Các phương thức thanh toán quốc tế và bài test II OZ Việt Nam

Với xu thế thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Việc giao dịch và mua bán toàn cầu trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Cùng với quá trình trao đổi mua bán đó thì câu hỏi đặt ra là việc thanh toán quốc tế sẽ được thực hiện như thế nào?

Và làm sao để hai chủ thể ở hai quốc gia cách xa nhau có thể mua bán được với nhau. Sau đây thutucxuatnhapkhau.com sẽ chia sẻ cho các bạn về một số phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng trong thương mại quốc tế hiện nay.

1. Khái niệm thanh toán quốc tế

Có thể hiểu thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trảquyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác. Hoặc giữa một quốc gia có thể với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.

2. Đặc trưng của thanh toán quốc tế

  • Điều kiện tiền tệ

        + Đồng tiền tính toán: dùng để thể hiện giá cả và tính toán tổng giá trị hợp đồng.

        + Đồng tiền thanh toán: có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên.

  • Điều kiện về địa điểm

        + Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng. Có thể là nước nhập khẩu hoặc nước người xuất khẩu hoặc có thể là một nước thứ 3.

        + Việc xác định địa điểm thanh toán là sự so sánh lực lượng giữa hai bên quyết định.

  • Điều kiện về thời gian

Thời gian thanh toán là vấn đề quan trọng và thường xảy ra tranh chấp giữa các bên trong đàm phán ký kết hợp đồng

Có 3 cách quy định về thời gian thanh toán:

  • Trả tiền trước: bên người nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng.

  • Trả tiền ngay: người nhập khẩu trả tiền sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải nơi quy định hoặc sau khi người nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định.

  • Trả tiền sau: Người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu sau một khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng.
  • Điều kiện về phương thức

Là điều kiện quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tùy từng điều kiện cụ thể mà người mua và người bán xác định phương thức thanh toán cho phù hợp.

3. Vai trò của phương thức thanh toán quốc tế

  • Xác định được chính xác thời gian thanh toán đúng hạn

  • Đảm bảo tính chặt chẽ trong hợp đồng mua bán giữa các bên

  • Hạn chế các rủi ro về khoảng cách địa lý, văn hóa, pháp luật và phong tục tập quán theo từng vùng miền

  • Là căn cứ để xác định và truy cứu trách nhiệm khi có xảy ra tranh chấp.

4. Các phương thức thanh toán quốc tế

Tùy vào mỗi phương thức thanh toán sẽ có mức độ an toàn và chi phí khác nhau. Do đó, việc chọn phương thức nào còn tùy thuộc vào mối quan hệ của đối tác với bạn, tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như mức độ rủi ro của giao dịch. Trong một số trường hợp còn tùy thuộc vào quy định của quốc gia để chọn phương thức thanh toán quốc tế cho phù hợp.

4.1 Thanh toán bằng tiền mặt

Là phương thức thanh toán trong đó người nhập khẩu dùng tiền mặt để trả cho người xuất khẩu. Hiện nay, phương thức này ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế, chỉ sử dụng trong trường hợp mua bán qua biên giới.

Thanh toán bằng tiền mặt phân thành 2 loại:

+ Thanh toán bằng tiền mặt trả một lần: là thanh toán toàn bộ trị giá hàng theo một trong những điều kiện sau:

  • Khi nhận được giấy báo bằng điện tín của người xuất khẩu là hàng sẵn sàng để bốc xếp.

  • Khi nhận được giấy báo bằng điện tín của thuyền trưởng là hàng đã được bốc xếp lên boong tàu ở cảng xuất phát.

  • Khi người xuất khẩu giao bộ chứng từ hàng hóa theo hợp đồng cho người nhập khẩu.

  • Khi người xuất khẩu giao bộ chứng từ hàng hóa có số ngày hoặc số giờ ưu đãi. Trong trường hợp này người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu phải có bảo đảm của ngân hàng.

+ Thanh toán bằng tiền mặt trả từng phần: được thực hiện bằng một số lần theo mức độ giao hàng nhiều hay ít, theo điều kiện. Có thể trả theo từng tháng, nửa năm, hàng quý, …

Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt trả từng phần phụ thuộc vào tình hình giao hàng đã cam kết từ trước. Phần thanh toán chủ yếu, trả sau khi hàng đã đươc xếp vào tàu hay chyển giao các giấy tờ hàng hóa. Phần còn lại trả sau khi người nhập khẩu nhận được hàng hoặc khi hết thời gian giao hẹn.

Thanh toán bằng tiền mặt trả từng phần thường áp dụng nhiều nhất trong mua bán thiết bị đắt tiền, thời gian sản xuất dài

4.2 Thanh toán bằng điện chuyển tiền

Khái niệm:

Đây là phương thức người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình thông qua một ngân hàng của mình chuyển cho người xuất khẩu, ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền nhất định, do người xuất khẩu yêu cầu.

Các bên tham gia:

  • Người nhập khẩu – người trả tiền: yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài

  • Người xuất khẩu – người thụ hưởng

  • Ngân hàng của người nhập khẩu – Ngân hàng chuyển tiền

  • Ngân hàng của người xuất khẩu: – Ngân hàng đại lý

Quy trình thực hiện:

Các phương thức thanh toán quốc tếCác phương thức thanh toán quốc tế

(1) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình trả tiền cho nhà xuất khẩu

(2) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài chuyển tiền và gửi giấy báo nợ tới ngân hàng nhập khẩu

(3) Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài gửi tiền cho người xuất khẩu và gửi giấy báo nợ cho bên xuất khẩu.

(4) Nhà xuất khẩu khi nhận được tiền thì giao hàng theo yêu cầu.

Ưu điểm của phương thức điện chuyển tiền:

  • Đơn giản và thuận tiện

  • Tốc độ nhanh chóng

          + Chi phí thanh toán TT qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán L/C

          + Người mua không bị đọng vốn khi ký quỹ L/C

          + Chứng từ hàng hóa đơn giản hơn

Nhược điểm:

  • Chứa đựng nhiều rủi ro do không đảm bảo quyền lợi bình đẳng của hai bên mua và bán

  • Người mua trả tiền sau khi đã nhận được chứng từ và hàng hóa nên có xu hướng chậm trả hơn so với yêu cầu đã thỏa thuận.

  • Người bán khó thu tiền đúng kỳ hạn

Lưu ý:

  • Nên sử dụng phương thức điện chuyển tiền nếu người mua và người bán có quan hệ tin cậy, hợp tác lâu dài và tín nhiệm lẫn nhau.

  • Chỉ thực hiện chuyển tiền sau khi đã nhận được chứng từ hàng hóa hoặc sau khi đã nhận được hàng hóa

  • Phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

4.3 Thanh toán nhờ thu

Khái niệm:

Đây là phương thức nhà xuất khẩu sẽ nhờ một ngân hàng thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu. Sử dụng một trong các công cụ thanh toán gồm: hối phiếu, kỳ phiếu, séc quốc tế, hóa đơn thu tiền.

Có hai loại nhờ thu:

Nhờ thu phiếu trơn: là phương thức thanh toán mà người bán nhờ ngân hàng của mình thu hộ tiền căn cứ vào chứng từ tài chính không kèm theo chứng từ thương mại.

Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào chứng từ tài chính mà còn căn cứ vào bộ chứng từ thương mại

Có hai loại nhờ thu kèm chứng từ:

Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P): sử dụng trong buôn bán trả tiền ngay.

Nhờ thu đổi chứng từ (D/A): sử dụng trong trường hợp người bán cấp tín dụng cho người mua.

Các bên tham gia:

  • Người xuất khẩu: – người ủy thác thu

  • Ngân hàng chuyển chứng từ – ngân hàng

  • Ngân hàng thu hộ

  • Người nhập khẩu – trả tiền hoặc ngân hàng do người nhập khẩu chỉ định

Quy trình thực hiện:

Nhờ thu phiếu trơn:

Các phương thức thanh toán quốc tếCác phương thức thanh toán quốc tế

(1), (2) Bên mua và bên bán đàm phán và ký kết hợp đồng

(3) Người xuất khẩu sau khi gửi hàng và chứng từ cho người nhập khẩu sẽ lập một hối phiếu và viết yêu cầu nhờ thu tới ngân hàng  của mình đòi tiên hộ.

(4) Ngân hàng bên xuất khẩu gửi ủy nhiệm thu kèm hối phiếu cho ngân hàng bên người nhập khẩu tại nước ngoài.

(5) Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người trả tiền

(6) Người trả tiền tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền trên hối phiếu

(7) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển.

(8) Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận tới nhà xuất khẩu.

Lưu ý:

Phương thức này ít được sử dụng do không đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.

