Cách Làm Bánh Chưng Dẻo Và Thơm Ngon Trong Dịp Tết
Hình ảnh bánh chưng ngày Tết từ xa xưa đã được coi như một biểu tượng, một linh hồn của dân tộc Việt. Nó được đặt trên bàn thờ để bày tỏ lòng thành đối với tổ tiên. Nếu bạn đang tìm kiếm
cách làm bánh chưng trong dịp Tết
vừa chuẩn vị ngon lại vừa đẹp mắt, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
I. Cách làm bánh chưng Tết
Cách làm bánh chưng vốn chỉ cần những nguyên liệu đơn giản nhưng lại có một số công đoạn làm khá cầu kỳ và yêu cầu độ tỉ mỉ, cẩn thận.
1. Dụng cụ gói bánh chưng
Để có một chiếc bánh đều nhân, vuông vức đẹp mắt, bạn có thể sử dụng bộ khuôn gói bánh chưng để đảm bảo bánh không bị bung lá, hay bị biến dạng sau khi nấu. Hiện nay, có rất nhiều loại khuôn làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ, inox,… bán trên thị trường và dễ dàng tìm kiếm.
Nếu bạn tự tin vào cách làm bánh chưng của mình, thì có thể không cần sử dụng dụng cụ gói bánh.
2. Nguyên liệu làm bánh chưng
Nguyên liệu cho 5 chiếc bánh chưng:
-
1 kg gạo nếp ngon
-
0.5 kg đậu xanh
-
0.5 kg thịt ba chỉ lợn
-
2 thìa cà phê muối
-
1 thìa cà phê tiêu
-
Gia vị tùy chỉnh (muối, tiêu, đường, nước mắm,…)
II. Hướng dẫn chi tiết cách làm bánh chưng
1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu gói bánh chưng
Gạo nếp
Ngâm nếp qua đêm, hoặc ít nhất 5 tiếng trước khi gói bánh, để được nở và rền bánh (bánh dẻo và ngon) sau khi nấu. Bạn có thể ngâm nếp với lá riềng hay lá dứa nếu muốn có màu xanh đẹp mắt, đồng thời tạo độ thơm tự nhiên cho nếp.
Sau khi ngâm xong, bạn đổ nếp ra và để cho ráo nước. Thêm 1-2 thìa muối trộn đều cho nếp thấm.
Đậu xanh
Đậu xanh bỏ vỏ nên được ngâm qua đêm hoặc 5 tiếng trước khi gói bánh chưng. Nếu bạn mua loại đậu có vỏ thì thời gian ngâm có thể lâu hơn và thêm một công đoạn là lọc bỏ vỏ. Để đậu ráo nước rồi trộn với muối và tiêu.
Thịt lợn ba chỉ
Thịt lợn rửa sạch, cắt khối lớn.
Để ráo rồi ướp thịt với ½ thìa nước mắm, ½ thìa muối, ½ thìa tiêu và đường.
Lá dong riềng gói bánh
Chọn lá dong riềng màu xanh đẹp mắt, không quá non cũng không quá già. Bạn cũng có thể sử dụng lá chuối thay thế nếu không có lá dong.
Rửa sạch sau đó để thật khô. Chặt phần cuống lá và tước bớt gân lá.
Lạt buộc bánh
Chọn lạt tre, ngâm nước cho mềm sau đó tước lạt thành những sợi nhỏ hơn.
2. Bước 2: Cách gói bánh chưng ngày Tết
Gói bánh chưng bằng khuôn
Để chiếc nào cũng vuông vức và đẹp, thì bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khuôn để làm bánh.
Xếp lần lượt 4 lá dong, bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép từ bên trái qua để tạo nếp cho lá riềng. Làm tương tự cho 3 lá còn lại, và đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.
Nên rải đều nếp ở 4 góc khuôn và rải ít hơn ở giữa để cho nhân bánh chưng vào. Xếp lần lượt đậu, thịt mỡ rồi thêm một lớp đậu bao ngoài. Sau cùng, rải nếp lên phủ lại, nên phân chia tỷ lệ phù hợp, để khi ăn bánh chưng nếp, đậu, thịt đều nhau.
Cuối cùng, gói bánh và dùng dây lạt buộc lại. Không nên buộc quá chặt vì trong quá trình nấu bánh chưng sẽ còn nở ra nữa.
Gói bánh chưng bằng tay
Đầu tiên, ta xếp chồng 4 lá vuông góc với nhau, 2 lá dưới úp mặt phải xuống, 2 lá trên ngửa mặt phải lên.
Mẹo nhỏ trong cách làm bánh chưng, nếu muốn bánh vuông vắn, đẹp mắt không cần khuôn, ta nên dùng bát gạo. Đặt 1 bát gạo vào giữa lá, đổ gạo lên giữa phần lá. Sau đó đặt nhân đậu, thịt, lên phần gạo. Đổ thêm một phần gạo lên nhân, dùng tay san đều để gạo bao phủ hết phần nhân.
Lần lượt gấp các lá dong riềng bên phải và trái lại với nhau. Trong lúc gấp bạn cần phải chắc tay thì bánh chưng mới đẹp mắt và vuông vắn. Khéo léo gấp các mép lại bên trong. Gấp phần đầu lá dưới lên, và gấp phần lá thừa bên trên lại sao cho tạo bánh được tạo thành hình vuông.
Dùng dây lạt buộc lại và dùng tay ấn để bánh được nén chặt hơn.
3. Bước 3: Nấu bánh chưng ngày Tết
Sử dụng nồi nấu bánh chưng truyền thống
Đổ nước ở nhiệt độ thường ngập bánh chưng, để lửa lớn. Tính từ khi nước sôi, bạn nấu khoảng 5-7 tiếng, với kích cỡ bánh lớn hơn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Ngoài ra, bạn có thể dùng một số vật nặng đè lên bánh để bánh luôn chìm trong nước. Trong quá trình nấu, nếu nước cạn, bánh không ngập nước thì bạn tiếp thêm bằng nước sôi.
Sau khi thấy đủ thời gian và bánh chín thì vớt ra, rồi cho ngay vào nước lạnh ngâm từ 10-20 phút. Sau đó để bánh ráo nước, rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra trong khoảng 4 – 8 tiếng, đây là một trong những cách làm bánh chưng không bị nhão và bảo quản được lâu hơn.
Sử dụng nồi áp suất nấu bánh chưng
Nếu muốn tiết kiệm thời gian nấu bánh bạn có thể sử dụng nồi áp suất.
Nồi áp suất chỉ tốn khoảng 1 – 2 tiếng để nấu. Bạn lót lá, cho bánh vào rồi đổ nước ngập đến mức cho phép của nồi. Đậy nắp, khóa van rồi đun tới khi van áp suất nổi lên thì hạ về mức nhỏ hơn. Nếu sử dụng nồi áp suất điện, bạn có thể tự điều chỉnh thời gian.
Bánh chín, bạn vớt bánh ra để trong thau nước sạch khoảng 15 phút. Sau đó, đặt bánh lên một mặt phẳng để ép bánh.
Cách này giúp tối ưu thời gian, phù hợp với tất cả các không gian bếp, các gia đình đặc biệt là những người sống ở chung cư, người bận rộn tại các thành phố lớn.
4. Bước 4: Thành phẩm bánh chưng
Bánh chưng đạt chuẩn là những chiếc bên ngoài vuông vức, kín góc. Khi cắt bánh, 3 lớp nếp, đỗ, thịt được chia đều, không lẫn lộn. Vỏ bánh dẻo quyện, đậm đà, thơm hương nếp, có màu xanh bắt mắt. Đậu xanh mịn béo, vàng óng. Thịt mỡ chín mềm, thơm ngon, tan trong miệng. Thơm mùi tiêu xay, hương vị thơm ngon khó cưỡng. Bánh chưng có thể ăn kèm với các loại dưa hành, củ kiệu, dưa món… để kích thích vị giác hơn.
>>>Xem thêm: 2 cách làm dưa món ngày Tết tại nhà đơn giản và chuẩn vị
III. Một số cách biến tấu bánh chưng thành món ăn mới lạ
1. Cách làm bánh chưng eat-clean (Bánh chứa ít calo)
Nếu không muốn ăn bánh chưng kiểu truyền thống vì lo sợ việc nạp nhiều calo vào dịp Tết. Thì bạn có thể tham khảo một trong những cách làm bánh chưng mới lạ nhờ vào việc thay đổi nguyên liệu bánh để phù hợp với chế độ eat-clean của bản thân.
