Các kiểu mái nhà đẹp, hiện đại phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam
Mái nhà là một thành phần cực kỳ quan trọng quyết định phần lớn tới tính thẩm mỹ tổng thể trong kiến trúc nhà cửa. Không những thế, một mái nhà được thiết kế chuẩn sẽ tạo nên sự thoải mái cho cả gia chủ sống trong không gian ấy và cả những người thợ sửa chữa, bảo dưỡng sau này.
Nó giống như một lớp khiên bảo vệ ngôi nhà trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên như: Mưa, nắng, bụi, độ ẩm… mà ít có thành phần kết cấu nào trong xây dựng có thể đảm nhận trọn vẹn được vai trò này.
Nếu bạn đang có ý định xây nên một nơi cư ngụ cho gia đình của mình, thì Bảo Sơn khuyên ít nhiều phải tìm hiểu xem hiện nay có bao nhiêu loại mái nhà được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, ưu nhược điểm của mỗi loại là như thế nào, có phù hợp với quy định của bộ xây dựng và tổng kiến trúc tổng thể xung quanh hay không rồi từ đó đối chiếu với ngân sách hiện có để đưa ra quyết định chính xác.
Bài viết này giống như một cẩm nang toàn tập, giúp bạn có cái nhìn bao quát nhất về các các mẫu mái nhà đẹp, hiện đại.
Mái nhà là gì? Bao gồm những thành phần nào?
Khái niệm cơ bản
Hiểu một cách đơn giản, mái nhà là bộ phận thường được đặt ở phía trên cùng của một ngôi nhà giúp che phủ các cấu kiện khác. Với khả năng cách nhiệt và chống thấm tốt, nó được thiết kế với chức năng chính là bảo vệ ngôi nhà trước các ảnh hưởng của thời tiết.
Nếu bạn quan sát những công trình nhà cửa ở khu vực bạn sinh sống rất dễ bắt gặp hình ảnh những mái nhà dưới dạng hình khối chóp nhiều cạnh hoặc đơn giản hơn là chỉ là một mặt phẳng hoặc dạng vòm cong.
Tại các quốc giá phương tây, mái nhà còn có thêm chức năng làm ống thoát khói cho các lò sưởi, bệ đỡ chịu lực khi tuyết rơi.
Thành phần chính của mái nhà
Một mái nhà tiêu chuẩn phải hội tụ đầy đủ 2 thành phần sau:
-
Thành phần kết cấu chịu lực: Là tên gọi tổng thể của các thành phần có thể bao gồm: cầu phong, vỉ kèo, bán kèo, xà gồ, tường thu hồi, lớp giằng chống chịu lực. Các thành phần này đảm nhận việc chống chịu sức nặng của chính nó(tải trọng tĩnh) và các tác động của ngoại lực (tải trọng động).
-
Thành phần kết cấu bao phủ: Hay còn gọi là lớp lợp, được ốp lên trên kết cấu chịu lực có thể được làm bằng các vật liệu như: Li tô, ngói, tấm phipro ximang, tôn kim loại. Thành phần này tối thiểu phải chống được mưa/nắng, thấm, cách nhiệt…
Phân loại mái nhà
Phân loại theo thiết kế
Mục lục bài viết
1. Mái bằng
Chất liệu chủ đạo là bê tông, kiểu mái này thường xuất hiện ở các nước phương tây, những ngôi nhà cấp 4 nhỏ gọn thường kết hợp với loại mái này để trông có vẻ hiện đại hơn.
Ưu điểm của nhà mái bằng là khả năng chịu lực cao, chống cháy, chống nóng tốt, ngôi nhà có mái bằng trở thành một khối liên kết tổng thể vững chãi.
Đơn vị thi công và chủ nhà cần phải chú ý đặc biệt tới phần chống thấm vì loại mái này khả năng thoát nước là khá chậm khi có độ nghiêng chỉ từ 5% đến 8% nên nước dễ bị ngấm vào các thành phần khác bên dưới và tạo nên các vết ẩm mốc loang lổ rất xấu.
