Cách Tìm Kiếm Nhà Cung Cấp Nước Ngoài – Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
Tìm kiếm nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng, là mấu chốt để nhân viên mua hàng có thể hoàn thành nhiệm vụ mua hàng.
Vậy có những kênh tìm kiếm nào? Làm sao để biết nhà cung cấp uy tín hay không để hợp tác dài lâu? Cách tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài tối ưu nhất. Bài viết dưới đây được chia sẻ, cố vấn chuyên môn bởi giảng viên đang trực tiếp giảng dạy chuyên sâu tại xuất nhập khẩu Lê Ánh.
>>>> Xem thêm: So Sánh Xuất Khẩu Trực Tiếp Và Xuất Khẩu Gián Tiếp
Mục lục bài viết
1. Quy Trình Mua Hàng Quốc Tế
Tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài là công việc quan trọng bậc nhất khi tiến hành mua hàng quốc tế. Để có kế hoạch, chiến lược tìm kiếm nhà cung cấp hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về quy trình mua hàng & việc tìm kiếm nhà cung cấp nằm ở vị trí nào trong quy trình mua hàng đó.
Có thể hiểu một cách khái quát về quy trình mua hàng như sau:
Bước 1: CHUẨN BỊ
1. Xác định yêu cầu kinh doanh và nhu cầu
2. Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp
Bước 2: TIẾN HÀNH
1. Tìm kiếm nhà cung cấp
2. Đánh giá nhà cung cấp.
3. Hoàn thành lựa chọn nhà cung cấp
4. Đàm phán nhà cung cấp
5. Hoàn thành hợp đồng với nhà cung cấp.
Bước 3: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
1. Giao nhận hàng hóa
2. Thanh toán
3. Đánh giá hoạt động nhà cung cấp
Nhìn vào quy trình này, chúng ta có thể thấy được, để tiến hành suôn sẻ hoạt động mua hàng nhân viên mua hàng cần có kỹ năng tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài tốt. Việc tìm kiếm nhà cung cấp
2. Cách tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài
Để lựa chọn nhà cung cấp uy tín, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số tiêu chí sau, trước khi xét đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm/ hàng hóa của nhà cung cấp.
2.1. Một số tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp
Tuân thủ luật pháp: Yếu tố hàng đầu chúng ta cần quan tâm đó là nhà cung cấp phải uy tín, tuân thủ đúng quy định pháp luật. Mọi nhà cung cấp phải biết và tuân thủ luật thương mại liên quan, bao gồm cả việc bảo vệ quyền con người và lao động trẻ em.
Thực hiện giao dịch bình đẳng: Các nhà cung cấp nên tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các nhà bán lẻ làm việc với họ. Nhà cung cấp không nên từ chối họ vì vị trí của họ hoặc bất kỳ lý do nào như vậy.
Đảm bảo được mức giá tốt nhất: Các nhà cung cấp nên đảm bảo giá cả và chất lượng sản phẩm tốt nhất để thu hút khách hàng nước ngoài. Điều này đảm bảo cơ hội kinh doanh lặp lại trong tương lai.
Không có xung đột lợi ích: Các nhà cung cấp nên tránh các tình huống có xung đột lợi ích. Ví dụ bao gồm ưu tiên gia đình hoặc bạn bè hơn những người khác hoặc đồng nghiệp cũ.
2.2. Quy trình tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài
Bước 1. Tìm kiếm nhà cung cấp
Tìm kiếm nhà cung cấp trên các trang TMĐT uy tín.
Nguyên tắc lựa chọn nhà cung cấp:
Nhà cung cấp phải là thành viên “Paid member” – “golden member” của trang Thương mại điện tử
Căn cứ vào những tiêu chí đánh giá nhà cung cấp đã xác định ở bước chuẩn bị
Phong cách làm việc của nhà cung cấp phải chuyên nghiệp
Bước 2. Đánh giá nhà cung cấp tiềm năng:
Việc đánh giá nhà cung cấp tiềm năng có thể dựa theo tiêu chí đã đặt ra
Nhà cung cấp có điểm mạnh, điểm yếu nào?
Đâu là nhà cung cấp có tổng số điểm đánh giá cao nhất?
Đâu là nhà cung cấp có báo giá/cam kết chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất?
Đâu là nhà cung cấp phù hợp, tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của công ty bạn? Vì sao?
Bước 3. Lập báo cáo đánh giá nhà cung cấp:
Báo cáo đánh giá nhà cung cấp là bước bạn tập hợp thông tin lại một cách ngăn nắp thành các dữ liệu có ích giúp lãnh đạo công ty dễ dàng lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất
Chuyển hóa từ các thông tin sang thành dữ liệu có ích, cần chú ý, quan tâm
Sắp xếp các nhà cung cấp tốt nhất lên hàng đầu, thậm chí bôi màu khác biệt để lãnh đạo dễ chú ý
Bước 4. Hoàn thành lựa chọn nhà cung cấp
Lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất và có sự phê duyệt từ lãnh đạo công ty.
Lựa chọn nhà cung cấp chính và 2-3 nhà cung cấp phụ, dự phòng trong trường hợp nhà cung cấp chính có trục trặc trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ.
Với các nhà cung cấp không được lựa chọn, lưu lại hồ sơ, thông tin liên hệ để dự phòng trường hợp cần thiết sau này.
2.3. Các kênh tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài
2.3.1. Tìm trên qua sàn thương mại điện tử
Sự phát triển của internet giúp chúng ta có thể dễ dàng mua hàng và giao dịch trực tuyến mà không cần đến trực tiếp nơi mua hàng. Tuy nhiên, hầu hết các trang web buôn bán ở nước ngoài thường sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Trung kèm theo yêu cầu hình thức thanh toán.
Hiện nay, có hàng trăm các website thương mại điện tử phục vụ hoạt động mua bán quốc tế. Các giao dịch thương mại quốc tế trở nên dễ dàng hơn khi có sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử như thế này. Việc kết nối giữa các doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Vì vậy các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài. Dưới đây là một số website thương mại điện tử uy tín hàng đầu:
Alibaba
Alibaba là website Thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Đây là trang thương mại điện tử giúp bạn có thể mở tài khoản miễn phí cho phép đăng 50 sản phẩm đầu tiên lên sàn giao dịch để kiếm khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên với tài khoản miễn phí bạn chỉ có thể tìm được khách thông qua việc truy cập tự nhiên và chờ liên hệ từ chính khách hàng.
Alibaba còn có hình thức trả phí, người dùng sẽ được được truy cập hệ thống data dữ liệu khách hàng của Alibaba hoặc những tin rao tìm mặt hàng từ khách hàng. Bạn có thể sử dụng thông tin dữ liệu đó, bạn sẽ chủ động liên hệ để chào hàng với khách.
Với đặc thù của website này được thành lập ở Trung Quốc có số lượng khách hàng – nhà cung cấp online luôn ở mức cao. Nếu là nhà Nhập khẩu thì bạn có thể dùng free để tìm kiếm nhà cung cấp còn nếu là nhà Xuất khẩu thì bạn cần có tài khoản Gold Supplier để được hỗ trợ tốt nhất hoặc ít nhất trả phí để nhận thông tin khách đang có nhu cầu mặt hàng thông qua Inquiry.
Amazon
Nói đến sàn thương mại điện tử chắc chắn không thể bỏ qua Amazon. Amazon cũng được coi là một trong những trang thương mại lớn nhất thế giới hiện nay. Với số lượng hàng hóa đa dạng và mạng lưới rộng khắp tại nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Australia, Nhật Bản,… Amazon hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng trải nghiệm mua sắm đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi nhất.
eBay
Đây là website thương mại điện tử vô cùng đặc biệt. Ebay không giống bất kỳ trang thương mại điện tử nào. eBay chủ yếu mua bán thông qua hình thức đấu giá khá độc đáo. Với eBay, doanh nghiệp có thể tìm thấy mọi thứ, từ đồ gia dụng đến mỹ phẩm, thời trang và đồ điện tử.
Taobao
Taobao là sàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc – đất nước đông dân nhất thế giới, được phát triển bởi Tập đoàn Alibaba. Người dùng có thể tự đặt mua hàng trực tiếp trên website mà không cần qua trung gian.
Taobao.com cũng là nơi hỗ trợ bán buôn, bán lẻ cho các nhà cung cấp Trung Quốc và khách hàng trên thế giới. Ở đây cung cấp gần như tất cả mọi mặt hàng, đặc biệt là thực phẩm, quần áo, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, linh kiện điện tử,…Lượng khách hàng khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới và quy mô mua bán lớn chính là thế mạnh của Taobao.
Etsy: Là một trong những website bán hàng trực tuyến nổi tiếng trên thế giới, Etsy chuyên kinh doanh các mặt hàng đồ giấy, thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng, đồ trang sức, bánh kẹo,… Theo thống kê, hiện nay Etsy hiện sở hữu tới hơn 800.000 cửa hàng với hơn 15 triệu mặt hàng khác nhau, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
2.3.2. Tham gia đăng ký các triển lãm, hội chợ quốc tế
Với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử, việc tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế có phần hạn chế hơn. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc tham gia triển lãm, hội chợ là cơ hội tốt nhất để doanh nghiệp tiếp cận nhà cung cấp và dễ dàng kiểm tra, thẩm định sản phẩm của nhà cung cấp.
Việc tham gia cá hội chợ triển lãm trong và ngoài nước không phải là cách mới để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên nếu như bạn muốn tìm đối tác nước ngoài để xuất khẩu thì đây là các mang đến hiệu quả tương đối cao. .
3. Những khó khăn khi tìm nhà cung cấp nước ngoài & giải pháp
Dù cho bạn chọn nhà cung cấp nước ngoài hay nội địa đều sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Một số khó khăn trong cách tìm nhà cung cấp nước ngoài khiến nhiều người e ngại có thể kể đến như:
3.1. Rào cản ngôn ngữ là vấn đề rất lớn
Vấn đề ngôn ngữ là một rào cản lớn nhất định đối với các doanh nghiệp mới bước vào thị trường quốc tế. Khi kinh doanh các mặt hàng nước ngoài, việc liên hệ và làm việc với các đối tác là điều không thể tránh khỏi. Nếu ngoại ngữ không tốt thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đàm phán, thương lượng và chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.
Vì vậy, đối với nhân viên mua hàng quốc tế trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần có vốn ngoại ngữ tốt. Đầu tư học ngoại ngữ để làm tốt vị trí này là điều nên làm, đặc biệt là việc học các kiến thức về thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành.
3.2. Khó khăn trong việc đánh giá nhà cung cấp mới có uy tín hay không
Mua bán quốc tế khó nhất là việc tìm kiếm được nhà cung cấp uy tín để hợp tác lâu dài. Việc lừa đảo diễn ra ngày càng phổ biến & tinh vi trên thương trường quốc tế. Vì vậy, với các doanh nghiệp mới tiến hành mua hàng cần cẩn trọng khi giao dịch thương mại quốc tế.
Để làm được điều này, nhân sự của doanh nghiệp cần trang bị kiến thức vững về xuất nhập khẩu, về kỹ thuật, nghệ thuật trong đàm phán hợp đồng. Và đặc biệt là biết cách xác định được nhà cung cấp uy tín.
Hiện nay, xuất nhập khẩu Lê Ánh cũng đã tổ chức Khóa Học Mua Hàng Quốc Tế chuyên sâu để giải quyết những khó khăn này cho doanh nghiệp, khóa học này chính là “chìa khóa vàng” tháo gỡ khó khăn khi tìm kiếm nhà cung cấp và đàm phán hợp đồng cho doanh nghiệp.
3.3. Mua không đúng tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm
Nếu nhân viên Mua hàng không nắm rõ thông tin về sản phẩm cần mua, chắc chắn sẽ đứng trước nhiều trở ngại như: mua phải nguồn hàng kém chất lượng, sợ bị lừa đảo, mẫu mã xấu, giá cao,…Điều này có thể khắc phục được nếu nhân viên mua hàng tìm kiểu kỹ lưỡng thông số kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm
bạn cần tìm hiểu kỹ cách tìm nhà cung cấp uy tín trong lĩnh vực này.
3.4. Chênh lệch múi giờ
Nếu doanh nghiệp mua hàng ở các thị trường xa xôi thì việc chênh lệch múi giờ cũng ảnh hưởng nhiều đến việc trao đổi công việc và tiến hành làm các thủ tục xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, chênh lệch múi giờ có thể ảnh hưởng về thời gian vận chuyển hàng về Việt Nam. Bởi thời gian làm việc, sinh hoạt của mỗi quốc gia là khác nhau.
Vì vậy, nếu làm mua hàng, bạn cần lường trước những khó khăn này để chủ động hơn trong công việc và có sự chuẩn bị tốt trước khi nhập khẩu hàng về Việt Nam.
Trên đây là những chia sẻ thực tế về Cách tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài. Mong rằng bài viết này của Xuất nhập khẩu Lê Ánh hữu ích với bạn.
XNK Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu online, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Hotline: 0904848855/0966199878
Bài viết xem nhiều:
Các Website Thương Mại Điện Tử B2B Phục Vụ Bán Hàng Quốc Tế
OPS Là Gì? Mô Tả Công Việc Nhân Viên Hiện Trường Xuất Nhập Khẩu
Khóa học Purchasing – Mua hàng thực chiến
Từ khóa liên quan: Các kênh tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài, nhà cung cấp, tìm nhà nhập khẩu nước ngoài, tìm nhà cung cấp, website b2b, b2b website, các trang web b2b ở việt nam, tìm kiếm đối tác nước ngoài, các trang web thương mại điện tử b2b, cách tìm đối tác nước ngoài, cách tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài, cách tìm kiếm nhà cung cung cấp, quy trình tìm kiếm nhà cung cấp, tìm đối tác nước ngoài để xuất khẩu, tìm nhà nhập khẩu nước ngoài, cách liên hệ với nhà cung cấp
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH – TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU SỐ 1 VIỆT NAM