Cách nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo ISO 45001
Bên cạnh việc phát triển kinh tế và gia tăng chất lượng và số lượng sản phẩm thì vấn đề sức khỏe và an toàn lao động luôn được các doanh nghiệp chú ý. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001. Một trong những việc quan trọng của các doanh nghiệp áp dụng ISO 45001 đó chính là nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro. Hãy cùng tìm hiểu cách nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo ISO 45001 qua bài viết chia sẻ sau của iRTC.
Nhận diện mối nguy là gì?
Mối nguy là các điều kiện, tình huống, yếu tố có khả năng gây thương tích hay ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động và những người xung quoanh.
Nhận diện mối nguy là quá trình tìm ra sự tồn tại và tiềm ẩn của các mối nguy liên quan tới an toàn và sức khỏe của người lao động. Quá trình này cũng xác định các đặc trưng của mối nguy (đặc tính, nguồn gốc, điều kiện, tính chất,…).
Các loại mối nguy
Các loại mối nguy chính thường thấy được phân loại như sau:
- Mối nguy vật lý: Các tính chất vật lý có thể gây nguy hiểm (sắc bén, nhọn, trơn, nhám, đè,…), áp lực công việc, tiếng ồn, bức xạ, nhiệt độ (nóng/lạnh), mật độ xe cộ qua lại nhiều, điện giật, độ cao/ độ sâu,…
- Mối nguy hóa học: chất phát nổ, chất gây cháy, chất hóa học ăn mòn, chất gây oxy hóa, chất độc, chất gây ung thư, khí độc,…
- Mối nguy sinh học: chất thải sinh học (bệnh phẩm/máu/chất dịch), Virus, Vi khuẩn, Ký sinh trùng, côn trùng gây hại, cây hoặc động vật mang mầm bệnh hoặc chất độc,…
- Mối nguy thể chất: thiếu ánh sáng hoặc dư ánh sáng, thiếu kiểm soát về nhiệt độ và độ ẩm, mức độ công việc nặng nhọc, sử dụng thuốc trong khi làm việc, thiếu sự quan tâm từ lãnh đạo và đồng nghiệp, trang bị bảo hộ không phù hợp,…
- Mối nguy về tâm lý: Căng thẳng, bạo lực,…
Vì sao cần nhận diện mối nguy?
Nhận diện mối nguy là một việc làm cần thiết với những doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 cũng như các tiêu chuẩn về an toàn lao động khác.
Trong lao động thì các mối nguy hiểm luôn hiện hữu xung quanh. Bên cạnh những tổn thất về người lao động, tai nạn lao động còn có thể ảnh hướng tới sản phẩm, gây ra khiếm khuyết cho sản phẩm, ảnh hưởng tới trang thiết bị và nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy các doanh nghiệp luôn muốn hạn chế tối đa tai nạn lao động và tạo ra một môi trường làm việc an toàn.
Để có thể ngăn ngừa các rủi ro về tai nạn lao động thì cần nhận diện đúng, đủ và chính xác các mối nguy hiểm. Việc nhận diện mối nguy và đánh giá đúng mức sẽ tạo nền tảng giúp đưa ra những biện pháp kiểm soát và phòng tránh các tai nạn và sự cố lao dộng.
Khi nào cần nhận diện mối nguy?
Cần nhận diện mối nguy khi:
- Khi xây dựng quy trình làm việc mới/ Mua và lắp đặt thiết bị máy móc mới
- Trước khi sử dụng quy trình mới/ Trước khi sử dụng thiết bị mới/ Kiểm tra môi trường làm việc xung quoanh trước mỗi ca làm việc
- Trong quá trình làm việc
- Sau khi sự cố sảy ra
- Trong quá trình kiểm tra
Cách nhận diện mối nguy
Các mối nguy có thể tồn tại dưới dạng hiện hữu hoặc vô hình và để có thể nhận diện được chúng thì cần phải tiến hành quan sát và xem xét khả năng ảnh hưởng của chúng tơi người lao động, môi trường lao động và các yếu tố khác có liên quan.
Các phương pháp nhận diện mối nguy:
- Phân tích cây sai hỏng FTA
- Nhận diện mối nguy HAZID
- Phân tích công việc chủ yếu CTA
- Tuần tra quan sát PO
- Phân tích cây sự cố ETA
- Phân tích tai nạn, sự cố AIA
- Phân tích các báo cáo
Quy trình nhận diện mối nguy
Nếu quý bạn đọc đang gặp khó khăn trong triển khai nhận diện mối nguy thì quy trình nhận diện mối nguy dưới đây sẽ vô cùng hữu ích.
Bước 1. Xác định các mối nguy hiểm
Bước 2. Đánh giá rủi ro của các mối nguy đã xác định bằng cách sử dụng các phương pháp đánh giá rủi ro
Bước 3. Xác định các biện pháp kiểm soát phù hợp
Bước 4. Thực hiện các biện pháp kiểm soát để giải quyết các mối nguy đã xác định. Cần tập trung vào các mối nguy có rủi ro lớn nhất và xem xét:
- Cơ cấu kiểm soát
- Quy định và các tiêu chuẩn chính thức
Bước 5. Theo dõi các biện pháp kiểm soát mối nguy để đảm bảo:
- Các mối nguy được thực hiện như dự định
- Thực hiện có hiệu quả
- Không tạo ra các mối nguy mới
Bước 6. Lưu trữ các tài liệu và hồ sơ có thể cần thiết. Tài liệu có thể bao gồm chi tiết quá trình được sử dụng để đánh giá rủi ro, phác thảo các đánh giá và nêu chi tiết cách đưa ra kết luận.
Tìm hiểu thêm về nhận diện mối nguy
Nhận diện mối nguy và đánh giá mối nguy là một phần vô cùng quan trọng trong việc xây dựng ISO 45001. Do đó những người có liên quan điển hình như nhân viên ISO, trưởng ban ISO, nhân viên HSE, đánh giá viên nội bộ hệ thống quản lý, các trưởng / phó bộ phận cần phải hiểu và nắm rõ để có thể áp dụng
Trong khóa học nhận thức và đánh giá viên nội bộ hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001: 2018 do iRTC tổ chức, các chuyên gia sẽ truyền đạt cho học viên một cách chi tiết về nhận diện mối nguy , đánh giá rủi ro để có thể hoạch định và xây dựng hệ thống quản lý theo ISO 45001 một cách chính xác và thuận lợi. Ngoài ra, khóa học còn đào tạo học viên thành đánh giá viên nội bộ theo ISO 45001: 2018.
Khi hoàn thành khóa học ISO 45001, học viên sẽ được cấp chứng chỉ ISO 45001. Chứng chỉ ISO do iRTC cấp có giá trị toàn quốc và được nhiều doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Đông Dương, Bánh kẹo Phạm Nguyên, Akzonobel, TBC Ball,… chấp nhận.
Chương trình tư vấn xây dựng và chứng nhận ISO 45001
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hệ thống quản lý, các chuyên gia của iRTC luôn sẵn sàng hỗ trợ cách doanh nghiệp trong việc triển khai và đăng ký chứng nhận ISO 45001. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn ISO 45001 từ iRTC, các doanh nghiệp sẽ có thể triển khai ISO 45001 một cách thuận lợi, tiết kiệm chi phí, tránh gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong vận hành và đặc biệt là nhanh chóng được chứng nhận.
Hi vọng rằng các chia sẻ trên đã phần nào giải đáp thắc mắc của quý anh/ chị về chủ đề cách nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro. Để được tư vấn thêm chi tiết về ISO 45001 cũng như các tiêu chuẩn khác, quý anh chị co thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0902 419 079 hoặc để lại lời nhắn qua Form bên dưới.
Họ và tên (bắt buộc)
Mail liên hệ (bắt buộc)
Số điện thoại (bắt buộc)
Công Ty
Lời nhắn