Các loại bằng lái xe ô tô – Thông tin hữu ích cho người mới bắt đầu

Các loại bằng lái xe ô tô – Thông tin hữu ích cho người mới bắt đầu

Có mấy loại bằng lái xe ô tô hiện nay vẫn đang là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những ai bắt đầu tìm hiểu về giao thông. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích về các loại bằng lái xe ô tô cho mình.

Việc phân loại các hạng xe ô tô sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, sẽ dựa theo các tiêu chí như: công suất động cơ ô tô; công dụng của xe cơ giới, tải trọng…

Bằng lái xe ô tô hạng B1

Bằng lái xe B1 là bằng được cấp cho những người lái xe nhằm phục vụ cho mục đích thông thường, như việc lái xe đi làm đi chơi hàng ngày. Người sở hữu bằng B1 không thể lái taxi hay xe du lịch với mục đích kinh doanh thương mại.

>> Kinh nghiệm thi bằng lái xe B1 <<

Bằng lái B1 cho phép người lái có thể lái những dòng xe có tổng số ghế ngồi dưới 9 ghế, bao gồm ghế của người lái. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lái những loại ô tô tải và xe kéo rơ móc có trọng lượng dưới 3500kg. Thời hạn của bằng B1 là 10 năm và chỉ áp dụng với những dòng xe số tự động.

Cac-loai-bang-lai-xe-oto_1

Các loại bằng lái xe ô tô hiện nay

Bằng lái xe ô tô B2

Bằng lái hạng B2 là một trong các loại bằng lái xe ô tô phổ biến nhất hiện nay. Bằng lái B2 sẽ cho phép tài xế điều khiển các dòng xe thuộc dòng ô tô số sàn, dưới 9 chỗ ngồi. Các dòng xe tải và đầu kéo móc rơ trọng tải dưới 3500kg đều được. Khác với bằng lái ô tô hạng B1, người điều khiển xe sở hữu bằng B2 sẽ có quyền sử dụng xe để kinh doanh thương mại.

>> 11 bài thi sa hình B2 <<

Hiện nay thì hầu hết mọi người đều sẽ lựa chọn học và thi cấp bằng lái xe B2 thay vì bằng B1. Sở dĩ như vậy là vì chi phí học và thi như nhau, quyền sử dụng và thời hạn bằng B2 cũng cao hơn so với bằng B1.

Với các loại bằng lái xe ô tô hạng B thì người học đều phải đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng những điều kiện nghiêm ngặt về sức khỏe.

>> Bằng B2 là gì? Kinh nghiệm thi bằng lái Ô tô B2 <<

Bằng lái xe hạng C

Sở hữu giấy phép lái xe ô tô hạng C sẽ cho phép bạn điều khiển các dòng xe như ở hạng B2, các dòng xe tải, đầu kéo rơ mooc lớn hơn 3500kg. Có thể thấy, bằng lái xe hạng C có thể lái được hầu hết các dòng xe tải, trừ xe container. Thời hạn sử dụng bằng lái xe ô tô hạng C là 3 năm, khi hết hạn phải đổi lại bằng lái và có thể học trực tiếp. Ngoài ra thì bạn cũng có thể lựa chọn cách thức nâng dấu từ bằng B2 lên bằng hạng C.

Học viên muốn học và thi bằng lái xe hạng C phải đủ 21 tuổi trở lên tính đến ngày thi sát hạch. Thời gian tính từ lúc nộp hồ sơ đến ngày thi sát hạch là 5 tháng. Nếu so với bằng B2 thì bằng hạng C cũng không quá khó khăn hơn là bao.

>> Lưu ý khi thi bằng lái xe Ô tô hạng C <<

Cac-loai-bang-lai-xe-oto_2

Độ khó bài thi sẽ tăng theo thứ hạng

Bằng lái xe ô tô hạng D

Bằng lái hạng D cho phép người sử dụng lái các dòng xe thuộc hạng B, C và các dòng xe ô tô sức chứa từ 10 – 30 người. Do quyền sử dụng cao hơn vậy nên để sở hữu giấy phép lái xe ô tô hạng D, học viên cũng cần phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn.

Người học không thể học trực tiếp bằng lái hạng D, mà phải thông qua quá trình thăng hạng từ hạng B hoặc C để lên hạng D. Do đó, yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm lái xe ô tô từ 3 đến 5 năm. Độ tuổi cho phép cấp bằng lái hạng D là 24 tuổi, người lái phải có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên. 

Ngoài ra thì học viên cũng cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sức khỏe khác.

>> Lái xe 4 bánh – Học bằng lái Ô tô và những điều cần biết <<

Bằng lái hạng E

Bằng lái xe ô tô hạng E cho phép bạn lái những dòng xe đã được quy định trong hạng B, C, D, kèm theo đó là các dòng xe ô tô có sức chứa trên 30 chỗ ngồi. Cùng giống như bằng lái hạng D, người học không thể học trực tiếp luôn hạng E, mà phải qua quá trình nâng hạng từ B, C, D lên và kèm theo 1 số điều kiện. Cụ thể:

  • Nâng từ hạng D lên E: người học phải có thời gian hành nghề từ 3 năm trở lên và 50.000km lái xe an toàn

  • Nâng từ B2, C: người học phải có thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên và 100.000km lái xe an toàn

Muốn đăng ký học và thi bằng lái hạng E, học viên cần có bằng chứng nhận trình độ từ trung học cơ sở trở lên và giấy khám sức khỏe toàn diện của Bộ Y tế.

Bằng lái xe hạng F

Với hạng F, bạn có thể điều khiển các loại xe ô tô tương ứng xe kéo rơ mooc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, ô tô khách nối toa.

Bằng lái xe ô tô hạng F sẽ được chia thành nhiều hạng nhỏ hơn, cụ thể:

  • FB2: được cấp cho người đã sở hữu bằng lái hạng B2 có kéo rơ mooc và điều khiển các dòng xe hạng B

  • FC: được cấp cho người đã sở hữu bằng lái hạng C có kéo rơ mooc và các dòng xe hạng B, C và FB2

  • FD: được cấp cho người đã sở hữu bằng lái hạng D có kéo rơ mooc và các dòng xe quy định cho hạng B, C, D và FB2

  • FE: được cấp cho người đã sở hữu bằng lái hạng E và các dòng xe quy định cho hạng B, C, D, E, FB2 và FD

Trên đây là toàn bộ các loại bằng lái xe tô tô theo quy định của pháp luật hiện nay. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn. Với những bạn đang có ý định thi bằng lái Ô tô, xem video trả lời những câu hỏi thường gặp:

Xem thêm: Bằng lái xe Ô tô quốc tế và những thông tin cần biết