Các loại gỗ công nghiệp phổ biến – ứng dụng của từng loại trong nội thất – CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT THUẬN PHÁT
Gỗ công nghiệp hiện nay là một trong những vật liệu thay thế cho gỗ tự nhiên hiện nay, bởi giá thành tốt và đa dạng mẫu mã nên gỗ công nghiệp được rất nhiều gia đình lựa chọn . Vậy gỗ công nghiệp là gì? Có những loại nào? Ứng dụng của từng loại gỗ công nghiệp là gì? Hãy cùng Nội Thất Thuận Phát tìm hiểu về các loại ván gỗ công nghiệp thông dụng nhất hiện nay và ứng dụng phù hợp nhất của chúng.
6 loại cốt gỗ công nghiệp thường gặp
1. Thế nào là gỗ công nghiệp? Cấu tạo
Gỗ công nghiệp (Wood – Based Panel) là loại gỗ được làm từ gỗ vụn kết hợp với keo chuyên dụng để làm thành tấm gỗ lớn. Gỗ công nghiệp thường được làm từ các nguyên liệu gỗ thừa, hoặc tận dụng ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.
Các tấm gỗ công nghiệp hoàn thiện mà chúng ta thường thấy trong những ứng dụng thường gặp sẽ bao gồm: tấm cốt gỗ + bề mặt phủ để tạo tính thẩm mỹ.
Mục lục bài viết
2. Các loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường và ứng dụng
3.1 Gỗ ván dăm
Có 2 loại ván dăm thường gặp là:
– Ván dăm Okal là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần là các dăm gỗ, chất kết dính và các thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…) được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
Chúng ta thường biết ván Okal dưới dạng MFC là từ viết tắt của “Melamine Faced Chipboard”, được hiểu là dạng ván gỗ dăm phủ Melamine trên bề mặt.
– Ván dăm định hướng OSB (Oriented Strand Board) là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần cấu tạo là vỏ bào và các chất kết dính.
Gỗ ván dăm OSB được ép bằng vỏ bào gỗ và các chất kết dính
– Ưu điểm ván gỗ OSB so với Okal
-
Ván OSB thông thường có giá thành thấp hơn ván dán Okal vì bề mặt OSB là bề mặt đã hoàn thiện, không cần thêm lớp phủ như Okal.
-
Có liên kết tốt, độ cứng và độ bền cơ lý rất cao.
-
Có độ bắt vít và độ đàn hồi rất cao. Bền trong môi trường có độ ẩm cao.
-
Ván có khối lượng nhẹ nên khá dễ thi công
– Nhược điểm
-
Bề mặt ván OSB là bề mặt hoàn thiện nên rất khó để sơn màu lên.
-
So vơi ván dán, khi có độ ẩm bên trong ván thì ván OSB khô lâu hơn.
-
OSB không đa dạng bề mặt phủ như tấm Okal
– Ứng dụng của tấm gỗ ván dăm:
-
Ván OSB có độ cứng và bền cao nên sử dụng làm tấm lót sàn, vách ngăn tường, kệ trưng bày và làm khung đỡ cho các sản phẩm nội thất khác.
-
Đặc biệt, ván OSB còn được sử dụng làm các thùng đựng hàng do có độ bền cao.
3.2 Gỗ MDF
Ván gỗ MDF được làm từ bằng cách nghiền nát các loại thân cây ngắn ngày: keo, bạch đàn,… thành sợi, các sợi gỗ này sẽ được đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa…sau đó được ép thành ván. Ván gỗ MDF được chia làm 2 loại: Loại thường và lõi xanh chống ẩm.
Với bề mặt ván MDF phẳng mịn, Melamine MDF có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu cao hơn về mặt kỹ thuật. Đặc biệt với các bề mặt trang trí cần có độ bóng, mịn cao, giúp cho các bề mặt này đạt được hiệu ứng cao nhất, các chi tiết cần khoan định hình, phủ sơn.