Do việc nhận hàng và thanh toán tách rời nhau.

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ

Các phương thức thanh toán quốc tếCác phương thức thanh toán quốc tế

(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo như hợp đồng đã ký kết.

(2) Người xuất khẩu sau khi giao hàng cho người nhập khẩu lập bộ chứng từ thanh toán gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền.

(3) Ngân hàng bên xuất khẩu chuyển toàn bộ chứng từ hàng hóa và nhờ thu sang ngân hàng bên người nhập khẩu, để nhờ thu tiền.

(4) Ngân hàng bên người nhập khẩu yêu cầu người nhập khẩu trả tiền hối phiếu để nhận chứng từ.

(5) Người nhập khẩu thanh toán tiền cho ngân hàng bên người nhập khẩu.

(6) Ngân hàng bên nhập khẩu chuyển trả tiền cho ngân hàng bên người xuất khẩu.

(7) Ngân hàng bên người xuất khẩu chuyển trả tiền cho người xuất khẩu.

Lưu ý:

Phương thức nhờ thu chứng từ đảm bảo được quyền lợi của bên xuất khẩu do ngân hàng bên nhà xuất khẩu khống chế được chứng từ hàng hóa đối với người nhập khẩu. Tuy nhiên người bán vẫn không khống chế được quyền trả tiền của người mua.

4.4 Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)

Khái niệm:

Là sự thỏa thuận trong đó ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho người xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. L/C được lập trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng.

Phân loại L/C

  • Thư tín dụng không hủy ngang

  • Thư tín dụng không hủy ngang, có xác nhận

  • Thư tín dụng chuyển nhượng

  • Thư tín dụng tuần hoàn

  • Thư tín dụng đối ứng

  • Thư tín dụng giáp lưng

Để tìm hiểu từng phương thức thanh toán bằng thư tín dung (L/C) các bạn nhấn vào đây

Các bên tham gia

  • Người mua hàng – người mở thư tín dụng

  • Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người mua hàng, cấp tín dụng cho người mua hàng

  • Người bán hàng – người hưởng thụ

  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng – ngân hàng của người hưởng thụ.

Quy trình thực hiện:

Các phương thức thanh toán quốc tếCác phương thức thanh toán quốc tế

(1) Người nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán với người xuất khẩu.

(2) Người nhập khẩu mở thư tín dụng trả cho người xuất khẩu qua ngân hàng của mình hoặc ngân hàng khác theo thỏa thuận trong thời hạn nhất định.

(3) Ngân hàng mở L/C nước nhập khẩu lập thư tín dụng gửi ngân hàng đại lý thông báo mở L/C.

(4) Ngân hàng (nước xuất khẩu) thông báo mở L/C cho người xuất khẩu.

(5) Người xuất khẩu kiểm tra nội dung L/C, nếu chấp nhận thì giao hàng. Nếu không thì yêu cầu ngân hàng mở L/C điều chỉnh cho phù hợp hợp đồng.

(6) Người xuất khẩu giao hàng xong, lập bộ chứng từ gửi ngân hàng mở L/C xin thanh toán.

(7) Ngân hàng mở L/C kiểm tra phù hợp thì thanh toán, không phù hợp thì không thanh toán

(8) Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu, nhận tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì chuyển chứng từ cho người nhập khẩu

(9) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, trả tiền.

Ưu điểm thanh toán L/C

  • Ngân hàng là người trung gian thu hộ, chi hộ nên đảm bảo tính chặt chẹ trong điều kiện thanh toán

  • Là phương thức thanh toán hữu ích  cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu

  • Người xuất khẩu rủi ro ít, ngân hàng xác nhận có trách nhiệm thanh toán tiền hàng nếu bộ chứng từ phù hợp với nội dung trong L/C

  • Người nhập khẩu: đảm bảo việc chuyển hàng.

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian do thực hiện nhiều bước

  • Việc lập chứng từ phải có độ chính xác cao

  • Tốn kém chi phí cho việc bảo quản hàng ở cảng nhập khẩu

  • Nhà xuất khẩu chậm nhận được tiền

  • Chi phí giao dịch ngân hàng lớn

Trên đâu là bài viết về các phương thức thanh toán quốc tế. Hy vong qua bài viết này các bạn biết đươc ưu, nhược điểm của từng phương thức thanh toán quốc tế. Từ đó chọn cho mình phương thức phù hợp với từng trường hợp riêng. Nếu các bạn có gì thắc mắc hãy liên hệ với OZ Việt Nam qua hotline: 0972433318 để được giải đáp cũng như được tư vấn cho tiết hơn.

