Các điều kiện giao hàng incoterm 2020? So sánh với incoterms 2010
Incoterms 2020 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2020 và có một số thay đổi chính so với Incoterms 2010. Ngoài một số thay đổi chính liên quan đến các điều kiện Thương mại quốc tế, Ủy ban soạn thảo Incoterms 2020 dự định sẽ đơn giản hóa các quy tắc, loại bỏ những từ ngữ và các cụm từ khó hiểu để những người xem Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính cũng có thể dễ dàng hiểu đúng các điều kiện Incoterms.
Nhìn chung, với việc điều chỉnh các điều kiện giao hàng incoterm 2020 bản mới nhất sẽ đảm bảo quyền lợi của đôi bên hơn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. RatracoSolutions Logistics chia sẻ đến quý bạn đọc thông tin chi tiết về các điều kiện giao hàng trong incoterm 2020, các điều kiện giao hàng incoterms 2010 cũng như so sánh sự khác nhau cơ bản giữa Incoterms 2010 với Incoterm 2020. Ngoài ra, thông tin dưới đây cũng chỉ rõ các thời điểm chuyển rủi ro trong Incoterms 2020 để bên bán và bên mua có sự chủ động hơn trong mọi trường hợp.
XEM THÊM
+ Vận tải Container bằng đường bộ giá rẻ 2023
+ Giá cược vận chuyển Container bằng đường sắt tốt nhất 2023
Mục lục bài viết
Các điều kiện giao hàng incoterm 2020 là gì?
Nếu bạn là người mới bắt đầu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài; hoặc đang có ý định chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch thì nên tìm hiểu về điều kiện Incoterms. Incoterms là từ viết tắt của cụm từ International Commerce Terms – tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương. Incoterms bao gồm các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi.
Điều kiện giao hàng của Incoterms là bộ các quy tắc quy định về địa điểm mà rủi ro được chuyển từ người bán sang cho người mua, tại đây người bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình và chuyển toàn bộ rủi ro đối với hàng hóa sang cho người mua. Dựa theo quy định về điều kiện giao hàng của Incoterms các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa trước đó, có thể xác định được trách nhiệm đối với hàng hóa bị hư hỏng, mất mát sẽ thuộc về ai.
Căn cứ vào Incoterms 2020, các điều kiện giao hàng Incoterm 2020 được chia thành 2 nhóm chính là 7 điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải và 4 điều kiện áp dụng cho phương thức vận tải biển và thủy nội bộ. Trong đó:
Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải:
- EXW – Ex Works – Giao tại xưởng;
- FCA – Free Carrier – Giao cho người chuyên chở;
- CPT – Carriage Paid To – Cước phí trả tới;
- CIP – Carriage and Insurance Paid To – Cước phí và bảo hiểm trả tới;
- DAT – Delivered At Terminal – Giao tại bến;
- DAP – Delivered At Place – Giao tại nơi đến;
- DDP – Delivered Duty Paid – Giao hàng đã nộp thuế.
Các điều kiện chỉ áp dụng cho phương thức vận tải biển và thủy nội bộ:
- FAS – Free Alongside Ship – Giao tại mạn tàu;
- FOB – Free On Board – Giao lên tàu;
- CFR – Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí;
- CIF – Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.
>>>Xem thêm: Incoterms là gì? Incoterms 2021 có gì thay đổi?
So sánh giữa Incoterm 2020 với Incoterms 2010
Loại bỏ các điều kiện: EXW, FAS và DDP
Nếu như ở Incoterms 2010 thì điều kiện EXW, FAS sẽ được áp dụng rộng rãi nhưng sang Incoterms 2020 đã không còn được áp dụng nhiều với các dịch vụ vận chuyển quốc tế. Thêm vào đó, sẽ có một số cách sử dụng của EXW và FAS sẽ mâu thuẫn với Bộ luật Hải quan mới của EU nên sẽ bị lược bỏ.
Cụ thể, ở điều kiện FAS (giao hàng dọc mạn tàu) sẽ được thay thế bằng điều kiện FCA, bởi vì bến tàu cùng thuộc trong cảng hàng hải. Đồng thời, điều kiện FAS tại Incoterms 2010 còn tồn tại nhiều điểm hạn chế, như trường hợp tàu chuyển hàng trễ, hàng hóa phải chờ ở bến trong vài ngày hay nhiều tình huồng tàu đến sớm bên bán chưa chuẩn bị hàng hóa,…chính những hạn chế này sẽ gây nhiều tổn thất cho hai bên.
So sánh Incoterm 2010 và 2020 khi tách DDP thành 2 điều kiện mới:
Trong quy định Incoterms 2020 thì điều kiện DDP trong Incoterms 2010 sẽ bị loại bỏ. Thay vào đó, 2 điều mới ra đời chính là DPP (Delivered at Place Paid – Giao tại nơi đến đã thông quan) và DTP (Delivered at Terminal Paid – Giao tại ga đến đã thông quan).
Trong đó, DTP được hiểu là điều kiện yêu cầu bên bán sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí liên quan tới vận tải và thông quan cho đến thời điểm hàng hóa được giao đến điểm chuyển đổi rủi ro có thể là cảng hàng không, cảng biển, ga tàu…Còn DPP là điều kiện yêu cầu bên bán sẽ chịu các chi phí liên quan tới vận tải, hải quan cho đến thời điểm hàng hóa được giao đến địa điểm đã thỏa thuận với bên mua mà không phải là các loại ga vận tải.
Mở rộng điều kiện FCA:
Khi so sánh Incoterm 2010 và 2020 sẽ thấy điều kiện FCA trong Incoterms 2010 đã được chia thành 2 điều kiện nhỏ trong Incoterms 2020 là FCA cho vận tải đường biển và FCA cho vận tải đường bộ.
Sửa đổi điều kiện FOB và CIF:
Trong Incoterms 2010 thì 2 điều kiện CIF và FOB sẽ được quy định không áp dụng trong vận tải hàng hóa bằng container. Trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện vận tải này sẽ được chuyển sang điều kiện khác là CIP và FCA. Còn trong Incoterms 2020 thì 2 điều kiện CIF và FOB sẽ được chuyển đổi thành điều kiện ICC. Với điều kiện này có thể áp dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện container.
So sánh incoterms 2010 và incoterms 2020 trong bổ sung điều khoản CNI:
CNI trong Incoterms 2020 là điều kiện về trách nhiệm, rủi ro được chuyển giao từ bên bán sang bên mua ngay tại cảng đi. Còn bên bán sẽ chịu trách nhiệm về bảo hiểm hàng hóa, còn bên mua chịu rủi ro từ thời điểm hàng hóa được giao đi.
Thay đổi trách nhiệm và nghĩa vụ trong điều kiện CIP/CIF:
Trong Incoterms 2010, bên bán chỉ mua bảo hiểm hàng hóa với mức tối thiểu theo điều kiện ICC (C), cùng với đó sẽ cho phép bên bán và bên mua thỏa thuận với nhau để nâng cao mức bảo hiểm. Nhưng trong Incoterms 2020 thì bên bán sẽ được quy định mức bảo hiểm tối thiểu tuân thủ điều kiện ICC (A), cũng như cho phép bên bán và mua thống nhất mua mức bảo hiểm thấp hơn.
Điều kiện DAT chuyển thành DPU:
Những điểm mới của incoterm 2020 so với 2010 thì điều kiện DAT sẽ được thay thế bằng điều kiện DPU. Đồng nghĩa với đó là bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm khi giao hàng, đồng thời việc chuyển giao rủi ro cho bên mua kể từ thời điểm mang xuống phương tiện vận tải ở địa điểm giao hàng đã chỉ định.
Incoterm 2020 là bản điều chỉnh phù hợp và đơn giản hóa các vấn đề còn tồn đọng của Incoterm 2010, vậy nên mục tiêu của Incoterm 2020 là đơn giản. Các thuật ngữ trong phiên bản 2020 này cũng sẽ được sử dụng dễ hiểu và đa dạng minh họa hơn cho người sử dụng.
Thời điểm chuyển rủi ro trong Incoterms 2020 khi nào?
Trong các điều kiện áp dụng cho vận tải biển và vận tải thủy nội địa:
Trong Incoterms 2020, thời điểm chuyển rủi ro được liệt kê một cách cụ thể trong từng điều kiện áp dụng cho vận tải biển và vận tải thủy nội địa, cụ thể:
- FOB: Giao hàng lên tàu có nghĩa là người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua lại hàng hóa đã được giao như vậy. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được xếp lên tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi;
- FAS: Giao hàng dọc mạn tàu có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu do người mua chỉ định (ví dụ đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giao hàng chỉ định. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa đang ở dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ thời điểm này;
- CIF: Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí có nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển giao khi hàng được giao lên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định. Người bán có nghĩa vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm những rủi ro của người mua nếu mất mát hư hỏng hàng hóa;
- CFR: Tiền hàng và cước phí có nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển giao khi hàng được giao lên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.
Trong điều kiện sử dụng cho một hoặc nhiều phương thức vận tải:
Trong Incoterms 2020, thời điểm chuyển rủi ro được liệt kê một cách cụ thể trong từng điều kiện sử dụng cho một hoặc nhiều phương thức vận tải, cụ thể:
- FCA: Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua bằng hai cách: Cách thứ nhất, khi mà nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng. Cách thứ hai, khi mà nơi giao hàng không phải cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống. Dù cho có giao hàng ở đâu, thì địa điểm giao hàng sẽ luôn là nơi mà rủi ro được chuyển giao cho người mua và kể từ thời điểm đó mọi chi phí sẽ do người mua chịu;
- EXW: Giao hàng tại xưởng có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua khi người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm được chỉ định (ví dụ nhà máy hoặc nhà kho, xưởng,…). Địa điểm được chỉ định này không nhất thiết phải là một cơ sở của người bán. Khi giao hàng, người bán không có nghĩa vụ phải xếp hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định tới lấy hàng, không phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu;
- CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới có nghĩa là hàng hóa và rủi ro được chuyển cho người mua khi người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa đến địa điểm được chỉ định. Ngoài ra người bán sẽ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa;
- CPT: Cước phí trả tới có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định;
- DPU: Giao hàng đã dỡ tại nơi đến có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua, đã dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định và dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải;
- DAP: Giao hàng tại nơi đến có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định;
- DDP: Giao hàng đã thông quan nhập khẩu có nghĩa là người bán giao hàng khi đã thông quan nhập khẩu cho hàng hỏa, đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để đỡ tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định.
Lưu ý khi áp dụng điều kiện giao hàng của Incoterms 2020 vào Hợp đồng mua bán
Dưới đây là những điều cần lưu ý khi áp dụng các điều kiện giao hàng incoterm 2020:
- Điều kiện giao hàng của Incoterms không có tính chất bắt buộc: Vì Incoterms không phải là Luật, đây chỉ là những tập quán thương mại, không buộc phải tuân theo trong mọi trường hợp, người áp dụng có thể sử dụng quy tắc về điều kiện giao hàng trong Incoterms để tham khảo cho việc mua bán quốc tế;
- Điều kiện giao hàng của Incoterms chỉ mang tính ràng buộc khi cả hai bên mua, bán thống nhất áp dụng và đưa vào bản Hợp đồng mua bán, khi đó các bên giao dịch có nghĩa vụ, trách nhiệm với những điều kiện này;
- Các điều kiện giao hàng của Incoterms có thể bị mất hiệu lực nếu trái với luật lệ của quốc gia hay vùng lãnh thổ tham gia mua bán;
- Giữ nguyên bản chất điều kiện cơ sở giao hàng: Trong quá trình thương thảo quyền lợi và trách nhiệm, tùy theo vị thế mạnh, yếu mà mỗi bên có thể đàm phán tăng thêm hay giảm bớt quyền lợi và trách nhiệm của mình nhưng tuyệt đối không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng.
Các quy tắc thương mại quy định trong Incoterms 2020 đã mang lại những hiệu quả tích cực cho các hoạt động thương mại mang tính quốc tế, cung cấp cho bên mua và bên bán nguồn có thể tham khảo và áp dụng trong đàm phán và ký kết hợp đồng. Việc hiểu rõ Incoterms 2020 là rất cần thiết để không mắc phải sai lầm ảnh hưởng đến giao dịch Thương mại Quốc tế.
Trên đây là chia sẻ chi tiết về các điều kiện giao hàng incoterm 2020 và thông tin liên quan mà các cá nhân, đơn vị cần phải nắm rõ. Điều kiện Incoterms 2010 đến 2020 đã có nhiều điểm đổi mới quan trọng, đảm bảo được quyền lợi của Bên bán và Bên mua trong Hợp đồng Thương mại Quốc tế, trong đó có nhiều điều kiện được chỉnh sửa, lược bỏ, tối ưu lại. Vậy nên, việc nắm rõ sự khác biệt giữa incoterm 2020 với incoterms 2010 là thực sự cần thiết, tránh ảnh hưởng đến quá trình mua bán, giao dịch Thương mại quốc tế.
Hoặc nếu bạn chưa hiểu hết về các điều kiện giao hàng incoterms 2010 thì có thể tìm đọc ở những tin bài trước mà RatracoSolutions Logistics đã đề cập để có sự hiểu biết nhất định về Incoterms qua từng giai đoạn, thời kỳ khác nhau nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc hiện tại của đơn vị mình. Liên hệ Hotline bên dưới khi bạn cần tư vấn và cung cấp trọn gói Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi Trong nước hoặc xuất nhập khẩu hàng Quốc tế.
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
TPHCM:
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 – 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0909 986 247 – 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 – 0909 986 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 – 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 – 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 – 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 – 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247
Liên hệ trực tuyến:
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!