Các ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông

Các ứng dụng của CNTT – Truyền thông đã và đang ngày càng phát triển lên một đỉnh cao mới. Bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn những ứng dụng phổ biến của CNTT – Truyền thông trong giai đoạn hiện nay.

1. Một số ứng dụng của công nghệ thông tin trong kinh doanh

1.1. Các dịch vụ Internet dành cho người dùng

Thương mại điện tử (E-commerce, Electronic commerce): Là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử. Moi trao đổi không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”).

Ngân hàng Điện tử (e-banking, Electronic banking): Là một loại hình dịch vụ ngân hàng có sử dụng các thiết bị điện tử bao gồm: Ngân hàng trực tuyến myAccess; Máy rút tiền tự động (ATM); Thẻ ATM (thẻ ghi nợ); Máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ ATM tại điểm bán hàng (EFTPOS); và Mạng lưới thanh toán thẻ quốc tế Maestro và Cirrus. 

Chính phủ điện tử (e-government, Electronic government): Là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để các cơ quan của Chính quyền từ trung ương và địa phương làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước.

1.2. Một số khái niệm trực tuyến

Học trực tuyến (E-learning): Là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học viên học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN).

Đào tạo trực tuyến (Online Training): Là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học, lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên…Đào tạo trực tuyến là hình thức truyền tải nội dung bằng phương tiện điện tử qua trình duyệt Web.

Đào tạo từ xa (Distance training): Là một quá trình đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình đào tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian hoặc/và thời gian.

Làm việc từ xa (Teleworking): Chỉ những người làm việc không phải là một nơi làm việc truyền thống, bằng cách sử dụng nguồn tài nguyên viễn thông như internet.

Hội nghị trực tuyến (Teleconference): Nhiều người ở những địa điểm, vị trí địa lý khác nhau có thể cùng tham gia một cuộc họp từ xa; mà ở đó, họ có thể nghe, nói, nhìn thấy nhau như đang ở chung một phòng họp.

Ưu điểm và nhược điểm:

Ưu điểm: Các phương pháp này cho phép đào tạo, làm việc, học tập, họp mọi lúc mọi nơi bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần. Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Uyển chuyển linh động cho người học, người làm có thể lựa chọn bất kỳ khoá học, công việc mình thích. Tối ưu về nội dung, cung cấp nhiều thông tin về ngành học, công việc.

Nhược điểm: Giảm cơ hội học hỏi từ bạn bè và giao tiếp, thiếu cảm xúc và không gian tạo sự ấn tượng cho người nghe. Đòi hỏi phải hỗ trợ nhiều thì học sinh mới học tốt được. Hạn chế sử dụng đối với những người lớn tuổi không thành thạo sử dụng máy tính. Giảm khả năng truyền đạt lòng say mê từ giáo sư đến học sinh. Làm tăng khối lượng công việc của giảng viên, có một số giảng viên không quen và không thích dạy qua mạng. Chi phí cao (chi phí ban đầu, chi phí duy trì, chi phí nội dung, chi để khuyến khích giảng viên, chi cho trang thiết bị như phòng họp trực tuyến,…). Làm nảy sinh các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến anh ninh mạng.

2. Một số ứng dụng phổ biến để liên lạc

2.1. Thuật ngữ “thư điện tử” (e-mail)

Thư điện tử (e-mail, electronic mail): Là một hệ thống chuyển nhận thư qua các mạng máy tính.

Công dụng: . Chi phí thấp, thậm chí không mất phí. Chuyển nhanh chóng và sử dụng dễ dàng. Mọi người có thể trao đổi ý kiến tài liệu với nhau trong thời gian ngắn bằng thư điện tử mặc dù cách xa nhau hàng ngàn cây số.

2.2. Tin nhắn

Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS – Short Messaging Service): Là một giao thức viễn thông cho phép gửi các thông điệp dạng text ngắn (không quá 160 chữ cái). Giao thức này có trên hầu hết các điện thoại di động và một số PDA với khả năng truyền thông không dây.

Tin nhắn tức thời (IM –  Instant Messaging): Là dịch vụ cho phép hai người trở lên nói chuyện trực tuyến với nhau qua một mạng máy tính.

2.3. Đàm thoại qua giao thức Internet (VoIP – Voice over IP)

Nói chuyện qua giao thức Internet (VoIP – Voice over Internet Protocol): Là công nghệ truyền tiếng nói của con người (thoại) qua mạng thông tin sử dụng bộ giao thức TCP/IP. Nó sử dụng các gói dữ liệu IP (trên mạng LAN, WAN, Internet) với thông tin được truyền tải (mã hoá của âm thanh).

