Cách chào của người Hàn Quốc – TÌM HIỂU văn hóa chào hỏi của người Hàn
Là một quốc gia Á Đông, Hàn Quốc cũng rất chú trọng văn hóa ứng xử, đặc biệt là văn hóa giao tiếp. Đây là nét văn hóa độc đáo, được người dân “xứ kim chi” gìn giữ và bảo tồn đến ngày nay. Vậy văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc như thế nào? Có gì đặc biệt? Nếu bạn đang chuẩn bị đi du học Hàn Quốc, hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ này nhé!
1. Chào hỏi – nét đẹp văn hóa ứng xử của người Hàn
Ông cha ta thường có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đề cao vai trò và ý nghĩa của việc chào hỏi như vậy. Chào hỏi được coi là phép lịch sự tối thiểu mỗi khi chúng ta gặp ai đó.
Đặc biệt, tại các quốc gia phương Đông, chào hỏi trở thành nét văn hóa ứng xử cơ bản không thể thiếu. Không chỉ ở Việt Nam, văn hóa chào hỏi ở Hàn Quốc còn là một nét đẹp mà người Hàn luôn trân trọng gìn giữ.
Ngày xưa người Hàn Quốc thường chào hỏi bằng cách bái lạy. Tuy nhiên, cách bái lạy truyền thống đến nay chỉ còn được sử dụng vào những dịp đặc biệt như trong những ngày lễ Tết nguyên đán hay tết trung thu.
Vào ngày Tết hay Trung thu, người Hàn Quốc thường bái lạy ông bà, cha mẹ khi chào hỏi, khi cúng bái, khi đi viếng tang lễ,…
Ngày nay khi chào hỏi người Hàn quốc thường cúi đầu. Cúi đầu chào đã trở thành thói quen thường ngày và được hình thành một cách rất tự nhiên của người Hàn Quốc. Người dân Hàn Quốc quan niệm rằng: Cúi đầu chào là thể hiện sự tôn trọng của mình với người khác.
2. Văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc – được thể hiện như thế nào?
Hành động cúi chào trong văn hóa của người Hàn Quốc
Việc cúi đầu không chỉ là thói quen mà còn được coi là một nghi thức dành riêng của người Hàn Quốc, khi gặp người đối diện việc cúi chào được hình thành khá tự nhiên, nhưng với những người nước ngoài thì khác, khi sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc họ sẽ thường cảm thấy khá bối rối, không biết cách cúi chào và cúi chào vào lúc nào?
Thật ra đây chính là một nghi thức khá đơn giản, giúp cho bạn thể hiện được lòng thành kính của mình với những người khác nhất là người lớn hơn và có địa vị cao hơn. Tuy nhiên những người bạn thân thì rất hiếm thấy họ cúi chào nhau mà thay vào đó là những cái vẫy tay.
Tư thế chào hỏi của người Hàn Quốc như thế nào?
Trong khi cúi chào thì tư thế là yếu tố luôn được người Hàn Quốc quan tâm nhiều nhất. Khi bạn cúi đầu chúng ta cần phải cúi thấp người từ phần eo và thắt lưng còn lại thì phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau.
Hãy nhớ là khi có người khác cúi đầu chào bạn thì bạn phải cúi đầu chào lại, đó chính là phép lịch sự trừ khi bạn là bậc trưởng bối hay ở vị trí cao thì mới có thể không cần. Ngoài ra trong văn hóa chào hỏi thì việc cúi đầu cũng được người Hàn Quốc thực hiện khi trao đổi danh thiếp với nhau trong công việc hay trong đời sống hàng ngày. Họ sẽ vừa cúi đầu và vừa trao danh thiếp luôn.
Xã hội ngày càng phát triển, nhiều nét văn hóa mới theo quá trình toàn cầu hóa du nhập vào Hàn Quốc. Ngày nay ngoài cách cúi chào truyền thống, người Hàn còn chào hỏi nhau bằng cách bắt tay, đặc biệt trong giao tiếp công việc.