Hệ Thống bài trắc nghiệm của bạn về thanh toán quốc tế.

1.

  1. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái của VND và ngoại tệ hiện nay là:

 

a. Ngang giá vàng

 

b. Ngang giá sức mua

 

c. So sánh sức mua đối nội của VND và sức mua đối ngoại của ngoại tệ

 

d. Do Nhà nước Việt Nam quy định

2.

  1. Phương pháp yết giá ngoại tệ ở VN là:

 

a. Phương pháp gián tiếp

 

b. Phương pháp trực tiếp

3.

  1. Đồng tiền nào là đồng tiền yết giá trên thị trường

 

a. JPG

 

b. GBP

 

c. CHF

 

d. FRF

 

e. USD

 

f. DEM

 

g. SDR

 

h. VND

 

i. ECU

4.

  1. Tại London, Ngân hàng công bố tỷ giá GBP/Tokyo tăng từ 140,50 lên 150,60 là:

 

a. Đúng

 

b. Sai

 

c. Vừa đúng vừa sai

5.

  1. FRF/VND = USD/VND : USD/VND là:

 

a. Đúng

 

b. Sai

6.

  1. ASK USD/FRF = BID USD/GBP * BID GBP/FRF là:

 

a. Đúng

 

b. Sai

7.

  1. Những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá hối đoái:

 

a. Lạm phát, giảm phát

 

b. Cung cầu ngoại hối

 

c. Tình hình thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế

 

d. Mức chênh lệch giữa lãi suất của hai dòng tiền

 

e. Hàm lượng vàng của tiền tăng lên hay giảm đi

 

f. Thu nhập thực tế tính theo đầu người tăng lên

 

g. Mức chênh lệch lạm phát trong điều kiện: g1) Kinh tế khép kín

8.

  1. Những loại nào được coi là ngoại hối ở nước ta:

 

a. Séc do NHVN phát hành bằng ngoại tệ

 

b. Hối phiếu ghi bằng USD

 

c. Séc ghi bằng VND do công ty A VN ký phát để trả nợ cho công ty B VN

 

d. Công trái quốc gia ghi bằng VND

 

e. L/C ngoại tệ

 

f. Cổ phiếu của công ty cổ phần VN phát hành bằng VND

 

g. Vàng bạc là đồ trang sức

9.

  1. Tỷ giá sẽ là :

 

a. Bằng giá tỷ giá điện hối

 

b. Cao hơn tỷ giá điện hối

 

c. Thấp hơn tỷ giá điện hối

10.

  1. Tỷ giá nào là tỷ giá cơ sở :

 

a. Tỷ giá T/T

 

b. Tỷ giá M/T

 

c. Tỷ giá séc

 

d. Tỷ giá mở hay đóng cửa

 

e. Tỷ giá Spot

 

f. Tỷ giá Forward

11.

  1. Cơ chế tỷ giá hối đoái hiện nay là :

 

a. Tỷ giá cố định

 

b. Tỷ giá thả nổi

12. Chính sách chiết khấu do ngân hàng nào tiến hành :

 

a. NHNN

 

b. NHTM

13.

  1. Chính sách chiết khấu cao có tác dụng đến :

 

a. Tỷ giá hối đoái giảm xuống

 

b. Tỷ giá hối đoái tăng lên

 

c. Khuyến khích đầu tư nước ngoài

 

d. Chống lạm phát

14.

  1. Phá giá tiền tệ có tác động đến :

 

a. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá

 

b. Giảm đầu tư vào trong nước

 

c. Khuyến khích du lịch ra nước ngoài

 

d. Tỷ giá hối đoái trở nên ổn định hơn

 

e. Có lợi cho nhà NK hàng hoá ở nước phá giá

15.

  1. Tỷ giá hối đoái USD/VND có xu hướng tăng lên, ai là người có lợi :

 

a. Người XK hàng hoá

 

b. Người NK hàng hoá

 

c. Người đầu tư nước ngoài vào VN

 

d. Khách du lịch ngoài quốc vào VN

16.

  1. Nâng giá tiền tệ có tác động đến :

 

a. Đẩy mạnh XK hàng hoá ra nước ngoài

 

b. Thúc đẩy XK vốn ra nước ngoài

 

c. NK hàng hoá vào trong nước tăng lên

 

d. Tăng lượng khách du lịch vào trong nước

17.