– Ưu điểm: Dễ thi công, được sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
– Nhược điểm: Gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo cho nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng. Gỗ MDF chịu nước có giá thành cao.
– Ứng dụng: Được làm các đồ nội thất trong văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, nội thất trẻ em…
3.3. Gỗ HDF
Giống như MDF, tấm HDF có cấu tạo 85% từ gỗ tự nhiên nghiền mịn được trộn với 15% chất kết dính và một số phụ gia khác, sau đó được ép với nhiệt độ và áp suất cao . Do vậy HDF có khả năng chịu lực và chịu tải trọng tốt hơn MDF. Tính chất HDF: Không co ngót, không nứt, cứng, khả năng chịu nhiệt, chịu nước tương đối tốt. Bề mặt nhẵn mịn, có khả năng cách nhiệt, cách âm.
Phân loại HDF: hiện nay thị trường có 3 loại chính là: HDF thường, HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm.
– Ưu điểm: Dễ dàng thi công, sử dụng cho các công trình đòi hỏi chất lượng cao, kích thước bề mặt của gỗ lớn. Độ bền tốt, chống xước và chống nước rất tốt.
– Nhược điểm: Đắt nhất trong các loại gỗ công nghiệp, hạn chế độ dày và độ dẻo.
– Ứng dụng: Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất, sàn và đặc biệt là làm cửa.
3.4. Gỗ dán Plywood
Gỗ dán hay ván dán Plywood có thành phần bao gồm các tấm gỗ tốt hoặc lớp Veneers dán chồng lên nhau bằng keo dính. Các chuyên gia đánh giá Plywood là một sản phẩm đa nang. Bởi nó vừa có khả năng kết hợp với các lớp giấy bề mặt để tạo hình thẩm mỹ nhưng vẫn giữ được độ cứng và trọng lượng cơ bản của gỗ tự nhiên.
Nhẹ và dễ lắp đặt, gỗ ép cung cấp khả năng chống biến dạng do trọng lượng nặng tuyệt vời. Cấu trúc nhiều lớp của nó mang lại sự ổn định tốt và khả năng chống chịu tác tiêu cực từ thời tiết cao. Tùy thuộc vào loại, nó phù hợp cho cả ứng dụng làm đồ ngoại thất.
3.5 Gỗ nhựa
Ván gỗ nhựa (WPC) là loại vật liệu mới được tạo từ bột gỗ và nhựa. Ngoài tính chống nước 100% thì gỗ nhữa còn có thể dễ dàng uống cong tạo hình cố định. Gỗ nhựa có tính chất như gỗ: Có thể gia công bằng công cụ mộc truyền thống, và tính chất như nhựa: Tính chống ẩm, cong vênh, mối mọt, mục nát.
– Ưu điểm:
-
Thay thế được gỗ tự nhiên, đặc biệt là phần ngoại thất.
-
Màu sắc đa dạng, vân gỗ giống vẫn gỗ tự nhiên.
-
Có thể tạo được vân đá trên gỗ nhựa.
-
Có thể phủ PU, 2K,… lên bề mặt bình thường như gỗ.
– Nhược điểm: Khả năng bắt vít kém
– Ứng dụng: Chất liệu có thể sử dụng cho công trình ngoài trời, hoặc sử dụng để lát sàn.
3.6 Gỗ ghép thanh
Loại gỗ được làm từ gỗ tự nhiên, các cây gỗ sẽ được lạng mỏng thành từng tấm gỗ dày 1mm. Sau đó chúng được mang đi ép cùng với chất kết dính. Gỗ dán có độ bền không thua kém ván gỗ đặc tự nhiên.
– Ưu điểm gỗ ghép thanh:
-
Có độ bền khá cao không kém độ bền của dòng gỗ tự nhiên nguyên khối nếu như các đơn vị sản xuất sử dụng chất kết dính chuyên dụng, đảm bảo chất lượng.
-
Sở hữu khá đa dạng về mẫu mã, bề mặt gỗ ghép đã được xử lý vô cùng tốt thế nên độ bền màu khá cao và có khả năng chịu được xước, chịu được va đập tốt.
-
Vật liệu dùng để sản xuất gỗ tự nhiên ghép thanh là chủ yếu những dòng gỗ rừng trồng thay cho những dòng gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm hiện nay.
-
Giá thành mềm hơn rất nhiều so với dòng gỗ tự nhiên nguyên khối từ 20 – 30%.
– Nhược điểm gỗ ghép thanh:
Bên cạnh ưu điểm thì gỗ ghép thanh vẫn có những nhược điểm như độ đồng đều về màu sắc cũng như hệ vân không đẹp như gỗ tự nhiên do chúng được ghép nối nhiều những thanh gỗ khác nhau.
4. 5 loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp
– Melamine
Melamine được xem như một lớp bề mặt giả gỗ được cấu tạo từ các chất công nghiệp nhờ vào những chất kết dính tạo nên những loại bề mặt khác nhau ví dụ như khi làm cửa gỗ. Cấu tạo của lớp bề mặt thường có 3 lớp cơ bản:
-
Lớp trong cùng : Là lớp giấy nền, lớp này có nhiệm vụ tạo độ cứng, độ dày cân thiết cho melamine.
-
Lớp tiếp theo : Là lớp giữa cũng như lớp tạo nên thẩm mỹ cho lớp bề mặt, chính bởi lớp này tạo nên sự đa dạng và phong phú của các loại vân gỗ hay các lớp bề mặt nhất định theo yêu cầu.
-
Lớp ngoài cùng : Là lớp bảo vê, đúng vậy đó chính là các lớp chống xước, chống ẩm hay cách âm cơ bản nhất .
► Xem thêm: Gỗ MDF Phủ Melamine – 12 lý do khiến bạn chọn gỗ Melamine
– Laminate
Laminate được biết đến như hợp chất High-pressure laminate (HPL) là một trong những chất liệu có khả năng chịu nước, khả năng chịu lửa tốt cùng với đó là bề mặt vô cùng trang nhã. Chính vì vậy chúng thường được phủ trên các bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất, hay tron chính các thiết kế cửa gỗ giá rẻ nhất.
Laminate không những có tính năng vượt trội như chịu được va đập mạnh, chịu xước hay chống ăn mòn của mối mọi. Không kém cạnh melamine, màu săc của laminate cũng vô cùng phong phú và đa dạng hơn thế nữa hoa văn 3D đang làm thay đổi cục diện trông hệ thống lớp phủ.
Laminate sở hữu cho mình những đặc điểm cơ bản tạo nên những đặc trưng riêng biệt cho sản phẩm cụ thể những ưu điểm được đánh giá cao như sau :
-
Laminate thân thiện với môi trường
-
Có thể uốn dẻo, uốn cong theo hình dáng của sản phẩm
-
Dễ dàng vệ sinh, lau chùi trên bề mặt
-
Khó phai màu, có khả năng chống lại sự xâm nhập mối mọi và các tác động những hóa chất.
-
Khó chầy xước, chống va đập và có khả năng chịu lửa chịu nước.
-
Chịu nước và chống chịu ăn mòn tĩnh điện tốt.
– Veneer
Veneer được hiểu theo nghĩa đơn giản đó là gỗ tự nhiên được lạng thành lớp mỏng để phủ lên các lớp gỗ công nghiệp. Các loại lạng này có độ dày rất mỏng và được sử lý một cách chuyên nghiệp nhất để tạo nên những sản phẩm chất lượng.
Ảnh thực tế mẫu tủ bếp Veneer Óc Chó tại nhà khách hàng của Thuận Phát
Với veneer sự đa năng là tất cả, với đặc điểm ưu việt của mình veneer có thể dán lên hầu hết các bề mặt gỗ khác nhau như gỗ MDF các loại ván dán, gỗ ghép thanh, ván dăm, để tạo nên những sản phẩm cửa gỗ công nghiệp thông phòng nhất từ veneer không kém gì các loại cửa gỗ tự nhiên.
