Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài hàng ngày và dịp cuối năm
Lau dọn bàn thờ Thần Tài là một việc quan trọng không chỉ được thực hiện vào những dịp lễ Tết mà ngay cả ngày thường cũng cần lưu ý vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ. Bởi lẽ, đây là chốn thờ tự tâm linh để gia chủ cầu mong may mắn, tài lộc, công việc làm ăn thuận lợi, suôn sẻ hơn. Ở bài viết dưới đây, Bàn Thờ Tâm Việt sẽ chia sẻ đầy đủ các bước lau dọn bàn thờ Ông Địa hàng ngày và đặc biệt là vào dịp cuối năm.
Ngày tốt dọn bàn thờ Thần Tài
Trên thực tế, việc lựa chọn ngày tốt để lau dọn bàn thờ không quá quan trọng. Nếu cảm thấy bàn thờ bị bám bụi và không được sạch sẽ, gia chủ hoàn toàn có thể tiến hành lau dọn để không gây ô uế nơi thờ tự. Đồng thời đảm bảo việc thờ cúng được linh thiêng hơn.
Tuy nhiên, để tránh trùng với những ngày xấu không tốt cho việc bao sái, nhiều gia chủ sẽ cân nhắc chọn ngày hoàng đạo. Thậm chí cẩn thận hơn có thể xem ngày hợp với việc tế tự hoặc ngày bách sự nghi dụng. Theo quan niệm dân gian, ngày đẹp để lau dọn bàn thờ Thần Tài thường sẽ sau ngày rằm tháng Chạp tức tháng 12 âm lịch.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng nên lau dọn sau ngày 23 tháng Chạp vì thời điểm này Ông Công Ông Táo đã chầu trời. Từ đó, gia chủ dễ dàng bày tỏ lòng thành, tâm ý đối với các vị thần linh. Như vậy, dựa theo quan niệm này, mỗi người sẽ ấn định ngày đẹp trong năm để thực hiện vệ sinh, lau dọn bàn thờ Ông Địa chỉn chu, tươm tất.
Các bước chuẩn bị lau dọn bàn thờ Thần Tài
Dù là lau dọn bàn thờ Thần Tài hàng ngày hay cuối năm thì cũng không thể thiếu được sự thành tâm. Chỉ có như vậy, các vị thần linh mới có thể chứng giám lòng thành. Ngoài ra cũng không thể thiếu những đồ vật như sau:
- Nước:
Bắt buộc phải sử dụng nước sạch để lau dọn bàn thờ. Tốt hơn hết là nước bưởi hoặc nước ngũ vị hoa hồi.
- Khăn sạch
: Tuyệt đối không được sử dụng khăn cũ, khăn đã lau những đồ vật khác. Gia chủ nên mua sẵn số lượng khăn nhất định dành riêng cho việc lau dọn và bao sái bàn thờ.
- Lễ vật
: Trước khi
lau dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm
cần chuẩn bị lễ vật cần thiết như hoa quả tươi, tiền vàng, hương nến,… Nếu gia chủ chưa có kinh nghiệm trong việc thờ cúng thì nên chuẩn bị sẵn văn khấn bao sái ban thờ.
Lưu ý, các bước chuẩn bị càng chu đáo thì quá trình lau dọn bàn thờ càng diễn ra nhanh chóng hơn.
Thứ tự lau dọn bàn thờ
Dưới đây là chi tiết các bước lau dọn bàn thờ Thần Tài mà gia chủ nên tham khảo:
Mục lục bài viết
Bước 1: Ăn mặc gọn gàng
Trước khi thực hiện, gia chủ cần phải thành tâm, không được coi đây là một việc “phải làm” cùng với sự chán nản hay cáu gắt. Thêm vào đó cần tắm rửa thật sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, ngăn nắp để thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc.
Bước 2: Thắp hương
Đây là một việc quan trọng để thông báo và xin phép các vị thần linh về việc lau dọn bàn thờ Thần Tài. Đồng thời mời các ngài tạm lánh đi nơi khác để việc lau dọn được thực hiện một cách suôn sẻ. Sau khi thắp 3 nén nhang, gia chủ cũng cần đọc văn khấn để thông báo rõ ràng hơn với bề trên.
Bước 3: Dọn dẹp bàn thờ
Tiến hành dọn dẹp các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ (trừ bát hương). Sau đó, phân loại các đồ vật cẩn thận để vệ sinh lần lượt, tránh tình trạng đổ vỡ.
Bước 4: Lau dọn bàn thờ Thần Tài
Dùng khăn khô và nước sạch đã chuẩn bị sẵn để lau dọn kỹ càng, đặc biệt là những nơi có tàn hương và bụi bẩn. Lưu ý những ngóc ngách có mạng nhện và xung quanh, trong ngoài bàn thờ.
Bước 5: Xử lý bát hương
Tránh xê dịch bát hương vì đây được xem là một trong những điều tối kỵ trong thờ cúng. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng dùng một tay giữ bát hương, một tay gạt tàn hương nhưng không được tự ý rút chân nhang rồi bỏ đi.
Gia chủ nên tỉa từng chân nhang đến khi trên bát hương còn lại cố chân nhang là số lẻ.
Bước 6: Thay tro trong bát hương
-
Sử dụng tro từ rơm nếp tự làm hoặc mua tại các tiệm bán đồ thờ cúng.
-
Không được xê dịch hay xoay hướng của bát hương.
-
Dùng một chiếc thìa sạch đã được thanh tẩy rồi múc từng chút tro ra một để tránh hao tán tài sản. Tuy nhiên, lúc đổ tro mới vào cần thực hiện dứt khoát mới tốt cho đường tài lộc.
-
Phần chân nhang sau khi tỉa sẽ đốt và đem thả xuống sông suối cùng tro cũ.
-
Lau sạch xung quanh bát hương và đặt ngay ngắn vào vị trí cũ.
Bước 7: Vệ sinh tượng Thần Tài – Ông Địa
Khi lau dọn bàn thờ Thần Tài không được quên vệ sinh sạch sẽ tượng Thần Tài – Thổ Địa bằng nước lá bưởi và khăn sạch. Sau khi đã lau dọn sạch sẽ, hãy sắp xếp mọi thứ về vị trí ban đầu.
Xem thêm:
>>> Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?
>>> Cách đặt bàn thờ Thần Tài
Lưu ý khi vệ sinh bàn thờ Thần Tài
Để tránh hao tài tán lộc, dưới đây là những lưu ý khi lau dọn bàn thờ Thần Tài hàng ngày và những dịp cuối năm:
-
Không để hoa quả héo úa trên bàn thờ vì điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến việc làm ăn kinh doanh của gia chủ.
-
Lau dọn bàn thờ thường xuyên vào ngày 10 tháng Giêng, ngày rằm và cuối tháng bằng nước lá bưởi hoặc nước ngũ vị.
-
Tránh để nước tràn ra bàn thờ ảnh hưởng không tốt đến vận khí.
-
Không dùng các loại đèn nháy mà thay vào đó nên sử dụng đèn một màu để giữ cho không gian thờ cúng được thanh tịnh và trang nghiêm.
Tóm lại, trên đây là hướng dẫn chi tiết cách lau dọn bàn thờ Thần Tài hàng ngày và những dịp cuối năm. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp gia chủ thực hiện bao sái và lau dọn bàn thờ một cách trọn vẹn và suôn sẻ.