Việc thiết kế nhà mái bằng cũng đồng nghĩa với tổng khối lượng phần trên của ngôi nhà cũng tăng lên đáng kể dó đó phần móng và các kết cấu chịu lực khác của cả ngôi nhà cần phải được tính toán kỹ lưỡng nếu không việc xuất hiện các khe nứt trên tường là điều hiển nhiên.
2. Mái có độ nghiêng (mái dốc)
Đây là loại mái phổ biến nhất tại Viêt Nam, loại mái này có thể bao gồm nhiều hơn 2 mái được thiết kế theo kiểu đối xứng hoặc kiểu lệch(mái thái) đôi khi nó chỉ là một mặt phẳng có độ nghiêng lớn. Mái dốc thường được sử dụng trong thiết kế biệt thự là loại công trình cần có điểm nhấn, sang trọng & bề thế.
3. Mái vòm
Rất hiếm để bạn bắt găp những ngôi nhà mái vòm, nó thường xuất hiện trên phim ảnh, tivi, sách báo là nhiều hơn cụ thể là những tòa lâu đài cổ kính ở phương tây. Mái vòm thỉnh thoảng cũng được kết hợp đan xen với các loại mái nhà khác để mang lại sự phá cách.
Phân loại theo nguyên vật liệu cấu thành
1. Mái ngói
Là loại mái truyền thống được sử dụng từ rất lâu đời tại Việt Nam, trải qua dòng lịch sử nóc nhà ngói hiện nay không chỉ làm bằng đất nung mà còn nhiều biến thể về nguyên vật liệu khác như nhựa hoặc hợp kim, nhưng nhìn chung kiểu dáng của từng viên ngói cũng không có khác biệt nhiều.
Nếu muốn ngôi nhà của mình có phong cách cổ kính thì mái ngói chính là sự lựa chọn hàng đầu cho gia chủ, loại mái này là sự chắp vá của nhiều viên ngói nên khi thi công cần phải thật cẩn thận trong khâu lợp ngói, tránh để xuất hiện những khe hở.
2. Mái bê tông cốt thép
Loại mái này có thể được xem như mái bằng mà chúng tôi nêu ở trên, nó được sử dụng ít hơn do tính đặc thù và những yêu cầu khác về tổng thể công trình.
3. Mái tole (tôn)
Bền, nhẹ, thi công nhanh, giá rẻ, đa dạng mẫu mã và chủng loại là ưu điểm mà mái tôn có được, đó là lý do tại sao hơn 50% các ngôi nhà ở Việt Nam đều sử dụng mái tôn.
4. Mái làm bằng vật liệu trong suốt
Kính hoặc nhựa là loại vật liệu chủ đạo trong các kiểu mái nhà hiện đại trong suốt này, đôi khi sự kín đáo lại không được sử dụng hoàn toàn trong tất cả các thiết kế. Gia chủ của ngôi nhà mong muốn không gian sống tràn ngập ánh sáng tự nhiên vì thế những vật liệu làm mái nhà cho khả năng truyền dẫn ánh sáng chiếu qua là một quyết định không tệ chút nào.
Giếng trời là một trong những ví dụ điển hình nhất về loại mái nhà trong suốt. Không chỉ đáp ứng về nguồn sáng, dân gian còn có một số quan niệm về phong thủy khác dành riêng cho loại mái này.
5. Nguyên liệu từ thiên nhiên
Loại mái nhà này thường thấy ở các gian nhà cổ xưa với phần mái được thiết kế bằng gỗ, tre, nứa thậm chí là đất và rơm… ngày nay nó chỉ còn xuất hiện nhiều trong những khu du lịch sinh thái, bảo tàng, home stay… Vật liệu là thô sơ nhưng chi phí để thi công loại mái có nguyên liệu từ thiên nhiên cũng vô chừng vì tính cầu kỳ trong thiết kế và nguyên liệu có thể là các loại lâm sản quý.
Xem thêm:
==>> Căn hộ 25m2 với gác xếp thông minh cực ấn tượng
==>> Căn hộ 65m2 đẹp như những căn resort miền biển của đôi uyên ương trẻ
==>> Căn hộ dễ thương, sang trọng với 2 màu đen trắng