Các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn quy định như thế nào?
Trường hợp bị bắt lỗi không gương thì có bị giữ xe không?
Xe không có gương chiếu hậu sẽ bị xử phạt như thế nào?
Xin chào tôi tên là Văn Lâm, chuyện là tôi vừa mua một chiếc xe máy ở tiệm cầm đồ gần nhà. Chiếc xe này lại không có gương sẵn nên phải lắp thêm, tuy nhiên tôi không rõ lắm về tiêu chuẩn của một chiếc gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn là gồm những thông số gì. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi về các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn quy định như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Để giải đáp thắc mắc “Các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn quy định như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Mục lục bài viết
Căn cứ pháp lý
Gương chiếu hậu xe máy là gì?
Gương chiếu hậu xe máy là gương được lắp ngay cạnh nắm tay lái với mục đích giúp người lái nhìn thấy các khu vực phía sau và hai bên nằm bên ngoài tầm nhìn ngoại vi của người lái xe (điểm mù).
Nhờ quan sát gương chiếu hậu; người điều khiển phương tiện có thể biết được xe vượt lên để nhường đường; tránh bị bất ngờ khi xe vượt lên. Đồng thời, lái xe cũng dễ dàng quan sát khoảng cách phía sau; để đưa ra quyết định nhập làn, chuyển làn, chuyển hướng; rẽ phải rẽ trái một hoặc dừng lại một cách an toàn.
Các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn quy định như thế nào?
Theo Quy chuẩn QCVN 28:2010/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 36/2010/TT-BGTVT, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với gương chiếu hậu xe môtô, xe gắn máy phải đảm bảo các yếu tố sau đây:
– Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.
– Mép của bề mặt phản xạ gương phải nằm trong vỏ bảo vệ (đế gương) và mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong “c” có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng.
– Tất cả các bộ phận của gương phải có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm.
– Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. Nếu gương tròn thì đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
– Giá trị hệ số phản xạ của bề mặt phản xạ (quang học) không được nhỏ hơn 40%.
– Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi…
Hoặc có cách đơn giản hơn, đó là bạn có thể chọn lắp gương theo kích thước nguyên bản của nhà sản xuất. Loại gương này đã đáp ứng các tiêu chí về kích thước, góc quan sát, bề mặt phản xạ… theo quy định của pháp luật trước khi được phân phối ra thị trường.
Có thể nói, việc sử dụng gương chiếu hậu đúng chuẩn không chỉ là hành vi tránh bị xử phạt, mà trang bị nhỏ này còn là trợ thủ đắc lực trong việc giúp người lái xe quan sát được phía sau, phản xạ kịp thời khi có các tình huống bất ngờ xảy đến.
Các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn được quy định như nào?
Xe không có gương chiếu hậu sẽ bị xử phạt như thế nào?
Gương chiếu hậu là một trong những điều kiện bắt buộc cần đảm bảo với xe máy cũng như ô tô khi tham gia giao thông. Nội dung này được quy định tại điểm e khoản 1 và khoản 2 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
…
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển…
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.
Do đó, nếu không có gương chiếu hậu, chủ xe khi tham gia giao thông có thể bị phạt hành chính theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:
– Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng với người điều khiển xe ô tô không có gương chiếu hậu (điểm a khoản 2 Điều 16);
– Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng (điểm a khoản 1 Điều 17).
Đồng thời, Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng chỉ rõ Cảnh sát giao thông là người có quyền xử phạt hành chính người lái xe ô tô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu.
Như vậy, có thể thấy, người điều khiển xe máy chỉ bị phạt hành chính khi không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng. Trong khi đó, người điều khiển ô tô không gương chiếu hậu ở bất kì bên nào cũng sẽ bị phạt tiền.
Trường hợp bị bắt lỗi không gương thì có bị giữ xe không?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP lỗi không gương xe máy không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là giữ xe. Tuy nhiên nếu nó thuộc 1 trong các trường hợp cần thiết dưới đây:
Việc tạm giữ phương tiện được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
+ Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt
Thời hạn tạm giữ phương tiện được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Thời hạnĐiều kiện07 ngày làm việcTrong điều kiện bình thường10 ngày làm việcVụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạtKhông quá 01 thángĐối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quanKhông quá 02 thángĐối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạpThời hạn tạm giữ phương tiện
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn gồm những loại nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới: cách đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất theo quy định, cấp lại sổ đỏ mới ở đâu, tra số mã số thuế cá nhân như nào,… hay cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm, thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua hotline 0833.102.102. để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm
Câu hỏi thường gặp
Xe máy lắp gương gù có bị phạt không?
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng – 100.000 đồng (điểm a, khoản 1 Điều 17).
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, cảnh sát giao thông chỉ được quyền xử phạt khi: Xe máy không có gương chiếu hậu hoặc trường hợp có nhưng không có tác dụng.
Gương gù, gương thời trang được gắn trên xe máy nếu vẫn có tác dụng đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện thì cảnh sát giao thông không có căn cứ để xử phạt.
Trường hợp khi đi xe không gương chiếu hậu bị phạt thì nộp phạt ở đâu?
Với trường hợp bị bắt lỗi xe máy không có gương, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp mà không phải ra Kho bạc, người xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải xé biên lai trao cho người vi phạm.
Trong trường hợp, người vi phạm muốn khiếu nại với quyết định xử phạt hành chính cần làm theo thủ tục khiếu nại.
Nếu chỉ lắp một gương trên xe máy thì có bị phạt không?
Mặc dù Luật Giao thông đường bộ năm 2008 yêu cầu xe máy phải lắp đủ gương chiếu hậu để đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện nhưng Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông lại chỉ đặt ra mức phạt với trường hợp xe máy thiếu gương chiếu hậu bên trái.
Cụ thể điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
Theo đó, nếu xe máy lắp thiếu gương chiếu hậu bên trái thì mới bị phạt – 200.000 đồng. Nếu lắp thiếu gương bên phải, người điều khiển xe máy lại không hề bị xử phạt.
Do đó, nếu xe máy chỉ lắp 01 gương chiếu hậu mà gương được lắp là gương bên trái thì tài xế sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Ngược lại, nếu chỉ lắp gương bên phải, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
4/5 – (2 bình chọn)