Các dụng cụ đo lường điện phổ biến nhất hiện nay

Đo lường là hoạt động sử dụng các công cụ đo lường để đánh giá hay định lượng một giá trị nào đó. Mỗi kết quả đo lường được sẽ có đơn vị riêng biệt. Đo lường điện là phương pháp dùng các dụng cụ đo lường điện để xác định các đại lượng vật lý của dòng điện.

Thiết bị đo lường điện bao gồm những loại nào

Vì sao phải đo lường điện?

Đo lường điện là nhiệm vụ đòng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị điện cũng như hệ thống điện. Một số ứng dụng quan trọng cần sử dụng các dụng cụ đo lường điện như:

– Đo lường điện thường xuyên sẽ giúp phát hiện được sớm các sự cố, hư hỏng trong mạch điện, thiết bị. Nhờ đó mà nhanh chóng sửa chữa kịp thời các lỗi sai trong hệ thống điện. Tránh được các sự cố nghiêm trọng xảy ra gây thiệt hại to lớn về người và tài sản.

– Vai trò chính của đo lường điện là xác định chính xác các giá trị cần do. Từ đó giúp người dùng nắm bắt được các chỉ số của thiết bị điện, hệ thống điện.

– Hoạt động đo lường điện sẽ giúp bạn đánh giá được chất lượng của các thiết bị điện sau quá trình sản xuất.

– Cuối cùng, đo lường điện còn giúp bạn xác định được các thông số kỹ thuật của các thiết bị hoạt động bằng điện.

Dụng cụ đo điện phổ biến hiện nay

Thiết bị đo lường điện là những gì?

Như đã nói ở đầu bài, muốn đo lường điện chắc chắn bạn cần tới ít nhất một trong các dụng cụ đo lường điện. Vậy chúng bao gồm những thiết bị nào?

Trước hết, thiết bị đo điện chính là các dụng cụ đo đạc được những đặc tính của điện. Ví dụ như điện áp, điện trở, cường độ, hiệu điện thế…, những chỉ số quan trọng của hệ thống điện và thiết bị điện. Từ đó phát hiện nhanh sự bất ổn của nguồn điện và sửa chữa kịp thời.

Do vậy mà các dụng cụ này được sử dụng nhiều trong thực tế. Từ đo lường điện trong gia đình, cửa hàng đế sửa chữa điện tử, xưởng công nghiệp, cơ khí, phòng thí nghiệm điện, điện tử…

Cấu tạo của các dụng cụ đo lường điện

Các dụng cụ đo lường điện thường được cấu tạo bởi hai bộ phận chính, đó là cơ cấu đo và mạch đo. Cụ thể:

– Bộ phận cơ cấu đo: gồm có phần tĩnh và phần quay. Hai phần này sẽ tạo nên momen quay, giúp phần quay di chuyển với một góc quay tỉ lệ với đại lượng cần đo.

– Mạch đo: đây là phần nối giữa cơ cấu đo và đại lượng đo. Mạch đi sẽ được tính toán phù hợp với đại lượng cần đo và thang đo của dụng cụ đó.

Ngoài ra, một số thiết bị đo điện còn có thêm các bộ phận khác như:

  • Bộ phận cản dịu giúp kim đo nhanh chóng và ổn định

  • Kim chỉ thị

  • Mặt số

  • Lò xo phản tạo momen hãm

Phân loại thiết bị đo lường điện

Trên thị trường hiện nay, thiết bị đo điện có rất nhiều loại khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ phân loại chúng dựa theo nguyên lý làm việc và dựa theo chức năng.

Phân loại các dụng cụ đo lường điện

Phân loại dựa trên nguyên lý làm việc có:

– Dụng cụ đo điện kiểu điện từ

– Dụng cụ đo điện kiểu động

– Dụng cụ đo điện kiểu cảm ứng

– Dụng cụ đo điện kiểu từ điện

Phân loại dựa trên chức năng thì có:

– Dụng cụ đo điện năng: công tơ điện

– Dụng cụ đo điện áp: vôn kế

– Dụng cụ đo dòng điện: ampe kế

– Dụng cụ đo công suất: Oát kế

– Dụng cụ đo điện trở: Ôm kế

Tuy nhiên, hiện nay người dùng rất ưa chuộng các dụng cụ đo lường điện đa năng. Điển hình như ampe kìm, đồng hồ vạn năng, đồng hồ đo điện trở cách điện, máy đo LCR, máy đo an toàn điện…

Những thiết bị này sẽ giúp bạn đo đạc điện một cách nhanh chóng, tiện lợi mà độ chính xác lại cao.

Những thiết bị đo lường điện phổ biến hiện nay

Để giúp bạn hiểu thêm về các dụng cụ, thiết bị đo lường điện, bài viết sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về các thiết bị đo lường điện phổ biến hiện nay.

Ampe kìm

Ampe kìm là dụng cụ cầm tay chuyên dùng để đo và kiểm tra các hệ thống, thiết bị điện. Bạn chỉ cần kẹp kìm qua dây dẫn là có thể biết được các chỉ số dòng điện. Đây được xem là máy đo đa năng, có thể đo dòng điện, tần số, điện số, điện áp… với dải đo lớn. Các ampe kìm đều cho kết quả đo nhanh chóng và độ chính xác cao. Không chỉ vậy, một số dòng ampe kìm còn có các chức năng thông minh khác như: đo nhiệt độ, kiểm tra dẫn điện, thông mạch…

Dụng cụ đo lường điện Ampe kìm

 

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm ampe kìm phổ biến hiện nay như:

  • Ampe kìm đo dòng Kyoritsu 2200

  • Ampe kìm Hioki 3280-10F Nhật

  • Ampe kìm dòng AC Sanwa DCM60R

  • Ampe kìm dòng điện tử AC Pro’skit MT-3266

  • Ampe kìm Fluke 376

  • Ampe kìm Fluke 323 True – RMS

  • Ampe kìm Fluke 902

  • Ampe kìm AC/DC Hioki 3287

Đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng là một trong các dụng cụ đo lường điện kết hợp nhiều chức năng. Máy có thể đo được điện áp (Volt), dòng điện (cường độ dòng điện – Ampe) và điện trở (Ohm). Một vài dòng máy cao cấp còn sở hữu các tính năng khác như: đo điện trở, tần số, tụ điện, kiểm tra diode, thông mạch…

Dụng cụ đo lường điện - Đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng giúp bạn đo các chỉ số về điện nhanh chóng, tiện lợi, cho kết quả chuẩn xác. Một số dòng đồng hồ vạn năng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

  • Đồng hồ đa năng KYORITSU 1009

  • Đồng hồ đo đa năng HIOKI 3244-60

  • Đồng hồ đa năng ProsKit MT-2017

  • Đồng hồ vạn năng Samwa YX-960TR

  • Đồng hồ đa năng điện tử mini bỏ túi FLUKE 101

  • Đồng hồ đo điện đa năng Zoyi ZT-102

Máy đo điện trở cách điện

Máy đo điện trở cách điện cũng là một thiết bị đo điện phổ biến. Máy này còn được gọi là đồng hồ đo điện trở cách điện. Thực chất, đây là một ôm kế đặc biệt. Sản phẩm dùng điện áp một chiều DC có giá trị cao để đo điện trở của vật liệu hoặc dùng để kiểm tra khả năng cách điện của vật liệu.

Nhờ vậy khi sử dụng thiết bị, người dùng sẽ xác định được khả năng rò rỉ dòng điện, giảm các nguy cơ xảy ra điện giật, chập, cháy…

Đồng hồ đo điện trở cách điện Hioki 3490

Một số model đồng hồ đo điện trở cách điện chất lượng:

  • Đồng hồ đo điện trở cách điện Kyoritsu 3166

  • Thiết bị megomet Kyoritsu 3005A

  • Đồng hồ đo điện trở cách điện Kyoritsu 3165

  • Đồng hồ đo điện trở cách điện Kyoritsu 3022

  • Đồng hồ đo điện trở vạn năng Hioki IR4056-21

Máy đo LCR

Đây cũng là một trong các dụng cụ đo lường điện khá phổ biến hiện nay. Sản phẩm chuyên dụng để kiểm tra các thông số của linh kiện như: cuộn cảm (L), điện trở (R), cảm kháng (C). Ngoài ra, các dòng máy LCR cao cấp còn được tích hợp thêm các tính năng như: đo điện áp, đo tần số, đo đi-ốt, đo Z, Y…

Máy đo LCR Hioki 3511-50

Máy đo LCR chủ yếu được dùng trong các nhà máy, phòng thí nghiệm. Mục đích để kiểm tra và sửa chữa các linh kiện điện tử.

  • Máy đo LCR dạng cầm tay GWInstek LCR-900

  • LCR Meter Extech 380193

  • Nhíp đo LCR – LCR Research Elite 2

  • LCR Meter Hioki IM3533

  • LCR Meter GWInstek LCR-8200

  • LCR Meter Keysight E4980AL

Máy đo an toàn điện

Máy đo an toàn điện là các thiết bị chuyên dụng kiểm tra độ an toàn cho hệ thống điện. Các loại máy phổ biến như: máy kiểm tra cách điện, máy kiểm tra biến áp – động cơ điện, máy kiểm tra dòng rò, máy kiểm tra Hipot Tester…

Thiết bị kiểm tra an toàn điện

  • Máy kiểm tra hệ thống điện Extech CT80

  • Máy kiểm tra hệ thống dây điện Extech CB10.

  • Thiết bị kiểm tra lắp đặt điện Fluke 1664 FC

  • Máy kiểm tra lắp đặt đa năng Fluke 1663

  • Máy kiểm tra thiết bị cầm tay Fluke 6500-2

  • Máy kiểm tra an toàn điện PAT Fluke 6200-2

Như vậy, bài viết hôm nay đã cung cấp thông tin chi tiết về các dụng cụ đo lường điện cho bạn tham khảo. Nếu có nhu cầu sử dụng các thiết bị đo lường điện chuyên dụng, vui lòng liên hệ Hotline bên dưới để được tư vấn. Công ty TNHH TM DV TKTech là đơn vị chuyên phân phối các dụng cụ đo lường điện chính hãng, chất lượng, giá tốt nhất hiện nay.