Các kiểu đấu nối của chống sét lan truyền (SPD) trong mạng điện hạ áp kiểu nối đất TT, TN, IT

Các kiểu đấu nối của chống sét lan truyền (SPD) trong mạng điện hạ áp kiểu nối đất TT, TN, IT

Lắp đặt, đấu nối thiết bị chống sét lan truyền (SPD) đúng quy chuẩn theo loại mạng cung cấp điện là vô cùng quan trọng, quyết định đến việc hoạt động chính xác, hiệu quả bảo vệ của SPD cũng như đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khác của mỗi loại mạng điện. Để biết được cách lắp đặt của SPD trên mạng điện phù hợp, chúng ta cần phải nắm rõ 2 vấn đề liên quan đến kiểu nối đất của mạng hạ áp cần được bảo vệ:

  • Mạng điện hạ áp mà SPD sẽ được lắp đặt là dạng ITTT hay TN ? (xem Các kiểu nối đất Mạng điện hạ áp TT, IT, TN-C-S và chống sét )
  • Protection modes (Kiểu bảo vệ / Kiểu đấu nối) của SPD nào là phù hợp ?

Trong catalog hoặc datasheet thiết bị chống sét AC, chống sét DC, các nhà sản xuất như RAYCAP, NOARK luôn ghi rõ mỗi model sẽ sử dụng cho mạng điện nào, kiểu bảo vệ thích hợp để người dùng chọn loai phù hợp. Do vậy, trước khi chọn sản phẩm, chúng ta phải nắm rõ các thông số kỹ thuật đã chỉ định để đảm bảo an toàn và hiệu quả bảo vệ được tốt nhất.

 

 

I. Protection modes – kiểu bảo vệ / kiểu đấu nối của SPD

Khi tìm hiểu các thông số kỹ thuật để chọn lựa thiết bị chống sét lan truyền (SPD) cho hệ thống điện, các kỹ thuật viên cũng như người dùng thường chú ý các thông số: mạng điện (1 pha / 3 pha), điện áp làm việc, khả năng cắt sét, điện áp dư, … tuy nhiên có 1 thông số cũng rất quan trọng, quyết định đến việc hoạt động chính xác, hiệu quả bảo vệ của SPD nhưng ít được quan tâm đó là: “Protection Modes” (nghĩa tiếng Việt: Kiểu bảo vệ hoặc Kiểu đấu nối).

Ý nghĩa của “Protection Modes”: cho biết cách lắp đặt (kiểu đấu nối) của SPD trên mạng điện. Protection Modes cũng giúp nhận biết loại SPD này phù hợp lắp đặt cho kiểu mạng điện nào: IT, TT hay TN vì mỗi mạng điện theo quy chuẩn sẽ cho phép áp dụng Protection Modes nhất định.

Protection Modes có 2 loại:

1- Common Mode hay còn gọi là đồng hướng: bảo vệ giữa L-PE và N-PE. SPD sẽ được đấu nối giữa từng dây pha (L) với dây bảo vệ chính (PE) và giữa dây trung tính (N) với dây bảo vệ chính (PE).

SPD: Thiết bị chống sét lan truyền.

F: Thiết bị bảo vệ, vd: cầu chì, MCB,… do nhà sản xuất thiết bị chống sét chỉ định

2- Differential Mode hay còn gọi là lệch hướng hoặc chồng hướng: bảo vệ giữa L-N và N-PE. SPD sẽ được đấu nối giữa từng dây pha (L) với dây trung tính (N), và giữa dây trung tính (N) với dây bảo vệ chính (dây PE).

Các nhà sản xuất ngoài thông số “Protection Modes” cũng đưa ra thông số “AC system” hoặc “System Compatibility” (nghĩa tiếng Việt: Hệ thống điện thích hợp) chỉ rõ SPD này được lắp đặt cho kiểu mạng điện nào: IT, TT hay TN.

Một số SPD có Protection Modes là “All modes”: có nghĩa là SPD này phối hợp tất cả các kiểu bảo vệ: L-N, L-PE và N-PE. 

II. Chọn kiểu bảo vệ theo hệ thống điện

Các sản phẩm thiết bị cắt sét của Raycap, Noark Electric hay các nhà sản xuất khác đều nêu rõ các SPD đó được lắp đặt theo bảo vệ kiểu nào đề phù hợp với mạng điện nào đó, người sử dụng cần phải quan tâm đến yêu cầu này để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và an toàn điện được bảo đảm.

  1. Kiểu bảo vệ cho mạng điện TT

Áp dụng Protection Modes kiểu 2: L-N & N-PE. SPD sẽ được đấu nối giữa từng dây pha (L) với dây trung tính (N), và giữa dây trung tính (N) với dây bảo vệ chính (dây PE).

 

 

  1. Kiểu bảo vệ cho mạng điện TN

    2.1. Với mạng điện TN-C

   Áp dụng Protection Modes kiểu 1: L-PE. SPD sẽ được đấu nối giữa từng dây pha (L) với dây bảo vệ chính (PE).

 

2.2 Với mạng điện TN-S

Áp dụng cả 2 kiểu Protection Modes 1 & 2:

– Kiểu 1: kiểu bảo vệ L-PE & N-PE : SPD sẽ được đấu nối giữa từng dây pha (L) với dây bảo vệ chính (PE) và giữa dây trung tính (N) với dây bảo vệ chính (PE).