi giới càng chuyên nghiệp, nắm vững các kiến thức kinh tế thị trường, phân tích công ty, doanh nghiệp rõ ràng…. thì những lời khuyên tư vấn cho chính bạn càng chuẩn xác. Tất nhiên bạn sẽ phải mất thêm một khoản chi phí nhỏ khi nhờ đến sự trợ giúp của nhân viên môi giới. Nếu bạn đã biết đến một số nhân viên môi giới có tiếng thì hãy cân nhắc lựa chọn công ty môi giới mà nhân viên đó đang làm việc. 

nhan vien moi gioi chuyen nghiep

5. Báo cáo tài chính chất lượng

Bạn hãy phân tích kỹ lưỡng báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán trước khi quyết định lựa chọn giao dịch. Báo cáo tài chính ở mỗi công ty sẽ khác nhau rất nhiều về chất lượng, cách phân tích cũng như thông tin… Những công ty lớn và uy tín sẽ có riêng 1 bộ phận để viết báo cáo phân tích và gửi đến nhà đầu tư hằng ngày. Đội ngũ phân tích càng tốt, chuyên gia tài chính, chuyên môn cao thì báo cáo cho ra sẽ càng chuẩn xác, hiệu quả cho việc đầu tư của bạn.

Khi đọc các bài phân tích này, bạn sẽ có những góc nhìn chuyên sâu hơn về doanh nghiệp cũng như lên kế hoạch đầu tư vào doanh nghiệp. Bên cạnh đó bạn có thể học được chút ít và phân tích đánh giá được 1 doanh nghiệp như thế nào qua các báo cáo.

Thông tin chính xác

Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam

Dựa vào những tiêu chí chủ chốt như lãi suất, phí giao dịch, dịch vụ hỗ trợ… chúng tôi đã khảo sát và tổng hợp tới các bạn top 10 công ty chứng khoán lớn và uy tín nhất Việt Nam dưới đây.

1. Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VND)

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VND) được thành lập vào năm 2006 do Tập đoàn đầu tư tài chính IPA sáng lập. VNDIRECT được đánh giá là  một trong những công ty chứng khoán có dịch vụ uy tín nhất tại Việt Nam.

  • Tên tiếng anh: VNDirect Securities Corporation

  • Mã chứng khoán: VND

  • Nghiệp vụ kinh doanh: Tự doanh, Môi giới chứng khoán, Lưu ký chứng khoán, Tư vấn tài chính, Bảo lãnh phát hành và Quản lý danh mục đầu tư.

  • Ưu thế: Cho phép nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản online và nhận hợp đồng qua bưu điện. Triển khai cả ứng dụng và web để hỗ trợ người dùng thực hiện giao dịch nhanh chóng, bảo mật.

Với hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành VNDIRECT có chỗ đứng nhất định trong thị trường chứng khoán. Công ty này đứng đầu về thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn UPCOM, chiếm 9.66% thị phần trên sàn HNX và luôn nằm trong top 5 công ty có thị phần môi giới cổ phiếu trên cả nước.

he thong giao dich VND

2. Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS (VPBS)

Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS thành lập vào năm 2006, có tiền thân là Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

  • Tên tiếng anh: VPS Securities JSC

  • Mã chứng khoán: VPBS

  • Nghiệp vụ kinh doanh: Tự doanh, Môi giới chứng khoán, Tư vấn tài chính, Bảo lãnh phát hành và mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp.

  • Ưu thế: Tập trung phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao, có kiến thức chuyên môn để tư vấn khách hàng.

Công ty VPS được coi là một trong những công ty chứng khoán có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam. Tổng vốn điều lệ  của công ty này đã đạt ngưỡng 3.500 tỷ đồng vào tháng 6/2019 và quy mô tổng tài sản lên tới 10.274 tỷ đồng.

3. Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

Công ty CPCK Sài Gòn (SSI – HOSE) được thành lập từ năm 1999 là một trong những cây đại thụ mở đường cho sự phát triển của các công ty chứng khoán sau này.

  • Tên tiếng anh: Saigon Securities Inc

  • Mã chứng khoán: SSI – HOSE

  • Nghiệp vụ kinh doanh: Tự doanh, Dịch vụ chứng khoán khách hàng Cá nhân, khách hàng Tổ chức, Quản lý quỹ đầu tư, Ngân hàng đầu tư, Nguồn vốn và Kinh doanh tài chính.

  • Ưu thế:  Nhân lực dày dặn kinh nghiệm, tiềm lực tài chính hùng hậu, mạng lưới đối tác cả trong và ngoài nước.

Có thể nói SSI là công ty chứng khoán có giá trị thương hiệu và uy tín hàng đầu hiện nay. 

he thong giao dich SSI

4. Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC

)

Công ty CPCK Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) là công ty chứng khoán chuyên nghiệp, uy tín được thành lập từ năm 2003.

  • Tên tiếng anh: Ho Chi Minh City Securities Corporation

  • Mã chứng khoán: HCM – HOSE

  • Nghiệp vụ kinh doanh: Tự doanh, dịch vụ chứng khoán khách hàng Cá nhân, khách hàng Tổ chức, khách hàng doanh nghiệp.