  1. Qua các mặt biểu hiện nào thì biết được sức mua của tiền tệ biến động :

 

a. Lãi suất cho vay tăng lên hay giảm xuống

 

b. Chỉ số lạm phát

 

c. Giá vàng

 

d. Giá ngoại hối

 

e. Giá cả chứng khoán trên thị trường cũng tăng hay giảm

18.

  1. Loại cán cân thanh toán quốc tế nào ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái :

 

a. Cán cân thanh toán quốc tế tại một thời điểm nhất định

 

b. Cán cân thanh toán quốc tế tại một thời kỳ nhất định

19.

  1. Những hạng mục nào thuộc về hạng mục thường xuyên thuộc cán cân thanh toán quốc tế :

 

a. Xuất nhập dịch vụ

 

b. Xuất nhập vốn

 

c. Chuyển tiền

 

d. XNK hàng hoá

 

e. Viện trợ của chính phủ

20.

  1. Cán cân TTQT dư thừa sẽ tác động đến tỷ giá hối đoái :

 

a. Tăng lên

 

b. Giảm xuống

21.

  1. Nhà nước thường sử dụng những chính sách và biện pháp nào để điều chỉnh sự thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế :

 

a. Chính sách chiết khấu cao

 

b. Chính sách hối đoái

 

c. Vay nợ nước ngoài

 

d. Bán rẻ chứng khoán ngoại hối

 

e. Thu hồi vốn ĐTNN

 

f. Phá giá tiền tệ

 

g. Xuất vàng

 

h. Phá sản

 

i. Nâng giá tiền tệ

22. 22. Người ký phát hối phiếu thương mại là :

 

a. Người nhập khẩu hàng hoá

 

b. Ngân hàng

 

c. Người XK hàng hoá

23.

  1. Người trả tiền hối phiếu thương mại trong phương thức nhờ thu là :

 

a. Người XK hàng hoá

 

b. Người NK hàng hoá

 

c. Người phát hành L/C

 

d. Ngân hàng nhà nước

24.

  1. Người hưởng lợi hối phiếu thương mại là :

 

a. Người XK hàng hoá

 

b. Người NK hàng hoá

 

c. Một người thứ 3 do người hưởng lợi chuyển nhượng

25. Người trả tiền hối phiếu thương mại trong phương thức tín dụng chứng từ là :

 

a. Người XK hàng hoá

 

b. Người NK hàng hoá

 

c. Ngân hàng phát hành L/C

 

d. Ngân hàng thông báo

 

e. Ngân hàng xác nhận

26.

  1. Khi ta nhận được một hối phiếu đòi tiền của thươgn nhân Pháp, trên hối phiếu đó không in tiêu đề « Hối Phiếu » hỏi ta có quyền từ chối thanh toán không ?

 

a. Có

 

b. Không

27. 27.Một thương nhân Anh quốc ký phát hối phiếu đòi tiền một thương nhân Hồng Kông, trên hối phiếu có ghi lí do của việc đòi tiền. Hỏi thương nhân Hồng Kông có quyền từ chối thanh toán hối phiếu không ?

 

a. Có

 

b. Không

28.

  1. Có thể tạo lập hối phiếu bằng :

 

a. Chứng thư

 

b. Ghi vào băng cassette

 

c. Ghi vào đĩa từ

 

d. Ghi vào băng video

29.

  1. Hình mẫu hối phiếu trong TTQT ở nước ta phải do NHNN in sẵn và nhượng lại cho các đơn vị XNK là :

 

a. Nên làm

 

b. Không nên làm

30.

  1. Hình mẫu hối phiếu thưong mại có quyết định đến tính pháp lý của hối phiếu hay không ?

 

a. Có

 

b. Không

31.

  1. Hối phiếu có thể :

 

a. Viết tay

 

b. In sẵn

 

c. Đánh máy

 

d. Viết bằng bút chì

32.

  1. Hối phiếu là một lệnh đòi tiền :

 

a. Có điều kiện

 

b. Vô điều kiện

33.

  1. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa số tiền ghi bằng số và số tiền ghi bằng chữ trên hối phiếu thương mại thì :

 

a. Thanh toán số tiền nhỏ hơn, nếu hối phiếu nhờ thu phiếu trơn

 

b. Từ chối thanh toán nếu là hối phiếu tín dụng chứng từ

 

c. Trả lại người ký phát hối phiếu

34.

