Cách ghi nhận xét theo tháng của sổ theo dõi chất lượng giáo dục và sổ chủ nhiệm 2023

Giáo viên thay vì đánh giá học sinh thường xuyên bằng điểm số, giờ đây chỉ đánh giá bằng nhận xét, lời nói. Với yêu cầu đánh giá bằng nhận xét, lời nói không ít giáo viên tỏ ra băn khoăn khi với số lượng học sinh đông, việc nhận xét dễ lặp lại, thiếu phong phú

CÁCH GHI NHẬN XÉT THEO THÁNG SỔ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

 

1. Phần chủ đề

Điền đủ thông tin vào chỗ chấm, cần ghi thời điểm đánh giá giữa học kì I hay giữa học kì II.

Ghi những lưu ý đặc biệt (nếu có). Chẳng hạn như: học sinh thuộc diện ưu tiên, học sinh khuyết tât, khiếm thị,…

– Danh sách học sinh phải xếp theo thứ tự a,b,c

– Ngày tháng năm sinh:

VD: 10-10-2009 (không gạch chéo); Nếu là nam thì đánh dấu X vào nam, nếu là nữ thì đánh dấu X vào nữ.

– Dân tộc: Kinh

– Khuyết tật: Em nào bị khuyết tật thì đánh dấu X vào khuyết tật, còn không thi không đánh dấu X

– Họ tên cha (mẹ người đỡ đầu)

– Địa chỉ liên lạc: Ghi rõ địa chỉ đang ở thôn/phố – phường/xã.

– Số điện thoại nếu có.

* Nhận xét của giáo viên: 1 lần/ tháng

– Đưa ra nhận xét, chọn lọc câu chữ cho phù hợp (3,5 dòng ghi đầy đủ các môn) nên chỉ ghi những ưu điểm và nhược điểm nổi bật của học sinh.

 

2. Nhận xét về kiến thức, kĩ năng môn học và hoạt động giáo dục:

Ghi nội dung học sinh vượt trội hoặc điểm yếu cần khắc phục:

+ Hoàn thành tốt nội dung các môn học. Đọc to, rõ ràng, tuy nhiên phát âm chưa đúng cá từ ngữ có âm đầu l/n hoặc nói ngọn.

+ Hoàn thành tốt nội dung các môn học. Còn quên nhớ khi thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia hay quên một số công thức môn học.

+ Hoàn thành nội dung môn học. Trình bày bài còn chưa sạch đẹp, rõ ràng, còn tẩy xóa.

+ Hoàn thành nội dung môn học: Đọc còn chưa tốt

+ Hoàn thành tôt nội dung môn học: kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nội dung đoạn truyện, em học sinh còn biết sử dụng ngôn ngữ hình thể, cử chỉ, giọng điệu, điệu bộ, lời nói.

+ Hoàn thành nội dung các môn học: Ngồi học còn chưa đúng tư thế.

+ Hoàn thành nội dung các môn học: Khi giải quyết một bài tập còn lúng túng, các phép tính chia cho số có hai chữ số còn chậm, chưa biết các ước lượng khi chia.

+ Cần đọc lại các bài tập đọc trong tháng để luyện đọc đúng. Cấc tiếng có âm s/x, l/n; dấu hỏi, dấu ngã còn phát âm sai. Chưa chú ý lắng nghe cô giáo và bạn đọc để đọc lại cho đúng.

+ Chưa giải được bài toán có lời văn bằng một phép cộng. Chưa đọc kỹ lại bài toán xem bài toán hỏi gì, chưa nắm được kiến thức cần thực hiện phép tính gì và thực hiện như thế nào.

+ Còn lúng túng khi giải quyết bài toán bằng một phép trừ và khi thực hiện phép cộng còn đôi chỗ cộng nhầm dạng 79 + 26 hay 56+14.

Một số mẫu nhận xét mà Luật Minh Khuê cung cấp cho bạn đọc:

– Mẫu nhận xét phẩm chất yêu nước

+ Em biết tôn trọng và quý mến thầy cô, bạn bè.

+ Em biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn bè.

+ Em có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường

+ Em luôn tự hào về người thân trong gia đình.

+ Em biết yêu thương quê hương, đất nước qua các bài học.

+ Em luôn biết tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

+ Em biết quý trọng công sức lao động của người khác.

+ Em luôn đoàn kết và mến yêu bạn bè.

