Cách bày mâm ngũ quả đẹp, hợp phong thủy tết Quý Mão
Theo PGS -TS Trịnh Sinh, nước ta có nền nông nghiệp lúa nước và trồng trọt. Vì vậy, mỗi dịp Tết đến, người dân thường thành kính dâng lên ban thờ tổ tiên và các vị thần những sản vật tươi ngon nhất. Thông qua đó, họ cầu xin một năm mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, vụ mùa bội thu.
Mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Bởi từ xưa, ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được trong năm mới. Ngoài ra, mâm ngũ quả còn thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương mang về kính lên tổ tiên.
Những loại trái cây thường được bày trên mâm ngũ quả. (Ảnh: Hoàng Hà)
Nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương.
Chuyên gia phong thủy Trọng Hùng cho biết: “Hiện nay, mâm ngũ quả thường được bày biện phù hợp với từng miền, cũng như kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên, cơ bản mâm ngũ quả cúng Tết phải dung hòa 5 màu sắc tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ”.
Ở miền Bắc, các loại quả không thể thiếu khi bày mâm ngũ quả gồm: chuối, bưởi (hoặc quả phật thủ), cam, quất, đào, hồng, táo, lựu…
Chuối xanh hoặc quả phật thủ có ý nghĩa thể hiện sự che chở của trời Phật cho con người. Bưởi, cam thể hiện sự tròn vẹn, hứa hẹn năm mới tốt lành phúc lộc viên mãn. Quất thể hiện sự sung túc, đa lộc. Đào, hồng thể hiện sự hồng hào, thăng tiến và thành đạt. Táo có ý nghĩa mang đến phú quý. Lựu có ý nghĩa tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Mâm ngũ quả ở miền Bắc. (Ảnh: Hoàng Hà)
Người miền Bắc thường đặt nải chuối ở dưới cùng để đỡ lấy những loại quả khác. Chính giữa nải chuối xanh là quả bưởi tròn căng mọng hoặc quả phật thủ có màu vàng đẹp mắt. Những quả nhỏ hơn như cam, quất, hồng… sẽ xếp xen kẽ xung quanh.
Ngoài ra, có thể chưng thêm các loại quả khác như ớt, hồng xiêm, đu đủ… để mâm ngũ quả thêm sinh động và đẹp mắt.
Sự sắp xếp hợp lý giữa màu sắc và kích thước của các loại quả sẽ mang lại sự hài hòa đẹp mắt và hợp phong thủy cho mâm ngũ quả.
Miền Trung ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt nên cây trái đặc sản địa phương khan hiếm. Người dân ở đây không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.
Mâm ngũ quả của người miền Nam tuy không được bài trí theo quan niệm ngũ hành nhưng cũng có những kiêng kị nhất định. Đa số các gia đình không chọn chuối xanh, quýt để bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Ở miền Nam, mâm ngũ quả thường mang ý nghĩa “Cầu – Sung – Dừa – Đủ – Xài”.
Mâm ngũ quả ở miền Nam thường có các loại trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm… Các loại quả này được kết hợp lại thành “Cầu – Sung – Vừa (Dừa) – Đủ – Xài (Xoài)”.
Theo chuyên gia phong thủy Trọng Hùng, ngày nay, mâm ngũ quả ngày càng phong phú với nhiều loại trái cây đa dạng. Cho nên, người dân không câu nệ mâm cúng phải có 5 quả mà có thể nhiều hơn và không kén số chẵn hay lẻ.
Tuy nhiên, theo quy ước dân gian, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm khác. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả.
>>>Văn khấn giao thừa tết Quý Mão trong nhà và ngoài trời chuẩn<<<
Mục lục bài viết
Những tuổi xông đất, xông nhà tốt nhất tết Quý Mão
5 tuổi hội tụ đủ “tam khí – Cát, Tài, Hỷ” bao gồm tuổi Tân Mùi (1991), Quý Hợi (1983), Tân Hợi (1971), Canh Tuất (1970), Nhâm Tuất (1982) rất phù hợp để xông đất, xông nhà, xông công ty tết Quý Mão 2023.
Bài cúng tất niên theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Cúng tất niên là nghi thức quan trọng của nhiều gia đình vào dịp cuối năm. Dưới đây là bài cúng chiều 30 Tết theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin.