Cách giữ hoa Đào tươi lâu đón Tết: Nên hay không nên đốt gốc đào?

Chúng ta sau khi chọn được cành đào ưng ý về đều muốn cho cành đào đâm thêm chồi, nở thêm lộc, bung hoa đẹp nhất vào ngày mùng 1 tết và tươi càng lâu càng tốt.

Cành đào đẹp là bung hoa đều vào ngày mùng 1 tết vào tươi lâu

Vậy cách làm nào sau đây có thể giúp đào tươi bung hoa đẹp và tươi lâu???

Theo báo Dân Việt: Đốt gốc đào để hoa tươi lâu: Phản khoa học!

Lâu nay, nhiều người tiêu dùng và nông dân vẫn giữ cho cành đào tươi lâu bằng cách đốt gốc. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc làm này là phản tác dụng.

Anh Nguyễn Văn Minh – nông dân đang sở hữu 3 sào đào với gần 300 gốc ở bãi sông Hồng, thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội, với 10 năm kinh nghiệm chăm sóc đào cho rằng: “Khi đốt bằng lửa, gốc cành đào sẽ cháy, không thể hút được nước, chất dinh dưỡng để nuôi cành, làm cho cành đào nhanh héo, hoa chóng tàn. Việc đốt gốc cành đào để giữ hoa tươi là phản khoa học”.

Một người bán đào đang đốt gốc đào

Một người bán đào đang đốt gốc cành

Bà Nguyễn Thị Bình – Chủ tịch Hội Nông dân phường Nhật Tân, có gia đình nhiều đời trồng, chăm sóc và bán đào cũng cho rằng, việc đốt gốc cành đào là không khoa học, phản tác dụng trong việc bảo vệ đào. Hiện đa số nông dân Nhật Tân không áp dụng biện pháp này.

Trao đổi với NTNN, TS Đặng Văn Đông – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hoa và cây cảnh – Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư cho rằng: “Theo kinh nghiệm dân gian, đốt cành đào trước hết là để diệt khuẩn, diệt nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm cành đào hạn chế chảy nhựa, mất dinh dưỡng của cành và làm sạch nước cắm đào… Tuy nhiên, việc đốt gốc cành đào cũng sẽ gây tắc các mạch, không cho nước và dinh dưỡng đi lên nuôi cành”.

Theo TS Đông, nếu áp dụng biện pháp đốt cành thì chỉ đốt vừa phải. “Nếu đốt quá lâu, quá nhiều sẽ gây tổn thương mạch, tắc mạch, sẽ lại làm cành đào chóng tàn” – TS Đông nói.

Theo TS Đông, muốn bảo vệ đào đẹp, tươi lâu trong ngày tết giá lạnh, cần đặt cành đào trong nhà, vị trí khuất gió để giữ ấm. Ngoài ra, người chơi đào có thể tưới nước ấm, bổ sung thêm vài viên vitamin B1 hay phân kali trong nước để tưới cho cành đào.

Theo báo Hoa Đào Miền Nam

Sau khi mua cành đào về, phải đốt gốc, đốt cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70 – 80 độ C để nhựa của cành đào không chảy và các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài… Thông thường nếu chúng ta không đốt cành đào thì sau khi các nụ hoa đã to bằng hạt đậu tương rồi, cành mới cạn kiệt chất và chết.

Đốt gốc đào để tránh nhựa đào (có chứa dinh dưỡng nuôi cành đào) chảy ra ngoài

Đốt gốc đào để tránh nhựa đào (có chứa dinh dưỡng nuôi cành và hoa đào) chảy ra ngoài làm đào nhanh tàn

Còn với đào thế, trước hết, phải chú ý khâu đánh cây, tránh làm cây bị đứt nhiều rễ và vỡ bầu. Khi cần mang đi xa, nên đánh cây và trồng cây vào chậu ngay từ trước đó 1 – 2 tháng, sẽ đảm bảo cây sống 100%.

Đối với đào được trồng trong chậu, điều quan trọng nhất là phải tưới thường xuyên, giữ cây sạch, mát thì hoa sẽ bền, tươi lâu. Nếu không khí nóng, hoa nở rộ, thì nên làm ngược lại để hãm hoa.

Khi mua đào về, chúng ta cũng có thể tự điều chỉnh đào nở nhanh hay chậm tùy theo ý thích với những đồ dùng đơn giản như dao nam, vôi,… Nếu cành đào cắm trong nhà nở quá nhanh, ta có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách gốc cành đào 1 gang tay để hạn chế chất dinh dưỡng lên thân nuôi hoa. Một cách khác thường được người dân sử dụng là cho sỏi vào trong bình giữ lạnh, đào sẽ nở chậm.

Ngược lại, với thời tiết giá rét như năm nay, muốn kích đào nở nhanh, người chơi có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, làm như vậy thì chỉ sau một đêm đào sẽ nở tung. Ta cũng có thể tưới nước ấm, nếu thấy nụ còn nhỏ thì ta nên tưới sớm hơn. Để đào được tươi lâu, chúng ta nên thay nước khoảng 2-3 ngày/lần.

Hướng dẫn cách đốt gốc cành đào giúp đào nhanh nở hoa và tươi lâu.

Để đốt gốc đào chúng ta có thể đốt bằng đèn khò, củi, giấy… tuy nhiên để giữ cho cành đào vẫn tươi, hoa nở sớm, lâu tào cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Chỉ đốt phần cuống cành đào không đốt lên quá cao phía thân đào, đốt kỹ để nhựa đào không thể chảy ra.
  • Đốt lửa vừa phải không để lửa hoặc hơi nóng bay về phía thân đào làm héo lộc và hoa đào.
  • Sau khi đốt đào xong, cắm đào vào chậu có cát ẩm, phun nước (dạng sương mù) lên lá và thân đào để đào hồi phụ trở lại.
  • Sau khi lá đào tươi trở lại, muốn đào nở sớm có thể thắp bóng điện hoặc phun rượu trắng, đắp vôi hoặc đất đèn xung quanh gốc đào.

Cành hoa đào giúp Tết thêm đầm ấm

Với một số kinh nghiệm chia sẻ ở trên, tin rằng không khí Tết của mỗi gia đình sẽ thêm phần ấm cúng, tươi đẹp sắc xuân.

Nguồn: Admin tổng hợp