Cách Cúng Rằm Tháng 7 Đúng Nhất: Mâm Cúng Rằm Trong Nhà Đơn Giản | Nguyễn Kim Blog
là một tập tục thể hiện tín ngưỡng và văn hóa người Việt. Cùng
với nhiều sự tôn trọng và biết ơn sâu sắc. Đây là dịp để chúng ta nghĩ đến “tứ đại ân” – tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên và xã hội. Nghi thức
Nếu như tháng 7 Âm lịch thường được cho là tháng mang đến nhiều điều không may mắn, thì đối với Phật Giáo, đây là tháng
Mục lục bài viết
Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Mâm cúng chay lễ Phật
Mâm cúng đồ chay dâng Phật trong ngày Rằm tháng 7 thể hiện sự kính trọng và tuân theo luật nhân quả. Gia chủ thể hiện sự thành tâm sống lương thiện, không sát sanh, không khẩu nghiệp. Mâm cúng còn thể hiện mong muốn tạ ơn Phật đem đến sự an yên trong đời sống tâm linh của cả nhà, mong Ngài luôn luôn dõi theo và che chở chúng sinh vượt qua tai ương trong cuộc sống.
Mâm cúng chay thường có những món ăn sau:
Xôi
gấc, xôi đậu xanh hoặc xôi hạt sen
Canh rau củ
Đậu hũ sốt nấm
Sườn non chay
Mâm cúng chay lễ Phật (Nguồn: Internet)
Một số gia đình còn chuẩn bị bánh Pía chay hoặc nhiều món ăn chay thú vị khác. Số lượng món tùy thuộc vào mong muốn và điều kiện của từng gia đình, nên bạn cứ chuẩn bị mâm chay thật kỹ lưỡng và chỉn chu là được rồi nhé.
>> Truy cập ngay bài viết Văn Khấn, Bài Cúng Chúng Sinh Cô Hồn Ngoài Trời Rằm Tháng 7 Chuẩn Nhất>>
Xem thêm: Món Chay Ngon Thanh Đạm Dễ Làm Đủ Dưỡng Chất
Mâm cúng gia tiên Rằm tháng 7 trong nhà
Mâm cúng gia tiên còn được gọi là mâm cúng trong nhà trong cửa. Mâm cúng thể hiện sự kính trọng và biết ơn đến tổ tiên, ông bà,.. và những người đã khuất. Mâm cúng này thường được chuẩn bị tươm tất và chủ yếu là món mặn.
Mâm cúng gia tiên (Nguồn: Internet)
Các món ăn trong mâm cúng gia tiên thường là: Gà luộc, chả lụa, sườn xào, gỏi, trái cây, nhang đèn, hoa cúng, và các món ăn khác tùy thuộc vào từng gia đình. Ngoài ra, gia chủ thường chuẩn bị thêm vàng mã và các vật dụng khác để đốt xuống cõi âm với mong muốn những người đã khuất vẫn có cuộc sống đầy đủ khi rời xa trần thế.
Mâm cúng chúng sinh ngoài trời
Ngoài ý nghĩa là Đại lễ Vu Lan báo hiếu, Rằm tháng 7 còn là dịp Đại xá vong ân, thể hiện sự từ bi, đức độ của gia chủ với những linh hồn còn vương vấn trần thế. Các gia đình sẽ thường có mâm cúng chúng sinh ngoài sân để cúng cô hồn, ma đói và những linh hồn không nơi nương tựa.
Mâm cúng Đại xá vong ân (Nguồn: Internet)
Mâm cúng chúng sinh vào ngày Rằm thường có các món như
Bánh kẹo
Nước
Gạo, muối, cháo loãng
Nhang đèn
Xem thêm: Cách Làm Kẹo Lạc (Kẹo Đậu Phộng) Truyền Thống
Vàng mã cúng rằm tháng 7
Ngoài mâm cỗ cúng vào ngày Rằm, vàng mã là thứ cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để cho nghi thức cúng Rằm được diễn ra thành công tốt đẹp. Cùng xem qua các loại vàng mã thường được dùng trong ngày cúng Rằm nhé.
