Cách đặt tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế chuẩn nhất – Hướng dẫn chi tiết
Người Việt rất tôn sùng và kính trọng việc thờ tự Ngọc Hoàng Thượng Đế bởi ngài được coi là vị vua tối cao nhất, là người cai quản đất trời, có quyền năng điều khiển vạn vật. Chính vì vậy, tượng ngài được thờ nhiều tại các đền thờ, miếu mạo, với mong muốn mưa thuận gió hòa, bảo vệ bình an cho muôn dân. Vậy cách đặt tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế cho các đền thờ
Mục lục bài viết
Ngọc Hoàng Thượng Đế là ai?
Ngọc Hoàng Thượng đế là vị vua của Thiên đình, cai quản toàn bộ bầu trời, mặt đất, biển cả, và cõi âm phủ. Ngọc Hoàng đứng đầu tất cả các thần, tiên,Thánh, Nhân có quyền lực tối cao với các quyền năng tự nhiên như mây mưa sấm chớp, nước lửa… Ngọc Hoàng có quyền ra lệnh cho các vị thần thực hiện các ý định của mình, thường là những điều tốt đẹp. Ngọc Hoàng cũng là người xét phong cho các vị thần, hoặc xét phạt các thần tiên và thánh nhân.
Vua cha Ngọc Hoàng là ai?
Trong đạo Mẫu của Việt Nam, Ngọc Hoàng được gọi là Vua cha Ngọc Hoàng, là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là đấng thần chủ tối cao. Ngọc Hoàng được cho là ở và làm việc tại một cung điện trên trời gọi là Thiên Phủ, nơi có rất nhiều tiên nữ hầu hạ, và các thiên tướng, thiên binh canh gác. Là vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu nên Ngọc Hoàng thượng đế thường có ban thờ riêng trong các đền và phủ thuộc hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ.
Thờ tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế có ý nghĩa gì?
Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị vua quyền lực, cai quản toàn bộ vạn vật trong bầu trời, mặt đất, biển cả và cõi âm. Ngọc Hoàng cũng có quyền năng tự nhiên như mây mưa sấm chớp, nước lửa… bằng việc ra lệnh cho các vị thần thực hiện các ý định của mình, thường là mang lại mưa thuận gió hòa cho dân chúng. Ngọc Hoàng cũng chính là cán cân công lý, thưởng phạt các vị thần, thánh nhân.
Đạo Mo còn giải thích rằng: bố Lạc Đà đã dùng đôi cánh của mình để kéo bầu trời lên cao, nhờ vậy vạn vật mới sinh sống, phát triển được. Nên người ta thường dùng hình ảnh “trời sập” chỉ sự kết thúc của cuộc sống muôn loài.
Hơn cả, việc thờ tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế thể hiện sự tôn kính, biết ơn của con người đối với công lao của Ngài.
Qua đó, cũng thể hiện những mong cầu về cuộc sống thuận hòa, yên bình cho muôn loài. Nhất là một số dân tộc thờ Ngọc Hoàng để cầu mong mưa thuận gió hòa cho cây trái sinh sôi, vật nuôi phát triển, cuộc sống ấm no.
Thờ tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế để cầu mong ngài phù trợ, mưa thuận gió hòa, ấm no
Cách đặt tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế chuẩn nhất
Việc thờ Ngọc Hoàng Thượng đế rất phổ biến trong tín ngưỡng tôn giáo của người Việt. Các chùa miền Bắc Việt Nam từ lâu đã phối thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị thần khác như Nam Tào, Bắc Đẩu, Phạm Thiên, Đế Thích… Đây là dấu ấn của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Nho – Phật – Đạo cùng một nguồn mà ra). Hàng năm, vào ngày sinh Ngọc Hoàng là mùng 9 tháng Giêng, thường được chọn là ngày làm lễ cúng vía Trời hay lễ tế Trời để tôn vinh Ngọc Hoàng thượng đế.
Truyện dân gian Việt Nam kể con cóc lên cầu Ngọc Hoàng làm mưa. Ngọc Hoàng nhận lời rằng mỗi khi cóc gọi làm mưa xuống trần gian. Câu chuyện nổi tiếng khác là “Ngọc Hoàng và người học trò nghèo” thì lại ca ngợi quyền năng và sự công bằng của Ngọc Hoàng.
Dân gian Việt Nam có rất nhiều bài thơ có chữ trời. Thường nhất là những câu mà trời dùng để chỉ toàn bộ cảnh vật thiên nhiên tồn tại quanh con người, trước hết là không gian và cảnh vật trên không. Bên cạnh đó trời như một lực lượng siêu tự nhiên, một đấng quyền uy quyết định tất cả: Trời làm bão lụt mênh mông/Sông khô hồ cạn, cá trên đồng còn chi. Trời còn làm ra vạn vật, thậm chí cả cái sướng, cái khổ của con người: Trời sinh cái cực mần chi/Bán thì nỏ được, cho thì không ai xin Hay câu ca dao: Lạy trời trăm lạy trời ơi/Trông cho trong ruộng ngoài khơi được mùa.
Trong ca dao Việt có nhiều câu nhắc đến đạo trời: Theo nhau cho trọn đạo trời/Dẫu mà không chiếu, trải tơi mà nằm. Vì là đạo nên đạo trời cũng có vị trí, giá trị trong tâm linh người Việt như những đạo khác nên trời và phật thường được đặt gần nhau, được xem như những đấng thiêng liêng như nhau, những đạo giống nhau: Chắp tay vái lạy bụt trời/Gió đông phẳng lặng, đạo trời theo nhau.
Nhà bác học Nguyễn Văn Huyên đã nhận xét: “Ông trời đối với người dân quê Việt Nam là nguồn gốc mọi sự sống và mọi lẽ công bằng. Đấy không phải là một vị thần trừu tượng và không thể hiểu. Người ta xem ông như một con người, vua của các vua. Ông có một triều đình, ông điều khiển tất cả cuộc sống trên trời và dưới đất. Ông trừng phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt”.
Tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế thường được đặt chính giữa điện thờ, bậc dưới là tượng Nam Tào, Bắc Đẩu – Đây là hai trợ thủ đắc lực của ngài.
Tượng Ngọc Hoàng đặt chính giữa điện thờ
Di tích thờ Ngọc Hoàng
-
Đàn Kính Thiên Tràng An, nơi có tượng thờ Ngọc Hoàng trên tầng cao nhất của Thiên Đàn
-
Ở Việt Nam có các di tích sau đây thờ Ngọc Hoàng Thượng đế (chỉ thống kê nơi thờ chính, không tính việc phối thờ Ngọc Hoàng trong rất nhiều đền, chùa và điện thờ Mẫu Tam Phủ):
-
Đàn Kính Thiên Tràng An ở xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng các vị Phạm Thiên, Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu với Lễ tế Thiên được diễn ra hàng năm.
-
Đàn Nam Giao thuộc di tích cố đô Huế là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm. Lễ tế Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế Giao, tức là tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng.
-
Đền Đậu An tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng các thiên thần.
-
Chùa Ngọc Hoàng ở thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
-
Chùa Ngọc Hoàng toạ lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM, vốn là một ngôi điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế.
-
Nhà thờ họ Trương Việt Nam tại thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình thờ Ngọc Hoàng Thượng đế với tên húy Trương Hữu Nhân hay Trương Ngọc Hoàng.
-
Điện Bồ Hong trên đỉnh núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
-
Chùa Vân An ở thị trấn huyện Bảo Lạc, Cao Bằng thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và Quan thế âm Bồ Tát với lễ hội Lồng Tồng hằng năm được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng, ngày sinh của Ngọc Hoàng Thượng đế.
-
Đền Ô Xuyên, xã Cổ Bì,Bình Giang, Hải Dương thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và 5 vị Thành hoàng làng. Tương truyền, đây là nơi Ngọc Hoàng thường xuống chơi du ngoạn.
Có thể bạn quan tâm: 15+ Mẫu tượng Nam Tào Bắc Đẩu đẹp cho điện thờ
Vì sao tượng Ngọc Hoàng bằng đồng được nhiều tín đồ tin chọn
Trong các chất liệu, tượng đồng tuy có giá thành khá cao, tuy nhiên sản phẩm vẫn luôn nhận được sự ưu ái của khách hàng bởi những “điểm cộng” dưới đây:
-
Xét về mẫu mã: Tượng đồng được chế tác dựa trên khuôn đất. Người thợ tiến hành đắp mẫu bằng đất, tạo khuôn rồi mới mới nấu đồng, đổ khuôn và hoàn thiện. Thành phẩm cho mẫu mã đẹp, diện tượng truyền thần, kết cấu chắc chắn.
-
Xét về độ bền: Đồ đồng, đồ đá có giá trị sử dụng cao, độ bền trường tồn cùng thời gian. Dù đồng là kim loại có tính oxy hóa khi để lâu ngoài không khí nhưng nếu được xử lý bề mặt kỹ lưỡng sẽ cho độ bền lâu, hạ màu trầm cổ sang trọng. Thậm chí là bền mãi mãi đối với các sản phẩm dát vàng, khảm tam khí, khảm ngũ sắc.
-
Xét về phong thủy: Kim loại đồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, tài lộc, đem may mắn đến với gia chủ. Đặc biệt, chất liệu đồng đại diện cho hành Kim – một trong Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ) giúp cân bằng âm dương. Nếu bạn đang có nhu cầu đúc tượng Ngọc Hoàng về thờ tại tư gia thì tượng đồng là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
-
Xét về giá thành: Tượng đồng tuy có giá thành khá cao so với các chất liệu khác, tuy nhiên nếu xét về độ bền, tuổi thọ sử dụng thì mức giá hoàn toàn tương xứng.
Tượng Ngọc Hoàng bằng đồng đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, giá thành, độ bền
Xem thêm: +55 Mẫu tượng Trần Triều đẹp nhất
Mua thỉnh tượng Ngọc Hoàng ở đâu uy tín?
Đúc Đồng Bảo Long là cơ sở chế tác tượng đồng uy tín, có xưởng đúc đồng lớn tại làng nghề. Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã thi công +3.000 công trình đúc tượng lớn nhỏ trên cả nước. Các mẫu tượng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy, sư cô đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu 3 phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Chúng tôi là cơ sở chế tác tượng đồng uy tín, sở hữu đội ngũ nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm
Sản phẩm của Đúc Đồng Bảo Long đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí:
=>>> Sử dụng nguyên liệu đúc chọn lọc: Chúng tôi sử dụng nguyên liệu đồng thanh khiết (chủ yếu dùng đồng đỏ đối với tượng kích thước lớn), nói không với các loại đồng tạp. Sản phẩm có trọng lượng nặng, đúc dày dặn, kết cấu cân đối, chắc chắn
=>>> Chế tác bởi nghệ nhân: Sản phẩm được thực hiện bởi bàn tay nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm. Quý khách có thể đánh giá qua các chi tiết hoa văn được chạm khắc thủ công tỉ mỉ, kỳ công và vô cùng tinh xảo. Tượng có diện mạo đẹp, thần thái, tỷ lệ hình khối cân đối.
=>>> Kỹ thuật sửa nguội hoàn thiện tốt: Đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định khắt khe trong các khâu chế tác, sản phẩm của Bảo Long có kỹ thuật hoàn thiện tốt, nhẵn mịn, đảm bảo độ bền trên 10 năm đối với sản phẩm thông thường và bền mãi mãi đối với hàng dát vàng 9999.
Chúng tôi nhận chế tác tượng THEO YÊU CẦU. Nếu quý khách đang quan tâm đến các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Chúng tôi có xưởng đúc lớn tại làng nghề
Tổng hợp +1001 Mẫu tượng Bồ Tát bằng đồng đẹp nhất
Có thể bạn sẽ quan tâm:
Quý khách có thể tham khảo thêm các công trình đúc tượng khác tại website: ductuongphat.com
Cách thức đặt hàng tượng Ngọc Hoàng bằng đồng
◾️Bước 1: Khách hàng gọi Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn về sản phẩm (cần liên hệ trước, bởi các số lượng khách hàng mua nhiều nên các sản phẩm không có sẵn tại cửa hàng)
◾️Bước 2: Sau khi chọn và chốt mẫu, chúng tôi sẽ tiến hành báo giá
◾️Bước 3: Khách hàng đặt cọc và chúng tôi sẽ xác nhận tiền cọc qua ngân hàng
◾️Bước 4: Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 – 2 ngày để xác nhận và giúp khách hàng sắp xếp thời gian nhận hàng.
◾️Bước 5: Giao hàng, kiểm tra hàng (nếu hàng lỗi, khách hàng được quyền trả lại ngay)
◾️Bước 6: Khách nhận hàng và thanh toán tiền.
GIẢI ĐÁP MỘT SỐ THẮC MẮC CỦA KHÁCH HÀNG
Hỏi: Thời gian chế tác tượng là bao lâu?
Đáp: Đúc tượng đồng cần nhiều công đoạn, quy trình từ đắp mẫu, duyệt mẫu, cho đến chế tác và hoàn thiện. Thời gian làm tượng từ 20 – 30 ngày tùy thuộc vào từng kích thước tượng. Đối với tượng kích thước nhỏ thì tại showroom của chúng tôi luôn có sẵn, quý khách có thể đến xem trực tiếp hoặc đặt mua online.
Hỏi: Tôi ở xa không đến duyệt tượng phải làm sao?
Đáp: Chúng tôi sẽ gọi video trực tiếp, chụp ảnh thật để khách hàng xem, duyệt và chỉnh sửa trước khi tiến hành đổ khuôn.
Hỏi: Cần đặt trước bao nhiêu khi đúc tượng?
Đáp: Quý khách chỉ cần đặt trước từ 5.000.000đ, chúng tôi sẽ hoàn thiện và bàn giao sản phẩm đến tận nhà. Lúc đó, người mua mới phải thanh toán tổng số tiền còn lại.
Hỏi: Không đúng như quảng cáo có được hoàn tiền?
Đáp: Đúc Đồng Bảo Long cam kết bàn giao đến tay khách hàng sản phẩm giống thật, chất lượng, quý khách được phép hoàn trả sản phẩm miễn phí nếu tượng không đẹp.