  1. Có thể ghi lãi bên cạnh số tiền của hối phiếu có kỳ hạn :

 

a. Có

 

b. Không

35.

  1. Chấp nhận hối phiếu là :

 

a. Chấp nhận vô điều kiện

 

b. Chấp nhận có điều kiện

36.

  1. Có thể từ chối trả tiền hối phiếu thương mại từng phần hay không :

 

a. Có thể

 

b. Không thể

37.

  1. Người ký phát hối phiếu có thể ký hậu miễn truy đòi :

 

a. Có

 

b. Không

38.

  1. Hối phiếu D/A và hối phiếu D/P là :

 

a. Giống nhau

 

b. Khác nhau

39.

  1. Những hối phiếu nào có thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu :

 

a. Hối phiếu theo lệnh (To order bill of exchange)

 

b. Hối phiếu đích danh (Name bill of exchange)

 

c. Hối phiếu vô danh (Bill of exchange to bearer)

40.

  1. Theo ULB năm 1930, có thể chấp nhận hối phiếu bằng văn thư riêng biệt hay không?

 

a. Không

 

b. Có

41.

  1. Ai là người ký phát séc thương mại quốc tế:

 

a. Người xuất khẩu hang hoá

 

b. Người nhập khẩu hang hoá

42.

  1. Có thể ký phát séc khi:

 

a. Trên tài khoản hết tiền

 

b. Được hưởng tín dụng thấu chi

43.

  1. Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện lưu thông của tiền tệ

 

a. Đồng ý

 

b. Không đồng ý

44.

  1. Séc ra đời từ chức năng:

 

a. Phương tiện thanh toán của tiền tệ

 

b. Phương tiện cất trữ của tiền tệ

45.

  1. Loại séc nào có quy định thời hạn hiệu lực:

 

a. Séc ngân hàng

 

b. Séc thương mại

46.

  1. Dùng phương thức nào để thu tiến của séc:

 

a. Chuyển tiền

 

b. Ghi sổ

 

c. Nhờ thu

 

d. Tín dụng chứng từ

47.

  1. Ai là người ký phát kỳ phiếu thương mại:

 

a. Người xuất khẩu hang hoá

 

b. Người nhập khẩu hang hoá

 

c. Ngân hang phát hành L/C

48.

  1. Nếu là người xuất khẩu, anh / chị chọn phương tiện thanh toán nào có lợi hơn:

 

a. Chuyển tiền bằng điện (T/T)

 

b. Chuyển tiền bằng thư (M/T)

49.

  1. Thời hạn hiệu lực của hối phiếu trả tiền ngay là :

 

a. 180 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu

 

b. 360 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu

 

c. Do các bên thoả thuận

50.

  1. Trong điều kiện ngày nay, các đồng tiền nào được tự do chuyển đổi :

 

a. USD

 

b. CHF

 

c. GBP

 

d. DEM

 

e. JPY

51.

  1. Là người xuất khẩu, ta nên chọn loại tiền nào ?

 

a. Ngoại tệ tự do chuyển đổi

 

b. Ngoại tệ mạnh

 

c. Ngoại tệ chuyển nhượng

 

d. Ngoại tệ Clearing

52.

  1. Khi ký hợp đồng xuất khẩu, ta nên chọn tiền tệ nào làm tiền tính toán trong hợp đồng ?

 

a. Free convertible currency

 

b. Eurodollar

 

c. SDR

 

d. Ngoại tệ đang lên giá

 

e. Ngoại tệ sẽ xuống giá

53.

  1. Có thể đảm bảo hối đoái dựa vào hàm lượng vàng của tiền tệ trong thời gian ngày nay

 

a. Có thể

 

b. Không thể

54.

  1. Trong điều kiện dự đoán đồng tiền thanh toán trong hợp đồng XK có chiều hướng giảm giá vào thời điểm thu tiền về người xuất khẩu thường áp dụng các biện pháp gì ?

 

a. Đưa điều khoản đảm bảo ngoại hối vào hợp đồng lúc ký hợp đồng

 

b. Ký hợp đồng bán ngoại tệ đó trên thị trường hối đoái giao sau

 

c. Ký hợp đồng nhập khẩu thanh toán bằng đồng tiền đó vào thời điểm thu
được tiền về

 

d. Không nên áp dụng gì cả

55.