Vàng mã cúng gia tiên
Bao gồm: giấy vàng mã, xe, tiền âm phủ, những món đồ mà người đã khuất thích lúc còn sống. Những đồ vật này sẽ được đốt – mang ý nghĩa gửi những món này xuống cho họ.
Vàng mã cúng gia tiên (Nguồn: Internet)
Theo tương truyền, sau khi đốt, người âm sẽ nhận được, và có thể dùng “số của cải này” để mua những thứ họ thích.
Vàng cúng chúng sinh
Vàng mã chuẩn bị cho lễ cúng chúng sinh cũng cần phải được chuẩn bị chỉn chu gồm những món như sau:
15 lễ tiền vàng hoặc nhiều hơn
20-50 bộ quần áo và tiền để đốt cho chúng sinh
Vàng mã cúng chúng sinh (Nguồn: Internet)
Cách cúng Rằm tháng 7 tại gia đơn giản nhấ
t
Ngày giờ chuẩn nhất để cúng Rằm
Theo kinh nghiệm dân gian, cửa Âm sẽ được mở vào mục 1 tháng 7 Âm lịch và khép lại vào 12h đêm ngày 15. Theo đó, bạn có thể thực hiện nghi thức cúng Rằm vào bất kì thời gian nào trong khoảng thời gian cửa Âm mở ra. Nhiều người thường lầm tưởng phải đúng ngày 15 mới cúng, nhưng thật ra không nhất thiết phải đúng vào thời gian này.
Nghi lễ cúng Phật
Lễ cúng Phật được thực hiện vào buổi sáng. Sau khi dọn xong mâm cúng, gia chủ thắp 3 nén nhang và bắt đầu đọc văn khấn Rằm tháng 7. Giọng đọc cần rõ ràng, vừa phải. Sau khi khấn xong sẽ lạy Phật 3 lần để kết thúc nghi thức.
Nghi lễ cúng phật (Nguồn: Internet)
Lễ cúng gia tiên Rằm tháng 7
Lễ cúng này cũng được thực hiện vào buổi sáng, gia chủ cũng bày trí mâm cúng rồi đọc văn khấn. Sau đó lạy 3 lạy để kết thúc buổi lễ và tiến hành đốt vàng mã cho người thân.
Lễ cúng gia tiên (Nguồn: Internet)
Lễ cúng vong linh
Lễ cúng ân xá vong linh thường được thực hiện vào buổi chiều hoặc tối. Sau khi bày trí mâm cúng, gia chủ thắp hương, vái 3 lần sau đó đọc văn khấn. Đọc xong vái tiếp 3 lần để kết thúc lễ cúng.
Lễ cúng vong linh (Nguồn: Internet)
Sau cúng 1 tuần sẽ sẽ rải gạo muối ra sân để tránh các linh hồn quanh quẩn xung quanh nhà. Lúc này gia chủ sẽ vừa đốt vàng mã vừa đọc văn khấn hóa vàng để gửi cho các vong linh.
Những lưu ý khi thực hiện cúng Rằm tháng 7
Cần giữ cơ thể sạch sẽ trước ngày cúng, giữ bản thân không ô uế bằng cách không ăn nhiều thức ăn có mùi.
Cần ghi rõ họ tên người nhận lên các vật dụng đốt cho người thân. Khi đốt, cần đọc rõ tên người nhận để tránh bị các vong linh khác tranh giành.
Nên cúng mâm chay trong lễ xá tội vong ân. Người xưa truyền rằng cúng món mặn cho cô hồn sẽ làm khơi dậy lòng tham sân si.
Rải tiền vàng ra mâm cúng phải để đủ 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, mỗi hướng cắm 7 cây hương. Bày mâm cúng ngoài trời hoặc trước cửa nhà.
Trên đây là những tổng hợp về cách cúng rằm tháng 7. Hi vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích để chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 đầy đủ, chỉnh chu, có một ngày rằm bình an trong tâm và trong tim bạn nhé.
Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng nồi chiên không dầu, bếp gas hoặc đồ gia dụng hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 1800 6800 (miễn phí)
Email: [email protected]
Chat: Facebook NguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com
Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc