Cách cúng Thần Tài Thổ Địa đúng và chuẩn nhất để rước tài lộc
Cúng Thần Tài Thổ Địa được xem là một nét đẹp tâm linh từ thời xa xưa của người dân Việt. Bởi khi thờ cúng các vị thần này gia chủ đều mong muốn có được những điều may mắn, sự bình yên, tài lộc và vượng khí cho gia đình mình. Vậy bạn đã biết cách cúng ông Thần Tài Thổ Địa sao cho đúng chuẩn nhất chưa. Nếu chưa hãy cùng Lôi Phong tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
>>>XEM NGAY: Những mẫu bàn thờ Ông Địa Thần Tài đẹp nhất hiện nay tại Lôi Phong
Mục lục bài viết
1. Đôi nét giới thiệu về ông Thần Tài Thổ Địa
Chắc hẳn chúng ta đã nghe nhắc tới ông Địa Thần Tài rất nhiều lần. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được những vị Thần này là ai.
Thần Tài chính là một vị thần giúp trông coi tiền bạc và mang lại tài lộc, may mắn cho các gia đình. Vị thần này được nhắc đến với hình dạng của một ông lão với bộ râu, mái tóc bạc trắng, ở tên tay có cầm thêm thỏi vàng, đội mũ mão và diện bộ trang phục trông rất trang nghiêm, chỉnh tề. Khuôn mặt của Ngài trông rất hiền lành và phúc hậu.
Còn đối với ông Địa hay còn được biết tới là ông Thổ Công. Vị thần này thường được các gia đình thờ cúng chung với thần tài. Ngài sẽ giúp cai quản cho khu đất mà các gia đình đang sinh sống. Hình ảnh ông Địa gắn liền với hình ảnh của một ông lão với chiếc bụng to tròn, ở phía trên tay có cầm theo chiếc quạt và có khuôn mặt nhân hậu, hiền lành.
Ông Thần Tài Thổ Địa thường được thờ cúng cùng nhau trong các gia đình, cửa hàng
2. Cúng Thần Tài Thổ Địa có ý nghĩa gì quan trọng?
Mặc dù thờ cúng Thần Tài Thổ Địa trong nhà nhưng chưa chắc người dân đã hiểu được rõ về ý nghĩa của việc thờ cúng này là gì? Theo quan niệm từ thời xa xưa của người dân Việt Nam, vào ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng hay những ngày đầu năm, các gia đình thường làm lễ cúng Thần Tài Thổ Địa. Mục đích của việc thờ cúng các vị thần này là muốn cầu xin sự bình an, sức khỏe dồi dào, công việc thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và mang tới nhiều tài lộc, vượng khí.
Đặc biệt với những người làm ăn, buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ khác thì việc thờ cúng ông Thần Tài Thổ Địa còn nhằm mục đích buôn may bán đắt, thuận buồm xuôi gió và mang tới nhiều tiền bạc, tài lộc nhất. Việc thờ cúng này có thể sẽ được diễn ra hàng ngày hay hàng tháng và tùy thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình.
Cúng Thần Tài Thổ Địa sẽ mang ý nghĩa rước tài lộc, may mắn, tiền bạc và bình yên vào nhà
3. Hướng dẫn cách cúng Thần Tài Thổ Địa đúng chuẩn rước may mắn, tài lộc
Nhiều người cũng lập bàn thờ cúng Thần Tài Thổ Địa nhưng không cảm thấy nhận được may mắn, tài lộc từ các Ngài mà thậm chí còn gặp khó khăn trong kinh doanh, làm ăn buôn bán. Vì vậy khi cúng ông Địa Thần Tài các gia chủ cần phải nắm được những quy tắc, điều cần thiết nhất để giúp cho thờ cúng trở nên linh nghiệm hơn. Cụ thể đó là:
3.1. Thời gian thờ cúng
Người dân Việt Nam thờ cúng ông Địa Thần Tài hàng ngày, hàng tháng và thường rơi vào ngày mùng 1 và ngày rằm. Tuy nhiên ngày 10 tháng giêng âm lịch được xem là ngày quan trọng nhất trong khi thờ cúng Thần Tài Thổ Địa và ngày này được gọi là ngày Vía Thần Tài.
Các chuyên gia phong thủy đã chỉ ra rằng giờ giấc đẹp nhất để cúng ông Thần Tài Thổ Địa đó là vào buổi sáng khoảng từ 7 đến 9 giờ. Trước khi cúng gia chủ cần phải dọn dẹp bàn thờ thật sạch sẽ và cẩn thận để có thể nhận được nhiều may mắn, tài lộc từ các Ngài.
3.2. Các lễ vật cần thiết để cúng Thần Tài Thổ Địa
Cúng ông Thần Tài Thổ Địa sẽ cần có các lễ vật là đồ chay như trái cây, hoa quả, trầu cau,… Tuy nhiên một số gia đình sẽ chuẩn bị thêm mâm cúng mặn chẳng hạn như là rượu, thịt gà luộc, xôi, giò chả… Những đồ cúng cần chuẩn bị trong mâm cúng đó là:
● Bộ tam sên: Gồm có đủ 3 món đó là thịt heo quay hoặc thịt luộc, 3 quả trứng luộc và 3 con cua biển hoặc tôm đã luộc chín.
Cá lóc nướng nguyên con.
● Mâm ngũ quả với đủ 5 loại quả.
● Bình hoa tươi.
● Bộ tiền vàng mã.
● Thuốc lá: Để nguyên bao và để 2 điếu lẻ thò đầu ra.
● Gạo và muối hột.
● Khay vàng giấy.
● 1 khay đựng 3 cốc nước sạch và 2 ly rượu.
● 2 bát hương.
● 2 cây đèn cầy.
Chuẩn bị lễ vật cúng ông Địa Thần Tài đầy đủ để tỏ lòng thành kính đối với các ngài
>>> XEM NGAY: Thần Tài là ai?
3.3. Công tác chuẩn bị trước khi cúng ông Địa Thần Tài
Để cúng ông Địa Thần Tài được đạt ý muốn, trước khi cúng gia chủ cần chú ý đến một số điều cơ bản sau:
● Hai vị thần này rất ưa sạch sẽ, thơm tho. Do đó trước khi cúng cần phải vệ sinh, lau chùi bàn thờ Thần Tài Thổ Địa sạch sẽ, gọn gàng và cẩn thận. Để tẩy trần, gia chủ sử dụng nước lá bưởi và dùng một chiếc chậu sạch đổ nước sạch và pha thêm rượu trắng để tắm rửa cho tượng ông Địa, Thần Tài. Sau đó lau dọn bàn thờ sạch sẽ nhất.
● Cúng ngày vía Thần Tài nên chuẩn bị mâm cúng mặn. Những đồ cúng thường sử dụng đó chính là gà luộc, heo quay, các loại hoa quả và nước uống hàng ngày.
● Khi cúng Thần Tài Thổ Địa không sử dụng hoa quả giả mà cần mua hoa quả còn tươi, ngon.
● Thần Tài có sở thích ăn cua biển, tôm và chuối chín còn ông Địa sẽ có sở thích là hút thuốc lá, uống cà phê. Vì vậy khi cúng Thần Tài Thổ Địa gia chủ nên biết và ưu tiên lựa chọn những món đồ này hàng đầu bởi đây sẽ là cách bày tỏ về tấm lòng thành kinh của gia chủ đối với những vị thần này.
Nên dọn bàn thờ cúng ông Địa Thần Tài sạch sẽ và thơm tho trước khi cúng
3.4. Văn khấn Thần Tài Thổ Địa chuẩn nhất
Khi cúng Thần Tài Thổ Địa vào những dịp đặc biệt như ngày Vía Thần Tài, ngày mùng 1, ngày rằm cũng có cách cúng tương tự như cúng hàng ngày. Tuy nhiên nó sẽ có phần khác đó là ở nội dung văn khấn khi đọc tâu lên các vị thần này.
Dưới đây là bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa được sử dụng trong cúng hàng ngày
“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)”
Việc đọc đúng bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa trên cũng khá là quan trọng. Để có thể thỉnh Thần Tài Thổ Địa về gia chủ cần phải đọc to bài văn khấn khi hành lễ. Điều này sẽ giúp cho việc cầu khấn sẽ được linh nghiệm hơn.
4. Cách tắm cho Thần Tài Thổ Địa đúng nhất
Nhiều gia chủ cũng rất quan tâm tới cách tắm cho ông Thổ Địa Thần Tài sao cho chuẩn nhất. Khi tắm cho hai vị thần này gia chủ cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như lựa chọn ngày giờ để tắm, loại nước sử dụng để tắm và quy trình tắm được diễn ra như thế nào.
Nếu gia chủ nào biết cách tắm cho Thần Tài Thổ Địa thì sẽ không tốn quá nhiều thời gian công sức. Việc tắm cho hai vị thần này sẽ mang một ý nghĩa lớn và nó có ảnh hưởng nhiều tới vận may, tiền tài, tài lộc của gia chủ, đặc biệt với những gia đình làm ăn kinh doanh.
Khi tắm cho ông Thần Tài Thổ Địa gia chủ có thể thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên vào các ngày quan trọng không thể bỏ qua việc tắm cho các vị thần này đó ngày mùng 1, ngày rằm và ngày vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng giêng Âm Lịch.
Nước dùng để tắm cho Thần Tài Thổ Địa là nước bưởi và gừng đun sôi để nguội tầm 40 độ C và được tắm trong chậu sạch. Khăn dùng để tắm cho 2 vị thần này cũng phải là khách sạch chỉ dùng trong việc tắm cho các Ngài và không sử dụng cho các mục đích khác.
Việc tắm cho ông Thần Tài Thổ Địa cũng ảnh hưởng tới rất nhiều tài lộc và tiền tài trong thờ cúng
5. Lưu ý quan trọng khi cúng Thần Tài Thổ Địa
Để rước tài lộc, tiền bạc và may mắn vào nhà thì việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa hết sức quan trọng. Do đó khi cúng các vị thần này gia chủ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
● Các lễ vật được sử dụng để cúng ông Thần Tài Thổ Địa cần được sắp xếp đơn giản, khoa học, cần phải sạch sẽ và thành tâm nhất.
● Thời gian thắp hương Thần Tài Thổ Địa được cho là tốt nhất là vào khoảng 6 – 9 giờ. Đặc biệt tại các cửa hàng nên thắp hương lên bàn thờ vào buổi sáng trước khi mở cửa hàng.
● Khi thay nước mới cho bàn thờ cần rửa sạch sẽ các chén thờ. Lưu ý không nên để nước quá đầy trong chén thờ, mực nước nên cách miệng chén tầm khoảng 1cm là hợp lý.
● Cần phải thường xuyên lau chùi bàn thờ sạch sẽ và gọn gàng trước khi cúng.
● Đèn thờ nên lựa chọn loại đèn bằng dầu hoặc nến bởi nó thể hiện cho sự ấm áp và linh thiêng trong thờ cúng.
● Nên chọn các loại quả và hoa tươi để cúng ông Địa Thần Tài. Một số loại hoa tươi thường được lựa chọn đó là hoa cúng vàng, hoa đồng tiền…
Đồ lễ sau khi cúng xong có thể hạ xuống ăn uống như bình thường. Lưu ý nên chia đồ lễ cho con cháu trong nhà thay vì chia cho người ngoài. Bởi theo quan niệm việc chia đồ lễ cho người ngoài sẽ khiến cho tài lộc bị phát tán và tiêu hao.
● Tại khu vực đặt bàn thờ thờ cúng Thần Tài Thổ Địa không nên để các con vật nuôi chạy lung tung.
Đặt bàn thờ tại vị trí thoáng mát và luôn giữ bàn thờ Thần Tài Thổ Địa được sạch sẽ
Bài viết mà chúng tôi đã chia sẻ trên hy vọng sẽ phần nào giúp bạn đọc nắm được cách cúng Thần Tài Thổ Địa sao cho đúng và chuẩn nhất để không ngừng gia tăng vượng khí và tài lộc cho gia đình mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin liên quan tới ông Thần Tài Thổ Địa thì hãy truy cập ngay vào website của Lôi Phong nhé.