  1. Khi cấp tín dụng ứng trước cho người xuất khẩu (tín dụng xuất khẩu), người nhập khẩu có nên yêu cầu người xuất khẩu giảm giá xuất khẩu không ?

 

a. Có nên

 

b. Không nên

 

c. Đề nghị trả lãi vay riêng

56.

  1. Các điều kiện cơ sở giao hàng nào có thể áp dụng trong thanh toán trả tiền ngay khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không trên phương tiện vận tải :

 

a. FOB

 

b. CIF

 

c. EXW

 

d. FAS

 

e. DAF

57.

  1. Khi yêu cầu ngân hàng chuyển tiền thanh toán một hối phiếu nhờ thu của khách hàng nước ngoài, người nhập khẩu VN thường phải xuất trình các chứng từ nào ?

 

a. Thư yêu cầu chuyển tiền

 

b. Hợp đồng xuất khẩu

 

c. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp

 

d. Hợp đồng nội bán hàng nhập

 

e. Giấy phép nhập khẩu (nếu có)

 

f. Bộ chứng từ gửi bán hàng nhập khẩu

58.

  1. Trong gửi hàng thanh toán nhờ thu phiếu trơn, ngưòi xuất khẩu có uỷ thác cho ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàn đối với người nhập khẩu hay không ?

 

a. Có

 

b. Không

59.

  1. Bill of lading trong bộ chứng từ thanh toán nhờ thu D/A và D/P là loại nào:

 

a. B/L đích danh

 

b. B/L theo lệnh

60.

  1. Người viết đơn yêu cầu ngân hang phát hành L/C là:

 

a. Người xuất khẩu hang hoá

 

b. Người nhập khẩu hang hoá

 

c. Ngân hang đại diện cho người xuất khẩu

61.

  1. Theo UCP 500, 1993, ICC, ai là người phát hành L/C:

 

a. Công ty thương mại

 

b. Công ty tài chính

 

c. Ngân hang thương mại

 

d. Bộ tài chính

62.

  1. Ngân hang phát hành trả tiền cho người hưởng lợi L/C với điều kiện là:

 

a. Bộ chứng từ gửi hang phù hợp với hợp đồng

 

b. Bộ chứng từ gửi hang phù hợp với L/C

 

c. Hàng hoá nhận tại cảng đến phù hợp với L/C

63.

  1. UCP số 500, 1993, ICC là một thong lệ quốc tế mang tính chất pháp lý:

 

a. Tuỳ ý

 

b. Bắt buộc

 

c. Vừa tuỳ ý vừa bắt buộc

64.

  1. Nên lựa chọn cách ghi số tiền trong L/C thế nào là tốt nhất đối với người xuất khẩu hang rời như than, quặng:

 

a. Thanh toán một số tiền vào khoảng

 

b. Thanh toán một số tiền A với +- X%

 

c. Thanh toán một số tiền không quá là

65.

  1. Theo UCP 500, một L/C không ghi rõ loại thì nó thuộc loại nào:

 

a. Revocable

 

b. Irrevocable

66.

  1. Thời hạn hiệu lực của L/C được tính kể từ:

 

a. Ngày giao hang quy định trong L/C

 

b. Ngày phát hành L/C

 

c. Ngày xuất trình chứng từ của người xuất khẩu

67.

  1. Trong buôn bán thong qua trung gian, loại L/C nào thường được sử dụng:

 

a. Revolving L/C

 

b. Back to back L/C

 

c. Red Clause L/C

 

d. Transferable L/C

68.

  1. Theo UCP 500, một thư tín dụng ghi “chúng tôi sẵn sàng thanh toán các hối phiếu của người bán ký phát đòi tiền người xin mở L/C” là:

 

a. Đúng

 

b. Sai

69.

  1. Cần phải quy định trên L/C loại nào điều khoản “Third party documents are acceptable”

 

a. Revolving L/C

 

b. Back to back L/C

 

c. Red clause L/C

 

d. Transferable L/C

70.

  1. Đối với B/L Received, ngày phát hành B/L có được coi là ngày giao hang hay không?

 

a. Có

 

b. Không

71.

  1. Đối với B/L “Shipped on board”, ngày phát hành có được coi là ngày giao hang không?

 

a. Có

 

b. Không

72.

  1. Theo UCP 500, ngân hang phát hành chấp nhận B/L nào?

 

a. Ocean B/L

 

b. Short B/L

 

c. Shipped on board B/L

 

d. Seaway bill nếu L/C quy định

73.

  1. Người nhập khẩu ứng trước tiền cho người xuất khẩu thường yêu cầu ngân hang phát hành loại L/C nào:

 

a. Stand-by L/C

 

b. Reciprocal L/C

 

c. Red clause L/C

 

d. Anticipatory L/C

74.

  1. Những phương thức thanh toán nào mà việc thanh toán không dựa vào chứng từ gửi hang:

 

a. Remittance

 

b. Open account

 

c. Clean collection

 

d. Letter of guarantee

 

e. Authority to purchase

 

f. Documentary credits

75. 75. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hang thường yêu cầu người xuất khẩu lập B/L theo lệnh của ai?

 

a. Của người gửi hàng

 

b. Của người yêu cầu mở L/C

 

c. Của ngân hàng thông báo

 

d. Của ngân hàng phát hành

76.

  1. Khi ký hợp đồng tín dụng quốc tế, người ta thường sử dụng tiền vay:

 

a. Thời hạn tín dụng chung

 

b. Thời hạn tín dụng trung bình

77.

  1. Khi đi vay, con nợ thường chọn cách cấp phát và hoàn trả tín dụng nào?

 

a. Bình quân

 

b. Luỹ tiến

 

c. Giảm dần

78.

  1. Loại lãi suất nào ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế?

 

a. LIBID

 

b. LIBOR

79.

  1. Phí suất và lãi tín dụng là:

 

a. Giống nhau

 

b. Khác nhau

80. Những quy tắc được dùng để điều chỉnh phương thức thanh toán nhờ thu:

 

a. UCP 500, 1993, ICC

 

b. URC 522, 1995, ICC

 

c. URR 522, 1995, ICC

81.

  1. Những loại nào được coi là chứng từ trong phương thức thanh toán nhờ thu hiện hành trên thế giới:

 

a. Invoice

 

b. B/L

 

c. SWB

 

d. AWB

 

e. Trust receipt

 

f. Insurance policy

 

g. Contract

 

h. Letter of guaranty

 

i. Authority to purchase

 

j. Cheque

82.

  1. Ai phải chấp nhận trả tiền hối phiếu trả tiền sau: trong phướng thức Documentary Credits

 

a. Ngân hàng thông báo

 

b. Người xin mở L/C

 

c. Ngân hang phát hành L/C

 

d. Người hưởng lợi

83.

  1. Ai phải chấp nhận trả tiền hối phiếu trả tiền sau: trong phương thức Collection:

 

a. Ngân hàng Presenting

 

b. Ngân hàng Collecting

 

c. Người nhập khẩu

 

d. Người xuất khẩu

84.

  1. Một khi có những điều khoản quy định trong URC 522, 1995, ICC trái với luật nước Việt Nam thì anh / chị là người xuất khẩu áp dụng phương thức Collection sẽ áp dụng:

 

a. URC 522, 1995, ICC

 

b. Theo luật Việt Nam với điều kiện: Ghi rõ điều khoản thoả thuận khác vào chỉ thị nhờ thu

 

b. Theo luật Việt Nam với điều kiện: Không ghi gì cả

85.

  1. Phương thức thanh toán Open Account thường được áp dụng trong những trường hợp nào?

 

a. Thanh toán hang xuất khẩu thông thường

 

b. Thanh toán hợp đồng hàng đổi hàng

 

c. Người nhập khẩu có L/C của ngân hàng đảm bảo thanh toán

86.

  1. Trong những trường hợp nào, hoá đơn thương mại không đứng tên người xin mở L/C?

 

a. Irrevocable L/C

 

b. Back to back L/C

 

c. Transferable L/C

 

d. Reciprocal L/C

87.

  1. Trong phương thức thanh toán Documentary Credits, người hưởng lợi L/C ký phát hối phiếu đòi tiền ai?

 

a. Người nhập khẩu

 

b. Ngân hàng thông báo

 

c. Ngân hàng xác nhận

 

d. Ngân hàng phát hành L/C

88.

  1. Nếu anh / chị là người đi vay ngắn hạn, ngân hàng thương mại đề nghị thanh toán hàng nhập khẩu thì có cần phải:

 

a. Một ngân hàng nước xuất khẩu bảo lãnh

 

b. Thế chấp tài sản

 

c. Thế chấp lô hàng nhập khẩu

 

d. Tín chấp

Loading ...Loading ... Loading …

Loading …

Question 1 of 88

LoadingLoading

 

Nhận xét {Bài báo}