Cách cúng đầu năm

Trong những ngày Tết theo truyền thống và tập tục lâu đời của văn hoá phương đông trong mỗi gia đình,việc Lễ bái đầu năm một việc làm rất cần thiết tạo thêm niềm tin cho mọi người.

6747249341_1cf31bbfbf_b.jpg

XÔNG ĐẤT

Xông đất (Miền Bắc gọi là “xông đất”, nhưng miền Trung dùng đúng tên cổ tục này là “đạp đất”). Người Việt quan niệm ngày mồng Một Tết, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều: Người được chọn xông đất phải khỏe mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận.

CHÚC TẾT

Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi).

LÌ XÌ

Lì xì (利市, phát âm theo người Quảng Đông: lishi): người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay “hồng bao”, gọi là “lì xì” với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong “hồng bao” có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu.

Xuất hành và hái lộc

“Xuất hành” là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần… Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một “cành lộc” để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục “hái lộc”. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.

THĂM VIẾNG HỌ HÀNG

Thăm viếng họ hàng để gắn kết tình cảm già đình họ hàng v.v. Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công…; những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau “tai qua nạn khỏi” hay “của đi thay người” nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

NGHI THỨC CÚNG GIA TIÊN:

Trong các lễ cúng ba ngày Tết, lễ nào cũng có một mâm cỗ cùng hương hoa trầm trà rượu bánh chén bát muỗng đủa để Cúng Gia Tiên tại Bàn Thờ Gia Tiên.
Cúng là bày lễ vật, lên đèn, thắp nhang, khấn, vái, lạy. Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng, khấn xong thì vái từ 2 vái đến 5 vái, tùy theo từng trường hợp, mỗi lần vái đầu cúi xuống:
Lầm rầm khấn vái nhỏ to

Nếu vái là cử chỉ chào hỏi kính cẩn, thì lạy là hành động bày tỏ sự tôn kính từ tâm hồn đến thể xác đối với người trên hay người quá cố ở vào bậc trên của mình.

Đàn ông lạy đứng nghiêm, 2 tay chắp lại để trước ngực giơ lên ngang trán, mình cúi xuống, 2 bàn tay xòe ra úp xuống chiếu, quỳ gối trái rồi gối phải, rạp đầu xuống theo thế phủ phục, sau vài giây cất người lên 2 bàn tay để lên đầu gối trái vừa co lên đưa tới trước nửa bước để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quỳ cũng theo đà đứng lên, rút chân trái về ngang với chân phải đứùng nghiêm, là xong một lạy. Lạy xong vái 3 vái rồi lui ra.

Các nhà sư lạy hơi khác 1 chút, phất tay áo cà sa đưa 2 tay xuống đất rồi quỳ 2 đầu gối xuống luôn, khi đứng lên đẩy 2 bàn tay để lấy thế đứng thẳng lên khỏi phải tì bàn tay lên đầu gối.

Đàn bà lạy ngồi trệt xuống đất để 2 cẳng chân vắt tréo về bên trái, bàn chân phải ngửa lên để dưới đùi chân trái, nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải về phía trước và kéo tà áo sau trải về phía sau, rồi chắp 2 bàn tay để trước ngực đưa lên ngang trán cúi đầu xuống, 2 bàn tay úp xuống chiếu, đầu đặt lên 2 bàn tay. Sau vài giây đẩy 2 bàn tay để lấy thế ngồi thẳng lên, chắp 2 bàn tay đưa lên ngang trán, là xong 1 lạy. Lạỵ xong đứng lên vái 3 vái rồi lui ra.
Nhiều bà theo cách lạy khác, 2 đầu gối quỳ xuống chiếu, mông để lên 2 gót chân, 2 bàn tay chắp lại đưa lên ngang trán, 2 bàn tay giữ ở thế chắp, mình cúi xuống khi gần tới chiếu thì 2 bàn tay xòe ra úp xuống chiếu đặt đầu lên 2 bàn tay, cứ thế mà lạy.

Lạy Phật 3 lạy (3 lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng) có thể thế bằng 3 vái. Lạy Tổ Tiên Thánh Thần 4 lạy (4 lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, tứ phương) có thể thế bằng 4 vái. Lạy Vua hay lạy Quốc Tổ Hùng Vương 5 lạy (5 lạy tượng trưng cho ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ) có thể thế bằng 5 vái. Cô dâu chú rễ lạy cha mẹ còn sống 2 lạy, có thể thế bằng 2 vái.
Cúng Gia Tiên là cúng tổ tiên trong nhà, là nghĩa vụ thiêng liêng của con cháu để tỏ lòng nhớ ơn nguồn cội của mình:

Cây có cội nước có nguồn.

Cúng Gia Tiên là một cái Đạo, Đạo Thờ Cúng Ông Bà, gọi tắt là Đạo Ông Bà. Đạo ở đây không phải là một tôn giáo vì không có Giáo Chủ, môn đệ… mà chỉ là Đạo Làm Người trong gia đình, lấy tình cảm và sự liên hệ máu mủ ruột thịt trong gia đình làm chủ yếu. Cúng Gia Tiên là phản ảnh sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Cúng Gia Tiên trong ba ngày Tết hay trong các ngày giỗ kỵ là bày tỏ lòng tri ân, thương nhớ của con cháu đối với Tổ Tiên Nguồn Cội. Việc cúng kính không chú trọng ở hình thức, ở mâm cao cỗ đầy mà chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng thành kính tri ân thương nhớ và noi gương. Vua Hùng Vương thứ 6 không chọn cao lương mỹ vị để cúng gia tiên mà chọn bánh dày bánh chưng là món đơn sơ giản dị nhưng hàm chứa nội dung ý nghĩa sâu sắc.

Khi cúng chủ gia phải ăn mặc chỉnh tề, lên đèn, đốt nhang, đánh chuông, hai tay chắp lại đưa lên ngang trán và khấn, khi khấn nêu ngày tháng, làng xã, tên mình, tên vợ con, tên người quá cố, lễ vật cúng, lý do cúng, cầu nguyện… rồi tùy theo địa vị lớn nhỏ của mình đối với người quá cố, nếu nhỏ thì lạy 4 lạy hoặc vái 4 vái.​

ban-tho-gia-tien-ngay-tet-640x350.jpg

CÚNG TẾT NHÀ, TẾT VƯỜN, TẾT GIẾNG

Mồng Hai hoặc mồng Ba ngày nào tốt thì cúng Tết Nhà, đặt bà giữa nhà, lễ vật gồm hương đăng, trà quả, bánh trái… để cúng vị “Chúa Tiên huyền nữ, mộc trụ thần quan”. Theo tập quán xưa chiều 30 tháng Chạp người ta quét nhà sạch sẽ, khóa tủ kín đáo, đến khi cúng Tết Nhà xong mới được quét nhà mở tủ, bỏ vào vài đồng bạc để lấy hên đầu năm, lấy giáy tiền dán lên cột nhà đầu tủ để mong năm mới tiền vô như nước.

Cúng Tết Vườn thì đặt bàn trong vườn để cúng “Hoàng Thiên Hậu Thổ, Long Thần quản cuộc”, lễ vật giống như Tết Nhà. Cúng xong lấy giấy vàng bạc dán lên vài ba cây để mong cho vườn tược tươi tốt cây trái sum sê. Từ đó mới được hái trầu cau, xé lá chuối, động đất (đào đất).
Cúng Tết Giếng thì đặt bàn cạnh giếng để cúng “Thủy Long Thần Nữ” cầu cho nước giếng được tốt lành, lễ vật cũng giống như Tết Nhà. Theo tập tục chiều 30, người ta lo múc nước đổ đầy lu, đầy ghè để dự trữ. Cúng xong, đốt giấy vàng bạc và bỏ 3 đồng tiền xuống giếng mới được múc nước dùng.
Ba lễ cúng trên đây có nhiều nhà không cúng riêng từng địa điểm mà cúng chung một chỗ.

SỚ KHẤN THẦN LINH TRONG NHÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

Nam mô A Di Đà Phật ( Ba lần ) .
Kính lạy : Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật .
• Phật Trời , Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần .

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng Giêng , nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu Xuân , giải trừ gió Đông lạng lẽo , hung nghiệt tiêu tan , đón mừng Nguyên đán Xuân Thiên , mưa móc thấm nhuần , muôn vật tưng bừng đổi mới , nơi nơi lễ tiết , chốn chốn tường trình .
Chúng con là : …………………………………………………..
Ngụ tại : …………………………………………..
Nhân tiết minh niên , sắm sửa hương hoa , cơm canh lễ vật bày ra trước Án , dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần . Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa , ân đức rộng lớn . Ngôi cao vạn trượng uy nghi , vị chính mười Phương biến hiện . Lòng thành vừa khởi , Tôn đức cảm thông . Cúi xin giáng lâm trước Án , chứng giám lòng thành , thụ hưởng lễ vật . Nguyện cho con cháu mọi người hoan hỷ vinh xương , con cháu cát tường khang kiện . Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng , đội đức Tôn Thần bản xứ . Hộ trì chúng con , gia Lộc gia Ân , xả quái trừ tai . Đầu năm chí giữa , nửa năm chí cuối , sự nghiệp hanh thông , sở cầu như ý , sở nguyện tòng tâm .
Dãi tấm lòng thành ,
Cúi xin chứng giám .
Cẩn cáo .​

SỚ KHẤN TỔ TIÊN NGÀY MÙNG MỘT TẾT .

Nam mô A Di Đà Phật ( Ba lần ) .
Kính lạy : Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật .
Các cụ Tiên Linh Cao Tằng Tổ Khảo , Cao Tằng Tổ Tỷ , Bá Thúc Huynh Đệ , cô di Tỷ, Muội , nội ngoại Tộc chư vị Hương Linh .

Nay theo Tuế luật , Âm Dương vận hành tới tuần Nguyên Đán . Mùng Một đầu Xuân , mưa móc thấm nhuần , đón mừng năm mới . Con cháu tưởng niệm ân đức của Tổ tiên như Trời cao Biển rộng , khôn đem tấc cỏ báo ba xuân . Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa biện hương hoa vật phẩm , nghi lễ cung trần , dâng lên trước Án . Cúi xin giáng về Linh Sàng hâm hưởng lễ vật .

Kính mời Các cụ Tiên Linh Cao Tằng Tổ Khảo , Cao Tằng Tổ Tỷ , Bá Thúc Huynh Đệ, cô di Tỷ , Muội , nội ngoại Tộc chư vị Hương Linh .
Nguyện cho chúng con : Minh niên khang thái , trú dạ cát tường . Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi , công việc hanh thông . Người người được chữ bình an , tháng ngày được hưởng phần lợi lộc . Âm phù – Dương trợ , sở nguyện tòng tâm . Bốn mùa khơng hạn ách nào xâm , tám tiết có điềm lành tiếp ứng .
Dãi tấm lòng thành ,
Cúi xin chứng giám .
Cẩn cáo .​

LỄ HÓA VÀNG NGÀY MÙNG 3 TẾT .

Nam mô A Di Đà Phật ( Ba lần ) .
Kính lạy : Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật .
• Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần .
• Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .
• Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa . Ngài định Phúc Táo quân . Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này
• Các Cụ Tổ tiên nội ngoại chư vị tiên Linh .

Hơm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng năm …………………………
Chúng con là : ……………………………………………….
Ngụ tại : ……………………………………………………….
Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm , nghi lễ cung trần , dâng lên trước Án , cúng dâng Phật Thánh , dâng hiến Tôn Thần , đốt nén Tâm hương dốc lòng bái thỉnh . Kính cẩn tâu trình : Tiệc Xuân đã mãn , Nguyên Đán đã qua , nay xin thiêu hóa Kim ngân , lễ tạ Tôn Thần , rước tiễn tiên Linh trở về Âm giới . Kính xin : Lưu Phúc , lưu Ân , phù hộ độ trì , Dương cơ Âm Mộ , mọi chỗ tốt lành . Con cháu được chữ bình an , Gia đạo hưng long thịnh vượng . Lòng thành vừa cẩn , lễ bạc tiến dâng , lượng cả xét soi , cúi xin chứng giám . Cẩn cáo .

( Lễ nào xong thì đốt sớ liền ) .​