Cách khóa ứng dụng Messenger, bảo mật tin nhắn Zalo và iMessage trên iPhone

Với người dùng ứng dụng tin nhắn Messenger trên Facebook, để tránh việc lộ thông tin cá nhân hay các tin nhắn quan trọng người dùng có thể áp dụng các mẹo khóa ứng dụng Messenger nhanh chóng và an toàn dưới đây. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tham khảo cách khóa các ứng dụng tin nhắn như Zalo hay iMessage trên iPhone.

1. Khóa ứng dụng Messenger Facebook 

Công cụ nhắn tin, gọi điện, chia sẻ video hình ảnh Messenger được phát triển bởi Facebook. Để đảm bảo tính bảo mật thông tin, tính năng Secret Conversation hỗ trợ trò chuyện bí mật đã được tích hợp trên Messenger nhằm mã hóa nội dung và tự xóa nội dung tin nhắn sau một thời gian nhất định. 

Ứng dụng Messenger được phát triển bởi Facebook

Để kích hoạt tính năng khóa ứng dụng Messenger này trên thiết bị iOS, người dùng chỉ cần mở ứng dụng, chọn người liên hệ tin nhắn bí mật. Tiếp đó, nhấn chọn biểu tượng chữ “i” tại góc phải màn hình ứng dụng, chọn mục Go to Secret Conversation để đi tới cuộc trò chuyện bí mật. Cách cài đặt trên thiết bị Android cũng thực hiện tương tự. 

Sau khi kích hoạt tính năng này, người dùng vẫn có thể sử dụng đầy đủ các tính năng của ứng dụng như thông thường nhưng nay đã được thêm tính năng bảo mật. Để thêm người cần gửi tin bảo mật, bản chỉ cần chọn Secret Conversation và thêm liên hệ. 

Kích hoạt tính năng Secret Conversation đã được tích hợp trên Messenger

Tại cửa sổ soạn thảo tin nhắn, người dùng chọn biểu tượng đồng hồ để chủ động thiết lập thời gian tự động hủy tin nhắn trên ứng dụng. Ví dụ, thời gian xóa 10 giây, 20 giây, 30 giây hay một phút và lâu nhất là 24 giờ. Sau đó, người dùng tiến hành soạn và gửi tin nhắn, hình ảnh hoặc video như bình thường rồi gửi đi. 

Nội dung tin nhắn sau đó sẽ tự động xóa theo thời gian được thiết lập sẵn. Ở phía người nhận, tin nhắn đến cũng sẽ tự động biến mất sau khoảng thời gian tương ứng. Do vậy, các tin nhắn được soạn và gửi đi trên điện thoại sẽ không thể xem lại trên các thiết bị khác như máy tính hay điện thoại khác.

2. Khóa ứng dụng Zalo

Với những người dùng Zalo, bên cạnh khóa ứng dụng mặc định, người dùng chỉ cần chọn Ẩn trò chuyện >> Đặt mã PIN để tăng bảo mật tin nhắn cụ thể. Lưu ý, khi đặt mã PIN sẽ gồm 4 chữ số. Mật khẩu mã PIN giúp bảo vệ những nội dung tin nhắn quan trọng trong trường hợp vô tình để người khác mở ứng dụng và muốn xem tin nhắn của bạn.  

Cách khóa tin nhắn trên ứng dụng Zalo

Khi tiến hành hoàn tất quá trình khóa tin nhắn Zalo, các tin nhắn được khóa sẽ biến mất khỏi giao diện Zalo. Để xem lại các tin nhắn này, người dùng cần nhập tên người liên hệ và điền mã PIN tương ứng để mở xem nội dung cuộc trò chuyện. Nếu muốn thay đổi mã PIN, người dùng vào phần cài đặt trên ứng dụng Zalo >> chọn mục Tin nhắn >> chọn Ẩn trò chuyện và tiến hành các bước theo hướng dẫn từ hệ thống. 

3. Khóa ứng dụng iMessage

Với công cụ tin nhắn iMessage mặc định dành cho iPhone, khi có tin nhắn đến, toàn bộ nội dung thông tin sẽ hiển thị ngay trên màn hình khóa nên người khác cũng có thể đọc được tin nhắn với nội dung quan trọng. 

Khóa công cụ tin nhắn iMessage trên iPhone

Do vậy, để tăng tính bảo mật tương tự như khóa ứng dụng Messenger, người dùng thực hiện như sau: Mở phần Settings (Cài đặt) trên iPhone, chọn mục Notifications (Thông báo), rồi chọn Messages (Tin nhắn). Tiếp theo, chọn vô hiệu hóa 2 tùy chọn Show on Lock Screen (Hiển thị trên màn hình khóa) và Show Previews (Hiển thị bản xem trước). 

Cùng với hướng dẫn cách khóa ứng dụng Messenger, Zalo và iMessage trên iPhone, người dùng còn có thể tăng cường lớp khóa bảo mật bằng mật mã hoặc bảo mật vân tay Touch ID để tránh người khác truy cập hay đọc lén tin nhắn, thông tin cá nhân. Với thiết bị Android, người dùng có thể chọn ẩn bớt các ứng dụng tin nhắn quan trọng như Facebook, Messenger, Zalo hay Gmail… bằng cách mật khẩu mã số hay vân tay, hình vẽ cho các ứng dụng đó.