Câu chào hỏi trong văn hóa giao tiếp
Kết hợp với việc cúi chào, người Hàn thường nói những câu quen thuộc như “안녕하세요?” (Annyeong ha se yo), “안녕하십니까?” (Annyeong ha sim ni ka) với ý nghĩa “Xin chào, bạn có khỏe không?”. Tuy nhiên cũng có những câu chào hỏi dễ gây nhầm lẫn cho người nước ngoài.
Câu chào hỏi của người lớn tuổi
Câu chào hỏi thường được người lớn tuổi sử dụng khá nhiều “밥 먹었어” (Bap meokeotseo) “밥 먹었니?” (Bap meokeot ni) nghĩa là “Bạn đã ăn cơm chưa?”.
Cũng giống như Việt Nam, Hàn Quốc phải trải qua thời kỳ chiến tranh, đói khổ, tình trạng thiếu ăn nên nỗi lo lắng thường trực của ông bà, cha mẹ ta thời xưa chính là vấn đề lương thực, ăn uống. Việc chào hỏi nhau bằng cách này vừa tự nhiên, vừa cho thấy sự quan tâm.
Chính vì thế, nếu được người lớn tuổi chào bằng câu hỏi này bạn đừng cảm thấy ngạc nhiên.
Câu chào hỏi khi gặp người quen
Khi bạn gặp người quen trên đường, thay vì câu chào thông thường, người Hàn sẽ hỏi bạn: “어디 가?” (Eoti ga), “어디 가세요?” (Eoti ga se yo) với ý nghĩa “Bạn đang đi đâu đấy?”.
Đây cũng là một câu chào khá phổ biến tại Hàn Quốc. Người nước ngoài hẳn sẽ nghĩ đối phương đang thắc mắc mình đi đâu. Nhưng thực ra đó chỉ là một câu chào hỏi bình thường mà thôi. Bạn đừng thấy khó chịu khi người Hàn tỏ vẻ quan tâm hỏi han như thế nhé.
Khi lâu ngày mới gặp lại một người quen, ngoài câu chào thông thường “안녕하세요?” (Annyeong ha se yo), “안녕하십니까?” (Annyeong ha sim ni ka), người Hàn có thể nói “오랜만이에요” (Oren manieyo), “오랜만입니다” (Oren manim ni ta) nghĩa là “Lâu quá mới gặp” hoặc “그동안 잘 지냈어?” (Geutongan jal jinet sso) nghĩa là “Thời gian qua bạn ổn chứ?”
Câu chào tạm biệt
Khi chào tạm biệt, thay vì “안녕히 가세요” (Annyeonghi gaseyo), “안녕히 계세요” (Annyeonghi gyeseyo), người Hàn sẽ nói “수고하세요” (Sugohaseyo) với ý nghĩa “Bạn đang rất vất vả rồi”, “감사합니다” (Kamsahamnita) với ý nghĩa “Cảm ơn”.
Quy tắc bắt tay của người Hàn Quốc
Trong cuộc sống của người Hàn Quốc trong cuộc sống thì hành động bắt tay đang càng ngày càng trở nên phổ biến nhất là khi họ gặp nhau để trao đổi trong công việc. Chúng ta có thể thực hiện cùng 1 lúc hành động vừa cúi chào, vừa bắt tay.
Có một điều đặc biệt trong văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc đó là người phụ nữ không bao giờ là người chủ động bắt tay trước. Và đôi khi có người cho rằng việc người đàn ông bắt tay là hành động quấy rối, xâm hại người khác cho dù đó là người nước ngoài đi chăng nữa. Vì vậy các quý ông hãy lưu ý điều này.
Tuy vậy, cách bắt tay của người Hàn có sự tương đối khác, bởi họ vừa bắt tay vừa cúi chào. Nhờ đó họ cảm thấy sự tôn trọng lẫn nhau trong giao tiếp. Khi bắt tay thì nắm giữ tay hoặc chỉ cần bắt tay nhẹ một người khác tùy vào từng trường hợp và tình huống giao tiếp. Và một điều khác biệt nữa là phụ nữ không bao giờ là người chủ động bắt tay trước, bởi có đôi khi họ nghĩ rằng người đàn ông bắt tay là hành động quấy rối, xâm hại người khác
3. Tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản trong văn hóa của người dân “xứ kim chi”
Bên cạnh văn hóa chào hỏi, người Hàn còn có nhiều loại văn hóa ứng xử khác. Hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu thêm một số nét văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc. Việc này sẽ giúp bạn “ghi điểm” khi giao tiếp, tiếp xúc với người dân “đất nước củ sâm”.
Văn hóa giao tiếp ứng xử
Người Hàn có thói quen sử dụng kính ngữ. Họ dùng kính ngữ ở bất kì nơi đâu hay trong bất kì hoàn cảnh nào. Đây là sự tinh tế, cũng là thói quen từ trong tiềm thức của mỗi người và là một nét đẹp văn hóa truyền thống Hàn Quốc được giữ gìn và lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Khi xưng hô, người Hàn luôn thể hiện sự khiêm tốn, đề cập tới bản thân với tư cách là người có vị trí thấp hơn. Gặp người lớn tuổi, bạn nên dành một chút thời gian hỏi thăm tình hình của họ bằng các câu hỏi liên quan đến sức khỏe, hay những câu khen ngợi về trang phục của họ. Đây là cách giao tiếp với người lớn trong cuộc sống hằng ngày của người Hàn.
Văn hóa tiền bối – hậu bối
Người Hàn Quốc rất coi trọng cấp bậc trong một tập thể. Những người đi trước, người thuộc thế hệ trước sẽ được gọi là tiền bối còn những người thuộc thế hệ sau sẽ được gọi là hậu bối.
Văn hóa tiền bối – hậu bối đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của từng người. Nét văn hóa này được thể hiện rõ nét nhất trong các trường học hay công sở. Hậu bối là người luôn phải nghe theo lời của tiền bối và tiền bối là người phải có trách nhiệm dìu dắt và giúp đỡ hậu bối.
Văn hóa tặng quà của người Hàn Quốc
Người Hàn cũng có thói quen tặng quà cho người khác, để cảm ơn, hoặc thể hiện một ý nghĩa đặc biệt nào đó.
Khi chọn quà tặng cho nhau, họ thường sử dụng con số 7 vì họ quan niệm số 7 là số may mắn và tránh con số 4 – con số được cho là không may mắn. Họ cũng thường sử dụng giấy gói quà màu đỏ và màu vàng, tránh giấy gói màu xanh lá cây, trắng hoặc đen.
Văn hóa đi nhậu
Khi tham gia một cuộc nhậu cùng người Hàn, dù có không uống được rượu thì khi người lớn mời rượu bạn, bạn cũng không nên từ chối. Thay vào đó, bạn có thể xin phép dùng nước ngọt thay cho rượu để đáp lễ để thể hiện sự tôn trọng với người mời bạn.
Tại “xứ kim chi”, có một điều cấm kỵ trên bàn nhậu đó chính là tự rót rượu cho mình. Trong buổi nhậu, bạn sẽ là người rót cho đối phương và họ cũng sẽ đáp lễ bằng cách rót lại cho bạn. Khi rót rượu cho người lớn tuổi, người có vai vế cao hơn, bạn cần rót rượu bằng 2 tay hoặc một tay rót rượu, một tay để lên phía trên ngực. Khi uống rượu hay bất kỳ thứ đồ uống nào với người lớn, bạn phải quay mặt đi chỗ khác.
Trên đây là phần chia sẻ về văn hóa cúi chào của người Hàn Quốc. Với bài viết này, Thanh Giang hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp các bạn du học sinh Hàn Quốc chuẩn bị tốt nhất để có thể giao tiếp với người Hàn hiệu quả hơn.
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233
>>> Link fanpage
-
DU HỌC THANH GIANG CONINCON.,Jsc
: https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn
-
XKLĐ THANH GIANG CONINCON.,Jsc
: https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon
Bài viết cùng chủ đề đất nước Hàn Quốc
-
Cuộc sống ở Hàn Quốc
và những SỰ THẬT du học sinh cần biết
-
Học sinh Hàn Quốc
và “cuộc chiến” học tập đầy cam go và khốc liệt
-
Kiến trúc Hàn Quốc
– TOP công trình đại diện cho kiến trúc độc đáo “xứ kim chi”
-
Nền giáp dục Hàn Quốc
– Hệ thống giáo dục Hàn Quốc phát triển như thế nào?
Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn