Cách ghi nhận xét học sinh trong học bạ THCS và THPT chuẩn
Quy định trong Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT? Nhận xét học sinh THCS, THPT về môn học? Nhận xét học sinh THCS, THPT về năng lực, phẩm chất?
Học bạ của học sinh THCS và THPT phản ánh hiệu quả học tập và rèn luyện. Việc ghi nhận xét của giáo viên phải được thực hiện thống nhất theo quy chế. Từ đó có được cách hiểu đúng nhất đối với các đánh giá về học tập, về năng lực phẩm chất. Học bạ là tài liệu cần cung cấp và sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Sau đây các quy định, quy chế của Bộ giáo dục và đạo tạo sẽ giúp giáo viên lựa chọn cách ghi nhận xét phù hợp khi đánh giá từng học sinh.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT.
– Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Quy định trong Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT:
Căn cứ Quy chế được ban hành kèm theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT. Trong đó, nội dung quy chế định hướng giáo viên đưa ra các nhận xét phù hợp với từng mức độ đánh giá học sinh. Để qua đó có những nhận xét khách quan, mang đến cách hiểu đúng cho người đọc.
Nhận xét trong học bạ được sử dụng làm căn cứ xét tốt nghiệp, xin việc hay học tập của học sinh trong tương lai. Do đó quy chế ban hành hướng dẫn giáo viên thực hiện hoạt động nhận xét hiệu quả.
Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ giáo dục và đào tạo.
Nhận xét các khía cạnh khác nhau của người học:
Văn bản này ban hành quy chế về nhận xét, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Trong đó, không chủ hướng dẫn nhận xét về năng lực học tập, mà còn dựa trên các năng lực, phẩm chất cần thiết. Bao gồm:
+ Nhận xét, xếp loại hạnh kiểm; Đánh giá đạo đức, thái độ, cách ứng xử,… của học sinh ở các môi trường khác nhau. Trong đó chủ yếu là môi trường học tập dưới sự quản lý, trách nhiệm của nhà trường.
+ Nhận xét, xếp loại học lực. Nhận xét về năng lực học tập, các kết quả và điểm số đạt được.
+ Sử dụng kết quả nhận xét, xếp loại; Qua đó đánh giá chung về hiệu quả học tập, rèn luyện của học sinh trong hoạt động quản lý, giảng dạy của nhà trường.
+ Trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục. Các điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy, công tác quản lý.
– Mục đích thực hiện nhận xét:
Nhận xét học sinh sau mỗi học kỳ, kết thúc mỗi năm học. Thể hiện qua kết quả điểm tổng kết và xếp loại hạnh kiểm, các phong trào hay hoạt động khác. Nhằm xác định các đánh giá liên quan đến nhiệm vụ, hiệu quả học tập của người học. Giúp các em nhận thức và tự rút kinh nghiệm trong học tập, phấn đấu của bản thân. Qua đó thúc đẩy học sinh rèn luyện và học tập tích cực hơn trong những thời gian sau đó.
– Nhận xét, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông theo những căn cứ như sau:
+ Dựa trên mục tiêu giáo dục của cấp học, của khối lớp. Trong đó, các mục đích cần đạt được là cơ sở để đánh giá chất lượng, hiểu quả tiếp cận của học sinh. Mang đến cho các em nền tảng tốt nhất được rèn luyện từ môi trường giáo dục.
+ Căn cứ chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học. Đây là các cơ sở trong mục tiêu phấn đấu và thi đua chung của nhà trường. Do đó thầy và trò phải cùng nhau quyết tâm đạt được các thành tích. Dựa vào đó để đánh giá hiệu quả học tập, phấn đấu của học sinh.
+ Điều lệ nhà trường.
+ Kết quả rèn luyện và học tập của bản thân học sinh.
– Nhận xét thể hiện sự khách quan, đúng với hướng dẫn của quy chế:
Việc nhận xét, phân loại học sinh phải thực hiện theo đúng mục đích đề ra. Các giáo viên lựa chọn cách thức nhận xét phù hợp trong quy chế theo đánh giá khách quan. Dựa theo những căn cứ quy định thì cần phải bảo đảm nguyên tắc công bằng, công khai, đúng chất lượng học lực và hạnh kiểm của học sinh. Qua đó thể hiện mức độ đạt được kết quả trong học tập, về năng lực, phẩm chất của từng học sinh.
2. Nhận xét học sinh THCS, THPT về môn học:
Môn học ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông khá nhiều. Cần thực hiện các đánh giá đối với từng bộ môn cùng với đánh giá điểm tổng kết của kỳ học. Trong đó, với mỗi môn học cần có đánh giá theo từng mức độ điểm số phản ánh như sau:
– Điểm trung bình từ 0.0 – 3.4:
Chưa đạt yêu cầu của bộ môn, còn thụ động, chưa tự giác trong học tập và hoạt động nhóm, cần tăng cường luyện tập kỹ năng thực hành.
– Điểm trung bình từ 3.5 – 4.9:
Chưa hoàn thành các yêu cầu cần đạt của bộ môn, còn thụ động, tăng cường luyện tập kỹ năng thực hành.
– Điểm trung bình từ 5.0 – 5.9:
Hoàn thành được các yêu cầu của bộ môn, chủ động hơn trong học tập, tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành.
– Điểm trung bình từ 6.0 – 6.9:
Tiếp thu được các kiến thức cơ bản của môn học, có ý thức tự giác, tương đối chủ động trong học tập.
– Điểm trung bình từ 7.0 đến 7.4:
Đáp ứng được yêu cầu cần đạt của bộ môn, khá chủ động trong hoạt động nhóm, chăm chỉ, tự giác trong học tập.
– Điểm trung bình từ 7.4 – 7.9:
Hoàn thành khá tốt nội dung kiến thức đã học, vận dụng được vào bài thực hành, chăm chỉ trong học tập.
– Điểm trung bình từ 8.0 – 8.4:
Hoàn thành tốt yêu cầu cần đạt của bộ môn, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện.
– Điểm trung bình từ 8.5 – 8.9:
Vận dụng tốt kiến thức vào bài thực hành, chăm chỉ, tự giác, tích cực trong học tập.
– Điểm trung bình từ 9.0 – 9.4:
Hoàn thành tốt nội dung kiến thức môn học, vận dụng được để làm bài thực hành, chăm chỉ, chủ động trong học tập.
– Điểm trung bình từ 9.5 – 10:
Nắm vững kiến thức môn học, vận dụng tốt vào bài thực hành, chăm chỉ, tích cực trong học tập.
Có thể thấy điểm số đạt được càng cao chứng tỏ các em đang thực hiện tốt yêu cầu trong tiếp thu và vận dụng kiến thức. Đây là mục tiêu của việc học tập, nâng cao năng lực trong trường học.
3. Nhận xét học sinh THCS, THPT về năng lực, phẩm chất:
Thông tư hướng dẫn các tiêu chí khác nhau trong đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh. Trong đó, gắn với ý thức học tập và rèn luyện của học sinh có thể phân ra thành: Nhận xét về năng lực chung, về tính tự chủ và tự học, về giao tiếp, giải quyết vấn đề,…
3.1. Nhận xét về năng lực chung:
Tùy theo các mức độ đánh giá, giáo viên có thể sử dụng một trong các mẫu nhận xét dưới đây:
– Em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt, biết chia sẻ, hỗ trợ và tham gia học tập với bạn.
– Em biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm, biết lắng nghe ý kiến bạn bè.
– Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, hợp tác, có khả năng điều khiển hoạt động nhóm tốt.
– Em có khả năng tự học và tự chủ bản thân, biết giao tiếp, hợp tác với bạn, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
– Em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, biết trao đổi ý kiến cùng bạn rất tốt, biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật hiện tượng.
– Em tự giác thực hiện nhiệm vụ học nhưng kết quả chưa cao, biết giao tiếp, hợp tác với bạn, có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.
– Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.
– Em có khả năng báo cáo kết quả làm việc của nhóm với giáo viên, có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt, biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật hiện tượng.
3.2. Nhận xét về tính tự chủ và tự học:
Bên cạnh việc học tập được định hướng từ giáo viên, cần sự tự giác của người học. Trong đó, thể hiện ở sự đam mê môn học, hay sự chăm chỉ, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập.
– Em có ý thức tự giác cao trong học tập.
– Em có ý thức tự học và tự chủ trong mọi vấn đề.
– Em có khả năng tự thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– Em có khả năng tự học và tự chủ bản thân.
– Em có khả năng họp nhóm tốt với các bạn.
– Em tự biết hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
– Em tự giác thực hiện nhiệm vụ học nhưng kết quả chưa cao.
– Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao.
– Em biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.
3.3. Nhận xét về giao tiếp:
Các nhận xét về giao tiếp trong môi trường học tập, kết nối với bạn bè và thầy cô. Qua đó thấy được các điểm cần phát huy hay các hạn chế trong nhu cầu giao tiếp, chia sẻ của học sinh.
+ Biết trao đổi ý kiến cùng bạn rất tốt.
+ Phối hợp tốt với các bạn trong nhóm.
+ Biết thể hiện sự thân thiện và hợp tác tốt với bạn bè.
+ Diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.
+ Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm rất tốt.
+ Trình bày ý kiến trọng tâm khi trao đổi với nhóm, lớp.
+ Biết giao tiếp, hợp tác với bạn.
+ Biết chia sẻ cùng với bạn trong học tập.
+ Có khả năng phối hợp với bạn khi làm việc nhóm.
– Chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến.
3.4. Nhận xét về giải quyết vấn đề:
Đây là nhận xét đối với việc linh động, sáng tạo của người học trong học tập, trong các hoạt động tham gia. Để cho thấy hiệu quả tư duy nhạy bén, giải quyết vấn đề. Có thể là giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập, hoặc trong các mối quan hệ giữa người học với giáo viên.
– Biết xác định và làm rõ thông tin.
– Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập và cuộc sống.
– Biết tự đánh giá, nhận xét kết quả học tập của bản thân và của bạn.
– Biết giải quyết tình huống trong học tập.
– Biết nhận ra sai sót sẵn sàng sửa sai.
– Mạnh dạn đưa ra những ý kiến cá nhân.
– Có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.