Nguyên liệu cho 5 chiếc bánh chưng eat-clean:
- nếp cẩm (nếp than)
0.35 kg gạo(nếp than)
-
0.25 kg gạo lứt
-
0.5g đậu xanh bỏ vỏ
-
0.5 kg ức gà
-
Gia vị (nước mắm, muối, tiêu,…)
Nếp cẩm còn nguyên vỏ cám rất giàu dinh dưỡng, bạn có thể trộn thêm với một chút gạo lứt.
Phần thịt cho bánh chưng eat-clean sẽ sử dụng ức gà, không chứa mỡ béo lại giàu đạm.
Cách làm giống như bánh chưng truyền thống. Thành phẩm là những chiếc bánh có màu tím óng ánh đẹp mắt, mềm dẻo đậm đà, hương vị thơm ngon.
2. Cách làm bánh chưng mật
Bánh chưng mật là một loại bánh chưng ngọt, được biến tấu từ bánh chưng truyền thống. Vỏ bánh vẫn là nếp thơm nhưng phần nhân lại là đậu xanh sên với mía đường. Chất lượng và cách chế biến đường sẽ là yếu tố quyết định độ ngon ngọt của chiếc bánh. Cách làm bánh chưng mật cần các thao tác cầu kỳ hơn so với bánh chưng truyền thống, bởi đường sên đến đâu cạo tới đó để tránh đường bị ướt khi gói
Một bí quyết giúp nhân bánh chưng mật thơm dậy mùi hơn đó là thêm vài hạt mứt sen, khi nấu chín, mứt sen và đường sẽ hòa quyện vào với nhau khiến vị của bánh trở nên rất đặc biệt.
IV. Cách làm bánh chưng bảo quản được lâu
1. Bánh chưng để được mấy ngày?
Bạn nên treo bánh ở nơi thoáng mát, tránh để ở nơi ẩm ướt, nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ phòng, bánh chưng thường để được khoảng 2-3 ngày.
2. Cách bảo quản bánh chưng
2.1 Bảo quản ở điều kiện thường
Bước 1: Bánh chưng sau khi vớt ra, sử dụng nước sôi để nguội rửa lại bánh, để rửa sạch các chất nhựa trong lá.
Bước 2: Xếp bánh tại nơi thoáng mát để bánh khô ráo hoàn toàn.
Bước 3: Đặt bánh lên một mặt phẳng rồi dùng vật nặng ép bánh chặt lại hơn.
Với cách bảo quản này bánh chưng có thể để khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào những yếu tố khác như: Điều kiện môi trường, bánh có được buộc chặt không… mà thời gian bảo quản có thể chênh lệch.
2.2 Bảo quản trong tủ lạnh
Một trong những cách phổ biến nhất để bảo quản bánh chưng được lâu là để vào tủ lạnh. Bánh nên còn nguyên vẹn lá hoặc được bọc màng bọc thực phẩm để tránh bị khô, ăn đến đâu thì bạn lấy đến đó.
2.3 Bảo quản bằng túi hút chân không
Bánh chưng được hút chân không có thể bảo quản từ 5 – 10 ngày ở điều kiện thường. Nếu bảo quản trong ngăn đá, bánh chưng có thể dùng được trong vòng 15 – 20 ngày. Tuy nhiên, bạn cần rã đông bánh sau đó luộc lại bánh trước khi dùng.
3. Lưu ý khi bảo quản bánh chưng
-
Lá gói bánh dù sử dụng lá dong hay lá chuối đều cần phải rửa kỹ, trụng qua nước sôi và để ráo, như vậy sẽ giúp bánh giữ được lâu mà lại có màu đẹp hơn.
-
Kiểm tra dao cắt bánh trước khi sử dụng. Tránh tình trạng dao dính thực phẩm hay bụi, như vậy dễ gây ra nấm mốc bên trong bánh.
-
Khi thấy bánh có dấu hiệu nấm mốc nhẹ bên ngoài lá gói, bạn hơ bánh trên lửa để loại bỏ nấm mốc. Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm gói bánh lại rồi tiếp tục bảo quản.
-
Nếu bánh có tình trạng lại gạo (nếp bị khô, cứng), bạn có thể mang bánh đi hấp hoặc luộc lại (nếu chưa bóc bỏ lớp vỏ).
Trên đây là bài viết chia sẻ về cách làm bánh chưng, mong rằng bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn làm ra được những chiếc bánh chưng thơm ngon và đẹp mắt. Đừng quên truy cập Muaban.net để cập nhật nhiều nguồn tin chất lượng từ nhiều lĩnh vực khác nhau nhé!
>>> Có thể bạn muốn biết: