Cách chống sét nhà ở dân dụng an toàn nhất hiện nay

Chống sét cho nhà ở là hệ thống cần thiết phải có trong các công trình, dự án xây dựng như biệt thự, nhà ở dân dụng…Vậy cách chống sét như thế nào cho hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

Như các bạn đã biết sét là hiện tượng tự nhiên do sự phóng điện giữa các đám mây mang điện tích trái dấu hoặc các đám mây và một điểm trên mặt đất. Các tòa nhà cao chính là đối tượng mà Sét thường xuyên viếng thăm. Sét là đòng điện có cường độ rất cao nên có thể phá hủy các công trình và gây ra cháy nổ, hỏng hóc. Chính vì sự nguy hại này khiến các công trình có nguy cơ hỏng hóc rất lớn.

Các gia đình nên làm hệ thống chống sét cho nhà ở, kể cả khi khu vực nhà mình chưa bao giờ bị sét đánh để tránh các trường hợp xấu xảy ra

Nơi nào cần lắp đặt hệ thống chống sét?

Một số địa điểm cần lắp hệ thống chống sét như

  • ĐỊa điểm tập trung đông dân cư
  • Nơi công cộng cần bảo bệ
  • Khu vực thường là điểm nóng bị sét đánh và gần khu vực hay bị sét hỏi thăm
  • Các khu nhà trọc trời, nhà cao tầng.
  • Những nơi có hoạt động điện cao và các khu vực chứa các vật liệu dễ cháy nổ

Cách làm chống sét cho nhà cao tầng

Các bạn nên sử dụng hệ thống chống sét tốt nhất để bảo vệ ngôi nhà của mình khỏi bị sét đánh. Sét đánh trúng có thể gây ra hỏng các thiết bị điện trong gia đình, Trong một số khu vực có lắp các hộp cắt sét có tác dụng ngắt nguồn sét đánh tránh quá tải điện nhưng lại khá đắt vì vậy hệ thống chống sét trực tiếp là sự lựa chọn hoàn hảo cho gia đình bạn.

Hệ thống chống sét sẽ bao gồm:

  • Kim thu sét bằng kim loại được gắn trên nóc có tác dụng thu sét
  • Dây kim loại (dây tiếp địa) được kéo từ kim thu xuống mặt đất. Kim thu sẽ được hàn với dây để dẫn sét xuống mặt đất. Dây thoát được nối với cọc tiếp địa.
  • Cọc tiếp địa là các thanh kim loại dài được chôn sâu xuống đất để thoát sét xuống.

Các lưu ý về vùng bảo vệ

Vùng bảo vệ là khu vực mà hệ thống chống sét phát huy tác dụng và giúp công trình không bị hư hại khi sét đánh xuống. Để thực hiện và xây dựng vùng bảo vệ cần phải tính toán được độ cao của công trình, kiến trúc nhà ở đủ bán kính và kết hợp tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.

Đặt cột kim cần chú ý tới cao độ và chiều cao tối thiểu, khoảng cách giữa các cột… Ngoài ra cần phải nắm rõ kết cấu và vật liệu của công trình trước khi thực hiện công việc này.

Hệ thống tiếp đất có tổng trở nhỏ và ổn định trong nhiều năm 

Đây là điều quan trọng giúp quá trình thu và tản sét nhanh, an toàn hơn. Hệ thống tiếp đất, cáp thoát sét và kim thu là 3 thành phần của hệ thống luôn phải đồng bộ với nhau. Đảm bảo điện trở đất nhỏ theo đúng tiêu chuẩn thiết kế. Cách tốt nhất là các bạn thiết kế cần khảo sát và đánh giá khu vực đặt hệ thống chống sét trên các công trình.

Hệ thống tiếp địa có khả năng tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn hơn

Chống sét đánh thẳng bằng công nghệ kim cổ điển

Cấu hình của hệ thống chống xét đánh thẳng bao gồm 3 phần:

  • Các đầu kim thu xét: Thường làm từ thép mạ đồng, đồng thay đúc hoặc inox. Chiều dài của kim phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của các công trình cần được bảo vệ
  • Dây dẫn sét: Dùng để dẫn dòng sét từ các đầu kim thu đến hệ thống tiếp đất. Loại này thường làm bằng đống lá hoặc cáp đồng trần. Tiết diện của dây dẫn quy định theo tiêu chuẩn quốc tế NFC12 102 của Pháp là 50mm2-75mm2.
  • Hệ thống tiếp đất: Dùng để tản dòng điện trong đất. Cấu hình bao gồm:

Các cọc tiếp đất: thường có độ dài từ 2.4-3m, đường kính ngoài thường là 14-16mm, được chôn thẳng đứng và cách mặt đất từ 0.5-1m, cọc cách cọc từ 3-15m.

Dây tiếp đất: thường làm từ cát đồng trần, tiết dieenjt ừ 50-75mm2 dùng để liên kết các cọc tiếp đất lại với nhau. Dây tiếp đất thường nằm âm dưới mặt đất từ 0.5-1m

Ốc siết cáp hoặc mối hàn hóa nhiệt Exoweld: dùng để liên kết các dây tiếp đất và các cọc tiếp đất lại với nhau.

Cách làm hệ thống chống sét nhà ở

Hệ thống kim thu sét cổ điển thường được sử dụng trong các công trình nhà ở dân dụng