– Mẫu lời nhận xét phẩm chất nhân ái

+ Em có tấm lòng nhân ái

+ Em có tấm lòng nhân hậu, sẻ chia

+ Em quan tâm và giúp đỡ mọi người.

+ Em hay chia sẻ công việc nhà trong gia đình.

+ Em biết giúp đỡ bạn bè khó khăn

+ Em luôn quan tâm mọi người trong gia đình

+ Em luôn quan tâm chăm sóc ông bà

+ Em luôn yêu quý mọi người

+ Em hay giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.

– Mẫu lời nhận xét về phẩm chất nhân ái

+ Em có tầm lòng nhân ái

+ Em có tấm lòng nhân hậu, sẻ chia

+ Em quan tâm và giúp đỡ mọi người

+ Em hay chia sẻ công việc nhà trong gia đình

+ Em biết biết giúp đỡ bạn bè khó khăn

+ Em luôn chăm sóc quan tâm bạn bè

+ Em luôn yêu quý mọi người

+ Em hay giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn.

– Mẫu lời nhận xét phẩm chất chăm chỉ

+ Em tham gia các hoạt động của lớp và của trường

+ Em tích cực tham gia lau, dọn lớp học

+ Em tích cực trong học tập ở lớp

+ Em biết bảo vệ của công

+ Em biết nhận nhiệm vụ vừa sức với bản thân mình và các bạn

+ Em chăm, ngoan, lễ phép…

– Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về ngôn ngữ

+ Em có sự tiến bộ trong giao tiếp

+ Em nói to, rõ ràng

+ Em biết thắc mắc với giáo viên khi không hiểu bài

+ Em mạnh dạn khi giao tiếp

+ Em trình bày rõ ràng, ngắn gọn nội dung cần trao đổi

+ Em sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh

+ Em trình bày ý kiến của mình trước đám đông

+ Em đọc to, rõ các chữ

+ Em đọc chữ trôi chảy

+ Em trình bày các vấn đề lưu loát

+ Em có khả năng sử dụng từ ngữ tốt

+ Em nói mạch lạc các vấn đề

+ Em giao tiếp, hợp tác tốt với bạn bè

+ Em có kĩ năng giải quyết các vấn đề bằng ngôn ngữ tốt 

+ Em nên nói rõ ràng các vấn đề tốt hơn

+ Em giải quyết các vấn đề cẩn trọng hơn

+ Em tìm hiểu vấn đề và giải quyết hiệu quả hơn

+ Em có khả năng trình bày kết quả làm việc của nhóm

+ Em đọc chữ còn ngập ngừng

+ Em đọc bài giọng còn e dè

+ Em nên mạnh dạn tự tin trong giao tiếp

– Mẫu nhận xét năng lực đặc thù về khoa học

+ Học sinh trân trọng, giữu gìn, bảo vệ tự nhiên, có thái độ, hành vi tôn trọng các quy định chung về bảo vệ tự nhiên, hứng thú khi tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức và bảo vệ thế giới tự nhiên của quê hương đất nước

+ Học sinh biết yêu lao động, có ý chí vượt khó, có ý thức bảo vệ, giữu gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.

 

3. Nhận xét về năng lực

( nhận xét về một vài nét nổi bật của học sinh)

Gồm 3 tiêu chí

a, Tự phục vụ, tự quản:

– Quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ.

– Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp. Luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao.

– Hay quên sách vở đồ dùng học tập. Chưa kiểm tra lại mọi thứ trước khi đến lớp.

b, Giao tiếp và hợp tác:

– Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước tập thể.

– Biết lắng nghe người khác, biết chia sẻ giúp đỡ bạn bè.

– Chưa mạnh dạn trong giao tiếp, chưa tự tin nói, bày tỏ ý kiến của mình trong nhóm, trước lớp. trước bạn bè.

c) Tự học và giải quyết vấn đề

– Khả năng tự học tốt.

– Biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè trong học tập.

 

4. Nhận xét về phẩm chất

a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục

b) Trung thực, tự trọng, tự chịu trách nhiệm.

c) Trung thực, kỷ luật, đoàn kết.

d) Yêu gia đình bạn bè và những người khác, yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương

Trên đây là toàn bộ cách ghi nhận xét theo tháng của sổ theo dõi chất lượng mà Luật Minh Khuê cung cấp cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc bạn đọc gọi tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến gọi số 1900.6162 để được tư vấn. Xin chân thành cảm ơn!