Cách tính ngày dự sinh chuẩn, chính xác nhất với các công cụ
Để tính ngày dự sinh chính xác, mẹ bầu hoàn toàn có thể có thể áp dụng nhiều cách, ứng với nhiều thời điểm tính khác nhau. Tuy nhiên kết quả tính ngày dự sinh cũng có thể thay đổi và không có một mốc cố định nào duy trì suốt thai kỳ. Bài viết dưới đây của Doppelherz sẽ giúp mẹ bầu cách tính ngày dự sinh chuẩn, chính xác với các công cụ.
Mục lục bài viết
1. Tính ngày dự sinh theo ngày quan hệ
Theo các nghiên cứu khoa học ở phụ nữ về sự rụng trứng thì thông thường trứng rụng chỉ nằm trong tử cung nhiều nhất là 24h, còn tinh trùng thì khác chúng có thể tồn tại trong cơ thể người con gái khoảng 7 ngày. Nếu trong khoảng thời gian này gặp được tinh trùng nó sẽ kết hợp với nhau và phát triển thành phôi thai.
Nếu muốn biết chính xác tuổi thai nhi theo ngày quan hệ thì người phụ nữ phải nhớ chính xác ngày có quan hệ tình dục dẫn đến việc mang thai hoặc ngày rụng trứng. Từ đó sẽ tính ra được ngày đầu tiên thụ thai.
Theo như thường lệ thai nhi sẽ phát triển trong tử cung trong thời gian khoảng 266 ngày, tính từ ngày được thụ thai (tầm 38 tuần), từ những căn cứ nêu trên chúng ta hoàn toàn có thể tính được chính xác tuổi thai nhi cũng như ngày dự sinh.
Ví dụ: Ngày rụng trứng của bạn rơi vào ngày 09/12/2019 và ngày hôm đó bạn có quan hệ tình dục với chồng hoặc bạn tình của mình. Điều này đồng nghĩa với ngày thụ thai của bạn là vào ngày 09/12/2019 hoặc chậm nhất là ngày 10/12/2019. Bạn có thể sử dụng mốc thời gian trên để tính ngày dự sinh em bé của mình.
Tuy nhiên, cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ không hoàn toàn chính xác vì còn phụ thuộc và chu kỳ kinh nghiệt của người phụ nữ có đều hay không nữa, nên chỉ áp dụng công thức tính ngày dự sinh theo ngày quan hệ đối với trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt đều, ngày rụng trứng chuẩn xác.
Xem thêm: Bà bầu cần ăn gì trong những tháng cuối thai kỳ để bé lớn lên khỏe mạnh
2. Công thức tính ngày dự sinh theo kỳ kinh cuối
Đây là cách tính tuổi thai nhi được rất nhiều các bác sĩ chuyên khoa và các mẹ bầu áp dụng vì cách tính tuổi thai nhi dựa vào chu kỳ kinh nguyệt cuối cho kết quả khá chính xác đối với các mẹ có chu kỳ kinh nguyệt đều từ 28 – 30 ngày.
Chỉ cần nhớ chính xác thời gian bắt đầu và kết thúc kỳ kinh nguyệt gần nhất thì các mẹ có thể dễ dàng tính tuổi thai theo ngày kinh cuối rất đơn giản như sau: Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng làm mốc, sau đó, cộng 7 ngày, sau đó cộng tiếp 9 tháng, thì sẽ ra ngày sinh dự kiến.
Ví dụ: Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là 02/02/2020 => ngày dự sinh là ngày 02+7, tháng 2+9, tức là ngày 09 tháng 11 năm 2020 thì em bé sẽ chào đời.
Đối với các chị em bị chậm kinh nguyệt thì có thể tự tính tuổi thai như sau:
- Chậm kinh nguyệt 1 tuần => lúc này thai sẽ được 5 tuần tuổi.
- Chậm kinh nguyệt 2 tuần => lúc này thai sẽ được 6 tuần tuổi.
- Chậm kinh nguyệt 3 tuần => lúc này thai sẽ được 7 tuần tuổi.
- Chậm kinh nguyệt 4 tuần => lúc này thai sẽ được 8 tuần tuổi.
- Chậm kinh nguyệt 5 tuần => lúc này thai sẽ được 9 tuần tuổi.
- Chậm kinh nguyệt 6 tuần => lúc này thai sẽ được 10 tuần tuổi.
Lưu ý: Phải phân biệt giữa lần kinh nguyệt gần nhất và máu báo thai. Máu báo thai thường có màu đỏ, hồng nhạt và chỉ ra 1 chút máu trong 1 – 2 để thông báo thai đã thụ tinh thành công.
Công thức tính ngày sinh cũng chỉ là tương đối, nên mẹ bầu nên tham khảo để biết được khoảng thời gian chào đón em bé của cuộc đời mình thôi chứ cũng không nên khẳng định chắc chắn 100% là đúng ngày đấy thai nhi sẽ chào đời. Đôi khi ngày sinh của bé còn phụ thuộc vào thể trạng khi mang bầu của người mẹ mà em bé có thể được sinh ra sớm hoặc muộn hơn so với dự tính ban đầu.