– Những đặc điểm nổi bật nhất của veneer đó là có những đặc tính giống cửa gỗ tự nhiên :
-
Veneer là một trong những loại vật liệu thân thiện với môi trường.
-
Có thể tạo nên những đường cong, cho phép điều chỉnh phù hợp với từng sản phẩm.
-
Chi phí đầu tư luôn tiết kiệm hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
-
Khả năng chống mối mọt, chống cong vênh tốt hơn gỗ tự nhiên.
Với những ưu điểm đó việc sử dụng veneer phủ lên các loại gỗ công nghiệp cũng đã và đang là một trong những phương án không hề tồi cho những sản phẩm nội thất cũng như các loại cửa gỗ công nghiệp.
– Acrylic
Acrylic là bề mặt có đặng trưng về độ sáng bóng và hiện đại, Acrylic (nhựa trong suốt), còn gọi là Acrylic glass (kính thủy tinh). Acrylic có thể trong suốt hoặc nhiều màu sắc khác nhau.
– Ưu điểm của Acrylic:
-
Màu sắc phong phú
-
Ánh sáng đẹp hiện đại
-
Nhẹ
-
Dễ tạo thành các hình thù
-
Bền, khó vỡ khi bị tác động vật lí
-
Bề mặt phủ acrylic có đa dạng màu sắc
-
Bề mặt ván gỗ phủ Acrylic có đa dạng màu sắc từ trẻ trung đến sang trọng
Với ưu thế về độ bền, bề mặt bóng mịn và hiện đại, Acryric đang được ưa chuộng tong lĩnh vực nội thất tại Việt Nam và được ứng dụng vào nội thất đơn giản như kệ tivi, hay phức tạp như tủ áo, tủ bếp…
► Xem thêm: Acrylic là gì? Acrylic An Cường có tốt không? Ưu điểm nổi bật
– Bề mặt sơn bệt
Sơn bệt là một loại sơn dùng để xử lý bề mặt gỗ giúp cho bề mặt gỗ phẳng, mịn và bền hơn. Sơn bệt về cơ bản sẽ làm mất đi các đường vân gỗ, màu sắc nguyên bản của gỗ dù là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp.
Sơn bệt rất đa dạng về màu sắc, bạn có thể sơn bất cứ tông màu nào cho món đồ nội thất của mình. Từ màu đen, trắng, xanh, đỏ, vàng, tím … Đồ gỗ nội thất sơn bệt phù hợp với mọi không gian từ phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, cửa hàng, showroom, phòng triển lãm.
5. Nội Thất Thuận Phát – Đơn vị thiết kế và thi công sản phẩm nội thất hàng đầu
Công ty Cổ phần Nội thất Thuận Phát với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế nội thất, chúng tôi đã thiết kế và thi công nhiều công trình.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận báo giá và tư vấn miễn phí tại nhà cho không gian nhà bạn!
SHOWROOM THANH XUÂN
142 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline:0987 528 552
Điện thoại:0243 5658 536
Email:[email protected]
-
Nội Thất Thuận Phát đã có hơn 9 năm kinh nghiệm thiết kế và thi công nội thất gia đình
-
Sẵn sàng mới khách hàng về xưởng khảo sát năng lực thiết kế và thi công của công ty
-
Miễn phí hoàn toàn phần khảo sát, lên ý tưởng và thiết kế sản phẩm cho khách hàng
-
Kết hợp chặt chẽ giữa khách hàng và nhóm thiết kế trong quá trình thiết kế nhằm tạo nên một sản phẩm mang dấu ấn phong cách của gia chủ
-
Công ty có đầy đủ máy móc hiện đại nhất để thi công những chi tiết sản phẩm có độ khó nhất hiện nay
-
Công ty sẽ hoàn tiền cho khác hàng nếu sản phẩm không đạt như cam kết ban đầu
-
Rất nhiều sản pẩm đã thi công nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng