Các ứng dụng miễn phí kiếm tiền như thế nào?
Thị trường ứng dụng dành cho thiết bị di động dự kiến đạt 407,31 tỷ USD vào năm 2026. Theo Statista , 96,1% ứng dụng có thể tải xuống trên Google Play và 91,9% trên Apple App Store là miễn phí.
Trong khi 9 trong số 10 ứng dụng có thể tải xuống miễn phí, điều này đặt ra câu hỏi, các ứng dụng miễn phí kiếm tiền bằng cách nào?
Mục lục bài viết
1. Tiền quảng cáo
Thời đại 4.0 hiện nay, quảng cáo đã thống trị trên nhiều phương tiện khác nhau trong đời sống. Mặc dù được tải xuống và sử dụng miễn phí, các nhà sản xuất ứng dụng vẫn kiếm tiền dựa vào các tương tác trên quảng cáo được hiển thị trong ứng dụng.
Quảng cáo trong ứng dụng có thể xuất hiện với các định dạng khác nhau như: hiển thị banner quảng cáo trong app, pop-up, video ngắn,… Doanh thu từ quảng cáo được thực hiện theo cơ chế bắc cầu, thông qua đơn vị thứ 3 (như với Google Adsense).
Mức chi trả trung bình của Google cho nhà phát triển thường dao động từ 0.1 USD đến khoảng 7 USD cho mỗi lần click, tùy thuộc vào loại quảng cáo.
Mặc dù được tải xuống và sử dụng miễn phí, các nhà sản xuất ứng dụng vẫn kiếm tiền dựa vào các tương tác trên quảng cáo được hiển thị trong ứng dụng.
Tại Anh, Mỹ, Google trả phí cho mỗi click quảng cáo trung bình 0.2 USD. Riêng ở thị trường Việt Nam, những nhà phát triển game chỉ nhận được 1/10 trong tổng 0.2 USD. Điều đó có nghĩa là, càng có nhiều người tải ứng dụng về sử dụng, thu nhập mang về cho chủ sở hữu ứng dụng là càng lớn.
Như vậy, lấy ví dụ từ Flappy Bird, ứng dụng game được download nhiều nhất trên iOS vào tháng 1/2014, tiền quảng cáo của trò chơi này được đưa ra như sau: Giả sử với 50 triệu lượt tải, hàng ngày thu hút khoảng 5 triệu người chơi. Số lượt hiển thị quảng cáo là 10 lần. Trong một thế giới hoàn hảo, cứ 10 người lại có 1 người click vào quảng cáo, thì sẽ có 500.000 lượt click quảng cáo một ngày. Số tiền thu về sẽ là 500.000 x 0.02 USD = 10.000 USD.
Theo chia sẻ của anh Đông Nguyễn, người sáng lập Flappy Bird vào thời kỳ hoàng kim của trò chơi này, doanh thu của ứng dụng lên đến 50.000 USD mỗi ngày (tương đương 1 tỷ VNĐ).
2. Tiền người dùng thao tác thanh toán mua trong ứng dụng (In-App Purchase)
Nguồn tiền sẽ đến từ các hình thức thanh toán khác nhau, thông thường là:
Thanh toán tiếp diễn
Thu nhập từ hình thức này thường áp dụng cho các nhà sản xuất ứng dụng trò chơi. Người dùng sẽ góp phần tăng doanh thu của ứng dụng, dựa vào hành động mua vật phẩm, nâng cấp nhân vật,,… nhiều lần trong ứng dụng đó.
Ví dụ như trong Clash of Clans, người chơi được mua 20 vàng với giá 0.99 USD và có thể mua nhiều lần khác nhau dựa trên nhu cầu. Từ đó dẫn đến việc, các nhà phát triển trò chơi sẽ có các thủ thuật tâm lý để “rút ví” người dùng.
Thanh toán một lần duy nhất cho ứng dụng
Thay vì tính phí người dùng ngay từ đầu, các ứng dụng áp dụng mô hình freemium cho phép người dùng truy cập vào các tính năng cơ bản. Tuy nhiên, để truy cập các tính năng cao cấp, người dùng bắt buộc phải trả phí. Đây như một giải pháp nếu không muốn phụ thuộc quá nhiều vào quảng cáo.
Thay vì tính phí người dùng ngay từ đầu, các ứng dụng áp dụng mô hình freemium cho phép người dùng truy cập vào các tính năng cơ bản.
Nhà phát triển ứng dụng đưa ra những hình thức nâng cấp mua trọn gói 1 lần: theo tháng, theo năm hoặc mãi mãi. Tiền thu về đến từ việc người dùng muốn sở hữu các tính năng bổ sung như thêm bộ nhớ dữ liệu, quyền truy cập tất cả nội dung. Ứng dụng điển hình cho hình thức này là VSCO, Slack, Zoom,…
Hình thức thanh toán qua mô hình Freemium có nét tương đồng với nguồn thu nhập đến từ gói đăng ký trả phí bên dưới.
3. Tiền gói đăng ký trả phí của người dùng (Subscription)
Tương tự như mô hình Freemium, phí đăng ký sẽ được tính cho người dùng để có thể truy cập đầy đủ các tính năng mà không có bất kỳ hạn chế nào. Nguồn thu này thường được áp dụng bởi những ứng dụng là dịch vụ streaming.
Hiện tại, Spotify thu hút hơn 365 triệu người dùng và khoảng 45% trong số đó là người đăng ký trả phí. Với mức giá 9,99 USD/tháng/cá nhân đăng ký Spotify Freemium, nền tảng này thu về doanh thu trung bình hơn 540 triệu USD một tháng.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số thuê bao trả phí cho Netflix ở Việt Nam đã đạt trên con số hơn 300.000. Với mức phí 180 – 260.000 đồng/tháng, nếu 4 người dùng chung 1 tài khoản, thì ứng dụng xem phim này mang về khoảng 19 tỷ đồng mỗi tháng.
Với thành công của Spotify, Apple Music và Netflix cùng những báo cáo doanh thu ấn tượng trong nhiều năm trở lại đây, doanh thu từ lượt đăng ký của người dùng là mảnh đất tiềm năng cho các nhà phát triển ứng dụng.
4. Tiền tài trợ
Tài trợ là một phương pháp kiếm tiền khác từ ứng dụng miễn phí. Nhìn chung, tiền đến đến bằng cách: ứng dụng sở hữu một số lượng lớn người dùng, tìm kiếm nhà tài trợ. Khi đạt được thỏa thuận về sự kết nối của cả 2 bên (nhà phát triển app và nhà tài trợ), phía nhà tài trợ sẽ cung cấp nguồn tiền cùng các điều kiện đính kèm theo thỏa thuận.
Doanh thu sẽ về với ứng dụng bằng cách:
- Chia sẻ lợi nhuận với nhà tài trợ
- Nhận phí tài trợ hàng tháng.
Caption
Một ví dụ điển hình về ứng dụng có nguồn thu từ nhà tài trợ là Weather Channel. Ứng dụng này cung cấp các thông tin về thời tiết địa phương, nhận tiền tài trợ từ Home Depot, công ty bán lẻ cung cấp thiết bị gia đình và dịch vụ xây dựng của Mỹ.
Cả 2 kết hợp bằng cách hiển thị những thước đo nhiệt độ (vốn là sản phẩm của nhà tài trợ) trong ứng dụng. Mục tiêu nhắm đến những chủ nhà quan tâm đến việc chống chọi với thời tiết cho ngôi nhà của họ.
Khoản tiền tài trợ là một trong những nguồn thu nhập chính của ứng dụng thương mại điện tử (như Shopee, Lazada, Tiki,…) từ các nhà đầu tư.
5. Tiền bán sản phẩm và dịch vụ trực tuyến
Lúc này, ứng dụng miễn phí trở thành công cụ để khách hàng tiếp cận với sản phẩm chính của công ty mẹ. Có thể chia nhóm như sau:
Ứng dụng của ngành thương mại điện tử
Với sự phát triển của nền kinh tế số hiện nay, nhu cầu mua hàng thông qua các sàn thương mại điện tử tăng cao, các ứng dụng này này ngày càng phổ biến. Nguồn thu nhập chính thông qua sản phẩm vật lý bán trên ứng dụng.
