Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng cách đón tài lộc vào nhà

Những ngày trước Tết là khoảng thời gian tất bật chuẩn bị để đón 1 cái Tết trọn vẹn, đủ đầy, mọi người sắm sửa, dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Trong đó việc lau dọn bàn thờ ngày Tết rất quan trọng và được mọi người quan tâm sâu sắc. Cùng Mordan Mooncake tìm hiểu về cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng cách đón tài lộc vào nhà nhé.

Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng cách đón tài lộc vào nhàCách lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng cách đón tài lộc vào nhà

Phong tục lau dọn bàn thờ ngày Tết

Phong tục lau dọn bàn thờ ngày Tết không chỉ nhắc nhở con cháu nhớ đến cội nguồn tổ tiên mà đây còn là phong tục tín ngưỡng của người Việt. Chính vì vậy việc lau dọn bàn thờ ngày Tết chất được mọi người quan tâm và chú trọng đến.

Nhiều người còn cho rằng việc lau dọn bàn thờ ngày Tết không chỉ thể hiện phong tục “ uống nước nhớ nguồn “ mà thông qua đó còn cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu được bình an, làm ăn phát đạt.

Ngoài lau dọn bàn thờ gia tiên thì còn lau dọn những bàn thờ khác có trong nhà như: bàn thờ Thần Tài, bàn thờ Ông Táo, bàn thờ Thiên, … tất cả cũng phải được lau chùi và dọn dẹp sạch sẽ để đón chào năm mới với nhiều điều tốt lành.

Lau dọn bàn thờ ngày Tết là phong tục truyền thống của người ViệtLau dọn bàn thờ ngày Tết là phong tục truyền thống của người Việt

Ngày dọn dẹp bàn thờ Tết là ngày nào ?

Bàn thờ ông Táo cần được dọn dẹp trước ngày 23 tháng Chạp sạch sẽ và chưng hoa quả, vàng mã để ngày 23 tháng Chạp cúng đưa Ông Táo về trời.

Bàn thờ gia tiên và những bàn thờ còn lại trong nhà có thể bắt đầu dọn dẹp cùng lúc với bàn thờ Ông Táo hoặc dọn dẹp sau đều được, tuy nhiên cần phải dọn dẹp sạch sẽ và trang hoàng hoa quả, trái cây tươm tất trước khi giao thừa.

Thời gian dọn dẹp bàn thờ ngày Tết thích hợp nhất trong ngày  nên bắt đầu từ lúc 6 giờ sáng đến 11 giờ 55 phút  trưa hoặc từ 1 giờ chiều đến 5 giờ 55 phút tối. Khi dọn dẹp cần chú ý cơ thể phải sạch sẽ và ăn mặc chỉn chu để không mạo phạm đến các vị bề trên.

Dọn bàn thờ ngày Tết là việc tất yếu cần phải làm hằng năm, tuy nhiên không phải chỉ nên dọn dẹp bàn thờ vào dịp Tết mà thay vào đó bạn có thể dọn dẹp vào mỗi tháng trước ngày rằm và mùng 1 để bàn thờ luôn được gọn gàng, sạch sẽ và trang nghiêm.

Dọn dẹp bàn thờ ngày TếtDọn dẹp bàn thờ ngày Tết

Các bước lau dọn bàn thờ ngày Tết cơ bản

Việc lau dọn bàn thờ ngày Tết là rất quan trọng, tuy nhiên cũng không quá khó như bạn nghĩ, chỉ cần làm theo những bước cơ bản bên dưới thì bạn sẽ không lo bị “ phạm “ đến thần linh.

Bước 1: Tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu

Trước khi bắt tay vào việc lau dọn bàn thờ ngày Tết, bạn nên tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc chỉn chu, tránh để người bẩn, ăn mặc luộm thuộm hoặc hở hang không phù hợp như vậy sẽ không tỏ rõ thành ý.

Ngoài ra trước khi lau dọn bàn thờ bạn nên dọn dẹp nhà cho sạch sẽ, gọn gàng, mở rộng các cửa trong nhà.

Bước 2: Chuẩn bị các vật dụng

Bạn cần chuẩn bị chổi, khăn sạch riêng để lau dọn bàn thờ, tránh dùng chung với các khăn lau khác dễ gây ô uế, nước lau bàn thờ riêng, nếu nhà có thờ tượng Phật hoặc ảnh Phật thì nên lau bằng nước ấm.

Bước 3: Thắp hương xin phép

Trước khi thực hiện việc dọn dẹp bàn thờ bạn cần chuẩn bị dĩa hoa quả đặt lên và thắp hương xin phép, thông báo với ông bà tổ tiên, thần linh về việc dọn dẹp này, đợi sau khi hương cháy hết mới bắt đầu dọn dẹp.

Cần thắp hương xin phép thần linh, tổ tiên trước khi dọn dẹpCần thắp hương xin phép thần linh, tổ tiên trước khi dọn dẹp

Bước 4: Hạ và lau chùi các đồ thờ tự xuống

Hạ các đồ muốn lau dọn như: bình hoa, chân đèn, chén nước, mâm bồng, … xuống để ngay ngắn trên mặt phẳng có trải khăn hoặc giấy đỏ, đặc biệt không di chuyển hay xê dịch bát hương vì đó là điều cấm kỵ. Nếu nhà có thờ ông bà tổ tiên và Phật thì khi hạ xuống cần đặt riêng 2 bên.

Tiến hành dùng chổi quét sạch bụi trên bàn thờ và các đồ thờ cúng, lần lượt dùng khăn sạch và nước lau bàn thờ để lau qua các đồ thờ cúng, sau đó lau lại với khăn khô, khi lau xong từng món thì nên để lại ngay ngắn, trang nghiêm. Đối với những đồ thờ cúng bằng đồng bạn có thể mang đi đánh bóng hoặc tự chà tại nhà bằng giấm ăn hoặc tro bếp.

Riêng đối với tượng Phật và ảnh Phật bạn chỉ nên lau bằng nước ấm hoặc nước có rải cánh hoa hồng vàng, tránh lau bằng rượu và gừng.

Bước 5: Tỉa chân nhang (hương)

Cần chú ý khi lau không để bát nhang xê dịch, 1 tay giữ bát nhang tay còn lại dùng chổi quét bụi trên miệng và xung quanh, tiếp tục dùng khăn ướt để lau sạch bụi thêm 1 lần nữa và dùng khăn khô lau lại.

Sau khi lau dọn, lấy 2 tay rút từng chân nhang cho đến khi chân nhang chỉ còn lại số lẻ 1/ 3/ 5/ 7/ 9. Những chân nhang được rút ra nên mang đi đốt thành tro.

Sau cùng dùng khăn khô lau toàn bộ tro bụi còn sót lại trên bàn thờ, lấy khăn sạch khác nhúng qua nước lau bàn thờ lau cho sạch rồi lau lại với khăn khô.

Tỉa gọn chân nhang chỉ trừa lại chân nhang số lẻ 1/ 3/ 5/ 7/ 9Tỉa gọn chân nhang chỉ trừa lại chân nhang số lẻ 1/ 3/ 5/ 7/ 9

Bước 6: Bày đồ thờ cúng lại đúng vị trí

Sau khi mọi thứ đã được lau chùi sạch sẽ bạn tiến hành đặt các đồ thờ cúng về đúng vị trí ban đầu, châm nước đầy ở chén nước, thay chum gạo muối (nếu có), nên chuẩn bị ngũ quả, hoa, trà, … để dâng lên bàn thờ sau khi dọn dẹp và thắp nhang khẩn xin thỉnh các bậc bề trên về lại bàn thờ.

Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ ngày Tết

Việc lau dọn bàn thờ rất được mọi người coi trọng vị sợ nếu không lau dọn đúng cách sẽ bị “ phạm “ vào những điều cấm kỵ, vì vậy bạn cần chú ý đến những điều sau khi lau dọn bàn thờ ngày Tết.

  • Việc lau dọn bàn thờ nên để đàn ông thực hiện, tuy nhiên nếu trong nhà chỉ có phụ nữ vẫn có thể thực hiện dọn dẹp nhưng cần tránh thực hiện dọn dẹp bàn thờ vào những ngày hành kinh của phụ nữ, điều này được cho là không nên.

  • Khi dọn dẹp bàn thờ bạn cần tắm rửa hoặc giữ cho thân thể sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu, gọn gàng và phù hợp, không ăn mặc hở hang hay bó sát gây xúc phạm đến bề trên.

  • Sử dụng chổi dành riêng cho bàn thờ và khăn sạch riêng để lau dọn, không dùng chung với những khăn lau thường ngày khác.

  • Nếu muốn thay cát trong bát nhang hay múc từ từ ra mà không đổ liền 1 mạch, khi đổ cát vào thì nên đổ liền 1 mạch, như vậy sẽ mang ý nghĩa “ ra nhỏ vào lớn “ tốt cho đường tài lộc của gia chủ.

  • Những đồ thờ cúng thiêng liêng và có ý nghĩa tâm linh, chính vì vậy hãy thật cẩn thận khi lau dọn bàn thờ để tránh đổ vỡ.

  • Đặc biệt đối với bát nhang không nên xê dịch nhiều mà hãy để yên vị trí từ năm này qua năm khác, chỉ nên tỉa chân nhang cho gọn gàng, sạch sẽ.

  • Tro hương và chân nhang sau khi tỉa nên đốt thành tro rồi rải ở sông hồ hoặc mang đi bón cây, tránh rải ở những nơi ô uế.

  • Trước khi thực hiện việc lau dọn cần thắp hương xịn phép, sau khi lau dọn bàn thờ ngày Tết xong bạn nên bày biện các lễ vật cúng kiếng như hoa, trà, ngũ quả, … rồi thắp nhang để thông báo với bề trên rằng bạn đã dọn dẹp xong và mời họ qua trở về.

Chưng hoa, trái cây, vật phẩm lên bàn thờ và thắp nhang sau khi dọn dẹpChưng hoa, trái cây, vật phẩm lên bàn thờ và thắp nhang sau khi dọn dẹp

Mordan Mooncake vừa chia sẻ đến bạn cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng cách đón tài lộc vào nhà mà không bị phạm vào những điều cấm kỵ. Nếu có thể bạn hãy thường xuyên lau dọn bàn thờ để luôn sạch sẽ, trang nghiêm, thể hiện sự tôn trọng đến với ông bà tổ tiên và thần linh, không nhất thiết phải đợi đến Tết mới lau dọn nhé.

 

Biên tập bởi Phạm Thị Thùy Trang

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 23 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 090 666 5560

Website: mordanbakery.vn

Fanpage: fb.com/mordanbakery