  • Ưu thế: Không chỉ có những lợi thế của một doanh nghiệp hoạt động lâu năm. HSC còn có thế mạnh cộng hưởng từ hai tổ chức tài chính đứng hàng top tại Việt Nam là Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC)và Dragon Capital.

he thong giao dich HSC

5. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt được thành lập năm 2007, là doanh nghiệp chứng khoán đầu tiên cổ đông sáng lập là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.

  • Tên tiếng anh: Viet Capital Securities Joint Stock Company

  • Mã chứng khoán: VCI – HOSE

  • Nghiệp vụ kinh doanh: Tự doanh, môi giới khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức, ngân hàng đầu tư, nghiên cứu phân tích.

  • Ưu thế: Hệ thống giao dịch chỉn chu gồm V-Pro, V-WEB, V-Bond và VCI Mobile. Ngoài ra VCSC cũng là một trong những doanh nghiệp hoạt động lâu đời và tạo dựng được uy tín trong thị trường chứng khoán.

6. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS)

CTCP Chứng khoán FPT (tên viết tắt: FPTS) do Tập đoàn FPT thành lập năm 2007.

  • Tên tiếng anh: FPT Securities JSC

  • Mã chứng khoán: FTS – HOSE

  • Nghiệp vụ kinh doanh: Tự doanh, môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, lưu ký và quản lý cổ đông.

FPTS cũng là công ty có tiếng trong ngành đầu tư chứng khoán, luôn nằm trong top 10 những công ty có thị phần giá trị giao dịch lớn nhất tại 2 sàn HOSE và HNX.

7. Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS)

Công ty cổ phần Chứng khoán MB ra đời ngày 11/05/2000 với tên gọi ban đầu là công ty chứng khoán Thăng Long.

  • Tên tiếng anh: MB Securities JSC

  • Mã chứng khoán: MBS – HNX

  • Nghiệp vụ kinh doanh: môi giới chứng khoán, cho vay và cung cấp dịch vụ, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, lưu ký chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.

Nhìn chung MBS là một trong số những công ty có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Công ty hoạt động một cách uy tín, hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu. Trong năm 2020, thị phần môi giới chứng khoán của MBS lần lượt đạt top 6 trên sàn HOSE và top 7 trên sàn HNX. 

he thong giao dich mbs

8. Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt (TVSI

)

Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) được thành lập vào năm 2006 bởi  những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tài chính.

  • Tên tiếng Anh: Tan Viet Securities Joint Stock Company

  • Mã chứng khoán: TVSI

  • Nghiệp vụ kinh doanh: Môi giới chứng khoán, tự doanh, dịch vụ chứng khoán, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ tài chính, tư vấn tài chính doanh nghiệp.

TVSI đầu tư khá nhiều vào lĩnh vực công nghệ, phát triển các công cụ giao dịch trực tuyến thông minh để hỗ trợ khách hàng như iTrade Home,TVSI Mobile, iTrade Pro, iTrade Mobile ứng dụng trên cả điện thoại, máy tính, laptop và web.

 9. Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (MASVN)

Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset do tập đoàn Tài Chính Mirae Asset của Hàn Quốc thành lập vào năm 2007. Đến nay, MASVN là công ty chứng khoán có tổng vốn điều lệ cao thứ hai tại Việt Nam tương ứng với 5.455 tỷ đồng.

  • Tên tiếng anh: Mirae Asset Securities (Vietnam) Limited Liability Company

  • Mã chứng khoán: MIRAEASSET

  • Nghiệp vụ kinh doanh: Môi giới chứng khoán, tự doanh, dịch vụ chứng khoán, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ tài chính, tư vấn tài chính doanh nghiệp.

 10. Công ty chứng khoán kỹ thương (TCBS)

Công ty chứng khoán kỹ thương là công ty môi giới chứng khoán thuộc ngân hàng Techcombank. TCBS là công ty có lợi nhuận sau thuế cao nhất Việt Nam trong hai năm liên tiếp là 2019, 2020.

  • Tên tiếng anh: Techcom Securities

  • Mã chứng khoán: TCB

  • Nghiệp vụ kinh doanh: tập trung vào 3 mảng chính là đầu tư online, sản phẩm đầu tư và ngân hàng đầu tư.

Với tiềm lực kinh tế vững chãi và phương hướng hoạt động cụ thể TCBS được dự đoán là sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Kết luận

Việc lựa chọn một công ty chứng khoán uy tín để đầu tư là vô cùng quan trọng. Lựa chọn sai công ty có cơ sở hạ tầng dịch vụ kém thì hạn chế khả năng giao dịch của bạn, công ty thiếu uy tín dễ dàng bị đánh bật khỏi thị trường và ngưng hoạt động khi đó tiền đầu tư rất khó để lấy lại được. Hy vọng danh sách các công ty chứng khoán tại Việt Nam chúng tôi chia sẻ đã phần nào giúp nhà đầu tư lựa chọn được doanh nghiệp phù hợp nhất cho mình. Chúc bạn gặt hái nhiều thành công!