Một số ứng dụng VoIP

Viber là một trong những ứng dụng VoIP đa nền tảng phổ biến nhất cho smartphone. Nó cung cấp chất lượng giọng nói trong như pha lề (trong điều kiện kết nối internet ổn định) và khả năng gửi tin nhắn ngay lập tức tới các nhóm. Có thể chia sẻ các tệp tin đa phương tiện với những người dùng Viber khác.

 Tango là ứng dụng VoIP với cách làm việc của nó giống như Viber, cho phép thực hiện cuộc gọi miễn phí tới số thuê bao khác mà không cần đăng ký. Bên cạnh gọi và nhắn tin, chia sẻ tệp tin đa phương tiện, Tango hỗ trợ thực hiện cuộc gọi video với chất lượng tốt.

Skype là dịch vụ VoIP lớn nhất thể giới hiện nay, với hơn 600 triệu người dùng trên các nền tảng như iOS, Android, Windows Phone, Symbia, PS Vita, Windows… Skype là ông hoàng tuyệt đối của VoIP, với nó có thể gửi tin nhắn cực nhanh, chia sẻ ảnh, thực hiện gọi thoại và gọi video với 10 người khác cùng một lúc, chia sẻ màn hình và nhiều hơn thế.

Bobsled Calling cho phép gọi hoàn toàn miễn phí không chỉ tới người dùng Bobsled khác mà còn cho phép gọi miễn phí tới các số điện thoại di động và cố định trong một số quốc gia hỗ trợ bao gồm Mỹ, Canada, Puerto Rico. Điều này thực sự tuyệt vời nếu sống tại 3 quốc gia trên hoặc có người thân thường xuyên liên lạc sống tại đây. Ngoài ra Bobsled còn hoạt động không chỉ trên các nền tảng iOS và Android, còn có thể sử dụng trực tiếp thông qua trình duyệt web trên máy tính cá nhân của mình.

2.4. Mạng xã hội

Mạng xã hội (social network): Là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.

Diễn đàn (Forum): Gồm một nhóm các chủ đề có liên quan với nhau. Người sử dụng có thể tạo chủ đề mới trong các diễn đàn này. Mọi người có thể trao đổi, thảo luận, bày bỏ ý kiến về những vấn đề cùng quan tâm. Các vấn đề thảo luận được lưu giữ dưới dạng các trang tin.

Cộng đồng trực tuyến: Là một mạng lưới xã hội của các cá nhân tương tác thông qua các phương tiện truyền thông cụ thể, có khả năng vượt qua những ranh giới địa lý và chính trị để theo đuổi lợi ích hay mục tiêu chung. Một trong những loại hình cộng đồng ảo phổ biến nhất là các dịch vụ mạng xã hội, trong đó gồm nhiều cộng đồng trực tuyến khác nhau.                                                                                                                                  

2.5. Cổng thông tin điện tử, trang tin điện tử

Khái niệm

Cổng thông tin điện tử (Portal): Là điểm truy cập tập trung và duy nhất; tích hợp các kênh thông tin các dịch vụ, ứng dụng; là một sản phẩm hệ thống phần mềm được phát triển trên một sản phẩm phần mềm cổng lõi (Portal core), thực hiện trao đổi thông tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp và trao đổi với người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng Web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu.

Trang tin điện tử (website): Là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet.

Phân loại trang tin điện tử

Báo điện tử dưới hình thức trang tin điện tử: Được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về báo chí. Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp khi có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp.

Trang tin điện tử tổng hợp: Là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.

Trang tin điện tử nội bộ: Là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.

Trang tin điện tử cá nhân: Là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.

Trang tin điện tử ứng dụng chuyên ngành: Là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.

Trang tin cá nhân (weblog, blog): Là một dạng nhật ký trực tuyến. Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống. Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một blog cho mình.

Chia sẻ nội dung trực tuyến: Cho phép người dùng chia sẻ nội dung, các tập tin và có thể tải và trao đổi bất kỳ định dạng tài liệu nào trên mạng trực tuyến được chia sẻ trong cộng

Mục lục bài viết

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

  1. Kể tên các dịch vụ Internet dành cho người dùng
  2. Nêu các khái niệm trực tuyến, ưu và nhược điểm.
  3. Thuật ngữ “thư điện tử” (e-mail) là gì?, tin nhắn là gì?.
  4. Đàm thoại qua giao thức Internet (VoIP – Voice over IP) là gì?. Kể tên một số ứng dụng của VoIP.
  5. Mạng xã hội, diễn đàn, cộng đồng trực tuyến là gì?
  6. Cổng thông tin điện tử (Portal) là gì?. Trang tin điện tử (website) là gì?. Phân biệt các trang tin điện tử.