Nguồn tiền đến từ nhiều cách khác nhau nên, các sàn dù chi mạnh cho những đợt sale và miễn phí giao hàng liên tục nhưng vẫn có nguồn tiền khủng đổ về.
Ứng dụng tiền tệ, cổng thanh toán điện tử
Phí giao dịch. Đó là cách phổ biến nhất để kiếm tiền từ các ứng dụng giao dịch điện tử như ví Momo, ZaloPay, Cake,… Tiếp đến, các phí chuyển đổi khi thanh toán sản phẩm thông qua các cổng giao dịch này cũng là một trong các nguồn thu.
Do đó, những đợt hợp tác từ các ông lớn trong ngành như: Shopee chấp nhận thanh toán qua Shopee Pay, Tiki chấp nhận thanh toán qua Momo, ZaloPay, Moca by Grab, VNPay,…
Càng nhiều khách mua hàng và thanh toán thông qua ứng dụng thứ 3, cả 2 ứng dụng đều đem về nguồn thu cho mình, đó là mối quan hệ win-win.
6. Tiền huy động vốn từ cộng đồng
Đây là một nguồn thu nhập mới cho các ứng dụng miễn phí, đặc biệt là với ứng dụng được phát triển bởi các công ty khởi nghiệp.
Càng nhiều khách mua hàng và thanh toán thông qua ứng dụng thứ 3, cả 2 ứng dụng đều đem về nguồn thu cho mình, đó là mối quan hệ win-win.
Tương tự như hình thức donate cho streamer từ người hâm mộ, các công ty startup chia sẻ ý tưởng của họ trên các nền tảng như Kickstarter, Patreon, Crowd Supply, Fundable, Indiegogo và Chuffed nhằm tìm kiếm các khoản đóng góp để tài trợ cho việc phát triển và quảng bá ứng dụng.
Theo báo cáo Mobile Growth Stack, các ứng dụng trên di động không dành cho trò chơi rất được ưu tiên trong việc huy động vốn từ cộng đồng.
Tính đến tháng 5 năm 2017, đã có khoảng 138 ứng dụng không phải trò chơi được biết là đã gây quỹ từ 10,000 USD đến 100.000 USD so với 29 trò chơi dành cho thiết bị di động có mục tiêu tài trợ tương tự.
7. Tiền thu thập và bán dữ liệu
Các ứng dụng thu thập rất nhiều dữ liệu của người dùng: về hành vi, thói quen, nhân khẩu học hoặc bất kỳ thông tin có giá trị nào khác. Tất cả những dữ liệu trên đều được nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau.
Ứng dụng miễn phí có thể bán dữ liệu hành vi của người dùng cho những bên khác có nhu cầu và kiếm được một khoản tiền lớn. Dữ liệu thường chứa địa chỉ email, tài khoản mạng xã hội và sở thích cá nhân của người dùng.
Tuy nhiên, nguồn thu này thường dẫn đến tranh cãi. Bởi đó gây ảnh hưởng đến thông tin cá nhân của người dùng, điều mà vốn dĩ phải được bảo mật. Do đó, sẽ dẫn đến những vụ kiện về việc tiết lộ thông tin người sử dụng.
Kết
Việc cài đặt một ứng dụng miễn phí dễ dàng hơn khi nào hết khi chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ số. Nguồn tiền của các ứng dụng sẽ có nhiều cách khác nhau để tạo ra lợi nhuận.
Thế nhưng, giá trị cốt lõi ở đây vẫn là sản phẩm, dịch vụ, lợi ích mà ứng dụng đấy mang lại. Đó là tạo được một lượng lớn những người dùng thường xuyên.
Lúc này, ứng dụng sẽ tạo nên doanh thu đa nguồn, mà việc để người dùng download miễn phí chỉ mang hiệu ứng chim mồi.