Cách Pha Màu Sơn Xe Hơi & Những điều Cần Biết
Bạn nên làm quen với các hệ màu – không gian màu
Pha chỉnh màu sơn ô tô giúp mang lại màu sắc hoàn hảo nhất cho chiếc ô tô sau khi sửa chữa. Pha chế sơn xe ô tô cũng được xem như là 1 nghệ thuật yêu cầu rất cao về kỹ năng, tư duy và độ cảm nhận màu sắc. Giống như 1 người họa sĩ, người thợ sơn phải làm sao cân đong đo đếm để pha chế màu sơn chuẩn. Khi sơn lên xe đảm bảo màu đẹp như màu gốc hoặc chuẩn như màu trong catalogue. AP CAR CARE sẽ hướng dẫn bạn về kỹ thuật pha màu sơn ô tô mà mọi bậc thầy sơn xe đều ứng dụng. Chúng ta cùng tìm hiểu một số yếu tố cần biết khi pha chỉnh màu sơn ô tô nhé!
>>>Xem thêm: Sơ phủ gầm xe ô tô
Mục lục bài viết
Pha chỉnh màu sơn ô tô là gì?
Trong kỹ thuật sơn sửa chữa ô tô, pha chỉnh màu là công việc yêu cầu kinh nghiệm và kỹ năng cao. Khi lớp sơn ô tô tiếp xúc với thời tiết, các chất hóa học,… tạo nên vô vàng màu sắc khác nhau. Vì vậy, công thức nhà cung cấp sơn đưa ra theo code màu thường không thể giống so với màu thực tế trên xe. Công việc của kỹ thuật viên pha sơn là pha trộn màu gốc để tạo nên màu giống với màu trên xe.
Màu gốc sơn ô tô là gì?
Màu gốc là những lon màu được các hãng sơn cung cấp cho các xưởng. Từ các lon màu gốc này, các kỹ thuật viên sẽ pha trộn để cho ra màu chính xác nhất trên xe.
Mỗi nhà sản xuất sơn sẽ có số lượng màu gốc và cách đặt tên khác nhau, sắc màu cũng có sự khác biệt tương đối. Ví dụ: Nippon Nax Premila có 85 màu gốc, tên được đặc gồm có 5 ký từ – 2 chữ cái đầu và 3 chữ số phía sau.
Màu gốc ô tô được chia thành 3 nhóm màu chính là Solid, Metallic và Mica
- Solid
: bột màu solid là những hạt màu oxit vô cơ như TiO2 và những hạt màu khác. Solid là màu dễ pha nhất nhưng hiện tại chủ yếu chỉ sử dụng trên xe tải và xe taxi.
- Màu Metalic
: là các hạt màu kim loại có khả năng phản xạ ánh sáng. Màu Metallic thường được tạo nên bởi các loại bột nhôm. Khi pha chỉnh màu Metallic cần nhìn từ 3 góc độ: 90
o,
45
o
và 15
o
vì sự tương phản giữa các góc khác nhau.
- Màu mica
: là nhóm màu có khả năng phản xạ ánh sáng nhưng chỉ một phần vì ánh sáng có thể đi xuyên qua lớp màu Mica. Khi pha chỉnh màu Mica cần đặc biệt chú trọng lớp nền và cũng quan sát từ nhiều góc độ.
Một số yếu tố gây nên sự lệch màu sơn ô tô so với màu gốc
Mỗi code màu được các nhà sản xuất ô tô nghiên cứu rất kỹ để cho ra những màu xe đẹp và hợp thời trang nhất. Code màu này được đăng ký sử hữu trí tuệ và thống nhất khi sản xuất trên toàn thế giới. Tuy vậy, màu xe thường bị lệch so với màu xuất xưởng thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
-
Do điều kiện thời tiết khác nhau giữa các xe
-
Sơn bị tiếp xúc với các chất hóa học làm phai màu
-
Kỹ thuật sơn ở nhà máy có thể có sự sai lệch giữa các xe
-
Xe sản xuất ở những nơi khác nhau có sự lệch màu,…
-
Xe được sơn sửa chữa trước đó và không
Cách pha màu sơn xe ô tô với các gam trung gian
Nếu như các gam màu sơn xe ô tô cơ bản không làm hài lòng nhu cầu sơn xe của khách hàng, thì đó chính là lúc bạn tham khảo những gam màu khác biệt hơn. Để có thể học cách pha màu sơn ô tô chuẩn, trước hết, người thợ sơn cần nắm được quy tắc pha màu trung gian.
Màu trung gian là màu được tạo ra do sự pha trộn giữa 2 màu đứng cạnh nhau trên vòng thuần sắc tạo nên sự hòa quyện nhẹ. Trên vòng thuần sắc, các màu bậc 4, 5, 6 có vai trò là những màu trung gian. Từ 3 màu cơ bản ban đầu đỏ cờ, vàng chanh, xanh biển, lam, ta có một số nguyên tắc pha màu như sau:
-
CAM (orange ) = đỏ + vàng
-
TÍM (violet) = đỏ + lam
-
LỤC (green) = vàng + lam
-
NÂU (brown) = đỏ + vàng + lam
-
XANH LÁ MẠ = vàng + đen
Để làm giảm sắc hoặc tạo màu xám cho bất cứ màu nào, có thể thêm vào một lượng nhỏ màu đen, nâu hay xám. Hoặc trộn với các màu bổ sung cho nó, hoặc trộn với màu đối nghịch của nó.
Kỹ thuật pha màu sơn ô tô nâng cao từ các màu cơ bản
Công thức pha màu sơn ô tô điều chỉnh độ đậm, sáng:
Kể cả khi bạn không nhớ được hết các gam màu trong vòng thuần sắc, thì cách dễ dàng nhất ở đây chính là ghi nhớ các gam màu nghịch căn bản, chẳng hạn như vàng – tím, cam – xanh da trời, đỏ – xanh,…
Dựa theo đó, có một nguyên tắc cơ bản trong cách pha màu sơn xe ô tô, chính là để có thể làm giảm sắc hoặc tạo màu xám cho bất cứ gam màu nào, bạn đều có thể thêm vào đó một lượng nhỏ màu đen, nâu hoặc xám.
Muốn làm sáng/làm nhẹ hỗn hợp màu thì cho thêm màu trắng vào từ từ đến khi thu được kết quả như mong muốn. Muốn làm tối hỗn hợp màu thì cho thêm màu đen từ từ để dễ điều chỉnh.
Thay đổi độ sáng/độ đậm bằng cách cho đồng thời cả màu đen và màu trắng vào để pha xám hoặc đục. Cần chú ý điều chỉnh hàm lượng phù hợp để pha được màu có độ sáng/độ đậm theo ý muốn.
Trong khi đó, màu trắng kẽm bao giờ cũng có tác dụng làm màu sạch hơn. Nếu muốn sắc thái màu sơn trở nên sáng hơn, bạn chỉ cần trộn gam màu đó với các sắc lạnh hoặc trắng.
Kỹ thuật pha màu sơn ô tô đặc biệt
Để pha trộn một màu đặc biệt trước hết phải chọn được màu gần giống màu đó. Rồi từ từ pha thêm các màu để đạt được màu mong muốn. Đôi khi ta chỉ nên dùng tối đa 3 màu. Nếu bạn pha một màu khác vào màu chính mà hỗn hợp trở nên tối thì nên dừng lại, vì nếu pha thêm nữa thì chắc chắn hỗn hợp đó sẽ trở thành màu đen ngay. Căn chỉnh tỷ lệ màu pha là bước quan trọng để đạt được màu sơn chuẩn như ý. Một số màu sơn xe phổ biến nhất trên thị trường hiện nay được pha theo tỉ lệ chuẩn như sau, bạn đọc có thể tham khảo thêm:
-
Xanh da trời = xanh Cerulean + trắng kẽm.
-
Màu mây nhẹ = xanh Cobalt (xanh Ultramarine) + đỏ Indian.
-
Bầu trời xám đậm = xanh Phthalo + đỏ Indian.
-
Xám trời dịu = vàng Cadmium + đỏ Vermilion.
-
Màu da người = vàng Ochre + đỏ Vermilion + trắng (tạo sắc độ)
-
Xanh lá cây = Viridian + đỏ lợt
-
Xám = đỏ Indian + đen ngà.
-
Bóng tối = đỏ Indian + nâu đất Raw.
-
Tóc hung = vàng lợt Cadmium + trắng.
Cách pha màu sơn xe ô tô với gam màu nóng, lạnh:
Có hai màu cơ bản: đỏ là màu nóng, xanh là màu lạnh. Nhưng khi ta trộn 3 màu cơ bản thì tùy tính chất của màu mà ta gọi là “nóng” hoặc “lạnh”. màu xanh lá có ít xanh lơ thì gọi là lạnh. Còn màu đỏ có ít xanh lơ như đỏ đậm Alizarin thì gọi là màu “đỏ mát”. Và màu đỏ lợt Cadmium thì gọi là màu “nóng”.
Màu đỏ đô hay boóc đô (hay chính xác hơn là màu đỏ của rượu vang bordeaux) được pha bằng cách dùng màu đỏ tươi (đỏ cờ) pha 1 tí màu xanh hoặc màu tím vào. Cũng như vậy nếu muốn màu rêu thì dùng xanh lá cho tí màu đỏ vào.
Tương tự, để có thể tạo ra màu rêu, chúng ta sử dụng gam màu xanh lá, trộn thêm màu sơn đỏ vào.
Bạn nên làm quen với các hệ màu – không gian màu
-
Màu dương RGB (red green blue) pha 3 màu sẽ được trắng
-
Màu âm CMYK – cyan magenta yellow black – pha 3 màu đầu sẽ được màu xám đen, 4 màu sẽ có màu đen.
Dùng photoshop, nháy chuột vào các ô màu sẽ thấy hiện ra các giá trị RGB và CMYK.
Không có công thức chung để pha chế sơn ô tô trừ phi bạn có các pigment chuẩn ví dụ như pigment ICI chẳng hạn.
Một số màu pha cơ bản
Chúng ta vừa tìm hiểu khái quát về cách pha màu sơn xe ô tô, tuy nhiên lại thiếu một bước quan trọng nhất để có thể tạo ra màu “chuẩn”, đó chính là căn chỉnh tỉ lệ. Một số màu sơn xe phổ biến nhất trên thị trường hiện nay được pha theo tỉ lệ chuẩn như sau:
-
Xanh lá = 1 phần xanh dương (da trời) + 5 phần vàng
-
Cam = 1 phần đỏ cờ + 5 phần vàng
-
Rêu = 5 phần xanh da trời + 25 phần vàng + 1 phần đỏ
-
Đỏ đô = 10 phần đỏ cờ + 1 phần xanh da trời
-
Tím nho = 5 phần đỏ cờ + 1 phần xanh da trời
-
Nâu chocolate = 5 phần đỏ + 3 phần xanh da trời
Dụng cụ để pha chế sơn ô tô
-
Dàn máy pha màu vi tính: Đây là thiết bị được rất nhiều garage, cửa hàng sơn sử dụng để pha màu. Với ưu điểm pha màu chuẩn xác, công thức màu được cập nhật liên tục. Dàn máy pha chế sơn ô tô giúp các garage tiết kiệm thời gian, công sức và nguyên liệu (vì pha thủ công nếu hỏng sẽ phải làm lại rất tốn nguyên liệu).
-
Máy lắc sơn: Sau khi màu được pha trên máy lắc sẽ chuyển lon sơn màu pha qua máy lắc cho đều màu.
-
Một số người thợ tay nghề cao, không sử dụng máy pha màu tự động thì sẽ dùng các cốc chia độ. Cốc có các tỉ lệ khác nhau dễ dàng cho người thợ tính toán pha màu. Tuy nhiên độ chính xác màu sẽ không tối ưu bằng việc sử dụng thiết bị.
Những điều cần biết khi sơn xe ô tô
Bước 1: Xác định code màu trên xe
Tùy từng hãng xe mà code màu xe được đặt ở nhiều vị trí khác nhau như nắp cốp, bản lề, dưới nắp capo, dưới lốc máy, phía trên lưới tản nhiệt, khung cửa phía tài xế… Để xác định code màu xe, chủ xe có thể tìm trong hướng dẫn sử dụng xe đi kèm. Mỗi dòng xe cũng có cách đặt tên code màu riêng. Code màu xe thường có 2-5 ký tự, bao gồm cả số và chữ. Ví dụ: Toyota thường có 3 ký từ gồm chữ và số, Honda thì thường có 5 ký tự…
Bước 2: Chọn thẻ màu phù hợp
Hiện nay, các xưởng sơn ô tô hoặc các trung tâm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp luôn có một bộ thẻ công thức màu phun sẵn. Để xác định màu sơn, kỹ thuật viên sử dụng những thẻ màu này so sánh trực tiếp với màu sơn gốc của xe để cân bằng khối lượng màu sơn cần thiết để phun lên xe.
Khi so sánh màu cần nhìn ở nhiều góc và khoảng cách khác nhau. Những góc độ thường được sử dụng là: 90 độ, 45 độ và 15 độ. Khoảng cách 1 m và 3 m. Khi tất cả góc độ đều giống nhau thì có thể chốt và cân màu để phun.
Bước 3: Phun thử trên tấm thẻ mẫu sơn ô tô
Nếu bộ thẻ không có sẵn code màu cần sử dụng, kỹ thuật viên cần tìm công thức màu trên phần mềm, file excel hoặc sổ công thức màu tùy thuộc vào nhà cung cấp sơn hỗ trợ.
Sau khi chọn được công thức màu, kỹ thuật viên sẽ cân những màu gốc theo công thức. Sau đó, kỹ thuật viên phun thử trên thẻ mẫu để so sánh trên xe.
Trước khi phun màu trực tiếp lên xe thì cần tiến hành phụ thử trên tấm thẻ mẫu với thông số kỹ thuật sơn giống hoàn toàn khi phun thực tế trên xe. Phun trên tấm thẻ mẫu đủ lớn để dễ so sánh và tấm thẻ mẫu này cũng nên được phun lót trước sau đó mới phủ màu.
Bước 4: So sánh và pha chỉnh màu sơn
Sau khi phun thử trên tấm thẻ mẫu, kỹ thuật viên sấy khô và so sánh với màu gốc xe. Nếu màu chưa giống thì sẽ tiếp tục điều chỉnh tỷ lệ màu gốc để cho ra màu sắc giống nhất.
Trên đây là những lưu ý khi kỹ thuật viên muốn sơn lại màu xe giống màu gốc ban đầu. Trong trường hợp đổi màu sơn xe khác màu sơn ban đầu thì cần xác định màu sơn muốn đổi và thực hiện các bước tương tự.
Việc xác định chính xác tỷ lệ thêm bớt màu gốc dựa rất lớn vào kỹ năng và tư duy của kỹ thuật viên. Vì vậy, các đơn vị cung cấp sơn cần chuyển giao và hỗ trợ đầy đủ những kỹ năng cần thiết để làm việc trong ngành sơn sửa chữa ô tô.
Dịch vụ sơn xe ô tô tại AP CAR CARE
AP CAR CARE với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ giúp “xế cưng” của bạn lấy lại phong độ vốn có, những chiếc xe sau khi được bàn giao lại cho khách hàng đều khoác lên mình bộ cánh hoàn toàn mới mẻ, các vết trầy xước sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, thay vào đó là một lớp sơn cao cấp có tuổi thọ vô cùng cao giúp xe của bạn luôn đẹp như mới.
- CN1: 46C Phan Đình Phùng, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TPHCM
- CN 2: 76 Đường số 39, P.Tân Quy, Q.7, TPHCM
- Hotline: 1900.25.25.26
- [email protected]
Lý do vì sao bạn nên chọn AP CAR CARE là nơi tân trang cho xe hơi của bạn:
-
Đội ngũ nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao, am hiểu về xe hơi
-
Máy móc, thiết bị hiện đại và đầy đủ phục vụ cho việc sơn xe
-
Giá thành dịch vụ bên AP CAR CARE luôn rẻ và kèm khuyến mãi cho khách hàng
-
Nhân viên tư vấn nhiệt tình, chu đáo.
Hãy đến AP CAR CARE để cảm nhận chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ từ chúng tôi!
Lời kết
Pha màu sơn xe ô tô là một kỹ thuật cực kỳ khó. Tuy nhiên, qua bài viết này, AP CAR CARE hy vọng bạn đã nắm vững được các công thức pha màu sơn ô tô để có thể giúp ích được cho bạn trên con đường trở thành một kỹ thuật viên pha màu sơn ô tô chuyên nghiệp, mang đến cho những chiếc xe của khách hàng màu sơn tuyệt đẹp nhất.
Xem thêm về:
Sơn phủ gầm xe ô tô
Báo giá sơn xe ô tô
Bút sơn xe
Các loại sơn xe ô tô
Cách bảo vệ sơn xe hơi