Cách sử dụng một một số từ vựng tiếng Anh khi nói về Tết Nguyên đán
Nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam rất muốn tìm hiểu về những phong tục cổ truyền này của người Việt. Tuy nhiên, khi miêu tả về Tết ở Việt Nam bằng tiếng Anh, có rất nhiều từ người Việt dùng chưa được chính xác, gây hiểu chưa đúng hoặc sai về các thông tin được miêu tả. Sau khi đã tìm hiểu thực trạng, tham khảo một số bài viết và bài nói chuyện của một số giáo viên bản địa, trong bài viết này tác giả sẽ đề cập đến một số lỗi thường gặp khi nói về Tết Nguyên đán của người Việt Nam bằng tiếng Anh, và đưa ra cách nói chuẩn nhất về 3 lĩnh vực: thức ăn (FOOD); các phong tục (CUSTOMS) và lời chúc (WISHES) trong ngày Tết.
-
Món ăn (FOOD):
-
Bánh chưng
Bánh chưng – món ăn đặc trưng của ngày Tết nguyên đán.
Khi nói về các món ăn trong dịp tết, không thể không nói đén món BÁNH CHƯNG. Đa số người Việt đều dùng từ “ Chưng cake” để gọi món này. Tuy nhiên, cách gọi này chưa chuẩn vì nói như vậy người nước ngoài sẽ hình dung ra một loại bánh ngọt được làm bằag bột mì mà bánh chưng thì không phải như vậy. Chúng ta nên gọi là “banh chung” luôn, giống như Pho (phở), Pizza hay Sushi, sau đó thì mô tả thêm, đó là ‘a sticky rice cake’, như thế người nước ngoài sẽ hình dung rõ hơn. Tuy nhiên họ có thể sẽ hình dung một loại bánh nếp ngọt chứ không phải bánh mặn như loại bánh chưng truyền thống của người Việt. Trong tiếng Anh, từ mặn có 2 cách nói: SALTY/ TOO SALTY có nghĩa là mặn quá, còn nếu bạn muốn nói ‘mặn’ trái ngược với ‘ngọt’ thi người Anh thường dùng từ SAVORY. Tóm tại, chúng ta có thể nói:
‘During Tet, we make and eat banh chung, which is a savory sticky rice cake’. Chúng ta có thể giải thích thêm là: It’s a savory sticky rice cake, stuffed with mung beans and pork (đó là loại bánh nếp mặn có nhân đậu xanh và thịt lợn).
Với loại bánh GIÒ, bánh DÀY ta cũng có thể giải thích tương tự như vậy:
BANH DAY is a a savory sticky rice cake which we often eat with sausage – GIO LUA (giò lụa). Trong tiếng Anh, tất cả các loại thức ăn làm từ thịt xay ép vào khuôn rồi nấu lên đều gọi là SAUSAGE ví dụ: xúc xích, giò, lạp sườn… Để giải thích chính xác hơn, ta có thể nói:
GIO LUA (giò lụa) is a very smooth pork sausage
-
Ô mai, xí muội
Người nước ngoài thường gọi ô mai là DRIED FRUITS. Và vì trong ô mai còn có đường, gừng, muối và một số gia vị khác nên nó có thể được gọi là seasoned dried fruits.
-
Mứt kẹo
Có nhiều loại mứt, cách gọi chung là JAM nhưng các loại cụ thể thì có cách gọi thì khác nhau, ví dụ như Mứt dừa và mứt gừng được gọi là CANDIED:
CANDY: kẹo
GINGER CANDY: kẹo gừng
CANDIED GINGER: mứt gừng ( một lat gừng đã được nấu với đường)
CANDIED COCONUT: mứt dừa
2. Các Phong tục TẾT (TET CUSTOMS)
2.1 Phong tục mừng tuổi
Vào ngày đầu năm mới của Tết Âm lịch, mọi người thường có thói quen mừng tuổi các em nhỏ. Ở các nước phương tây không có phong tục mừng tuổi mới vào ngày Tết, họ chỉ mừng tuổi mới vào ngày sinh nhật, cho nên trong tiếng Anh không có từ vựng nào dành cho phong tục mừng tuổi này cả. Chúng ta chỉ cần nhớ:
– lucky money – Tiền mùng tuổi
– Give smb lucky money ( or Give lucky money to smb): Mừng tuổi cho ai
2.2 Phong tục xông đất
Ở các nước phương tây cũng không có phong tục xông đất cho nên trong tiếng Anh cũng không có từ vựng ngắn gọn nào dành cho phong tục này. Phong tục này có thể được giải thích như sau:
-
On the first day of the new year, we invite a guest who we think will bring us good luck (Vào ngày đầu năm mới, chúng tôi thường mời 1 người đến nhà, người mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ mang lại may mắn cho chúng tôi)
2.2 Phong tục kiêng
Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong những ngày Tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.
Khi chúng ta muốn nói kiêng ăn món gì đó thì cách nói tự nhiên nhất là:
“ People often don’t eat squid” (mọi người thường không ăn mực)
Hoặc chúng ta có thể nói 1 cách cụ thể hơn là:
“ People often abstain/ refrain from eating squid” (mọi người thường kiêng ăn mực)
Như vậy, khi chúng ta muốn nói kiêng làm gì đó trong ngày tết, ta có thể nói:
-People often don’t do smth
-People often abstain/ refrain from doing smth
2.2 Phong tục cắm hoa, cây cảnh ngày Tết
Sau đây là một số từ vựng nói về hoa, cây cảnh thường dùng trong ngày Tết:
A cumquat tree: cây quất
A peach tree: cây đào
A yellow apricot blossom cây mai vàng (Vì trong tiếng Anh không có cây mai, nên tốt nhất chúng ta gọi cây mai là a Mai tree)
A pot of chrysanthemum / kriˈsænθəməm/ : chậu hoa cúc
3. Các lời chúc trong dịp TẾT ( wishes )
Cách chúc đơn giản nhất là HAPPY NEW YEAR
Còn những lời chúc khác như ‘Chúc một năm mới mạnh khỏe, An khang, thành công”…. thì ít khi được sử dụng ở các nước phương tây, tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng:
‘Wishing you a healthy and successful new year”
Còn khi nói, chúng ta có thể bỏ từ WISHING đi:
“ I hope you have a healthy and successful new year”
Khoa Ngoại ngữ – ĐH Đại Nam
,