3. Cách tính ngày dự sinh khi kinh nguyệt không đều
Đối với tính ngày dự sinh của thai nhi khi kinh nguyệt không đều hoặc không nhớ ngày kinh cuối thì nên áp dụng 2 phương pháp sau đây để tìm ra ngày dự sinh chính xác.
3.1 Áp dụng quy tắc Nagele
Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cộng 7 ngày, sau đó trừ 3 tháng, tiếp theo cộng 1 năm thì sẽ ra ngày dự sinh của thai nhi.
Trước hết chúng ta phải tìm lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối có tên gọi là LMP. Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì việc áp dụng ngày LMP gốc vào tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt hoặc quy tắc Nagele sẽ cho ra kết quả sai số rất lớn. Đặt biệt với những người hay bị chậm kinh, bị ra kinh không đều khoảng 2 – 3 tháng mới có một lần. Vì vậy, khi có kinh nguyệt không đều hoặc là chu kỳ kéo dài các mẹ cần phải tính lại ngày LMP sao cho chuẩn nhất, rồi sau đó mới áp dụng cách tính như trên.
Một chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng kéo dài khoảng 28 – 32 ngày. Trong trường hợp này thì nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của chị em luôn kéo dài 14 ngày. Đây là khoảng thời gian từ ngày rụng trứng đến ngày có kinh tiếp theo.
Nếu kỳ kinh của chị em dài 36 ngày thì thời điểm rụng trứng sẽ rơi vào ngày 22. Từ thông tin ngày rụng trứng, chị em sẽ có số liệu chính xác để xác định lại ngày LMP chuẩn và lấy đó làm cơ sở để tìm ra ngày dự sinh.
Ví dụ: Chu kỳ kinh nguyệt của chị em là 36 ngày. Ngày ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối LMP (gốc) là 05/02/2020.
Ta có công thức tính ngày LMP như sau:
Bước 1: Ta thêm 21 ngày vào ngày LMP gốc:05/02/2020 => 26/02/2020
Bước 2: Trừ đi 14 ngày để tìm ngày LMP mới:26/02/2020 => 12/02/2020
Khi có ngày LMP mới, bạn có thể sử dụng cách tính ngày dự sinh theo phương pháp chu kỳ kinh nguyệt và quy tắc Nagele như bình thường đã đề cập ở phần trên.
Ta có: 12+7 ngày = ngày 19, cộng thêm 1 năm là: 19/02/2021, sau đó trừ đi 3 tháng là ngày 19 tháng 12 năm 2020 là ngày dự sinh của em bé.
3.2 Tính ngày dự sinh theo siêu âm
Y học ngày càng phát triển với những loại thiết bị, máy móc, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Vì vậy, phương pháp tính ngày dự sinh bằng chẩn đoán hình ảnh kết quả siêu âm ổ bụng được áp dụng rất phổ biến hiện nay.
Với những người có chu kỳ kinh nguyệt bình thường từ 28 – 30 ngày, các bác sĩ siêu âm sẽ vẫn tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt cuối. Nhưng nếu thai nhi phát triển chậm hoặc nhanh hơn so với tuổi thai (tính theo chu kỳ kinh nguyệt) thì ngày dự sinh có thể thay đổi theo chỉ số siêu âm. Tính ngày dự sinh theo siêu âm là dựa vào chỉ số trung bình về trọng lượng, chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi tương ứng với từng giai đoạn phát triển để đưa ra ngày dự kiến chính xác nhất.
Chính vì vậy mà phương pháp này được sử dụng để tính ngày dự sinh phổ thông nhất khi mẹ bầu có kinh nguyệt không đều hoặc không nhớ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối.
4. Cách tính ngày dự sinh theo ngày rụng trứng
Thông thường để tính ngày rụng trứng chính xác và tiện lợi nhất là dùng lịch tháng. Bạn sẽ theo dõi ngày đầu của kỳ hành kinh và ngày kết thúc kỳ kinh bằng cách đánh dấu vào lịch. Nên theo dõi vài tháng để nắm rõ chu kỳ hành kinh của mình. Chu kỳ kinh nguyệt của 1 người ổn định là khoảng từ 28 – 32. Tuy nhiên có người sẽ dài hơn kỳ kinh ổn định này và cũng có người sẽ ngắn hơn. Hơn thế nữa chúng ta cũng phải để ý những thay đổi bên trong cơ thể (nội tiết) báo hiệu trứng sắp rụng như đau lưng, mỏi mệt cơ thể, ra nhiều khí hư.
Mỗi tháng đều có 1 trứng trưởng thành nhờ sự tác động của các hormone do nang trứng tiết ra. Trứng trưởng thành sẽ rụng vào giữa chu kì, khoảng 14 – 15 ngày tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất. Nếu trứng được thụ tinh và bắt đầu hình thành trong tử cung thì chu kì kinh sẽ không xuất hiện. Nếu không được thụ tinh, lớp lót trong tử cung sẽ bung ra tạo thành kỳ hành kinh vào khoảng 14 ngày sau đó.
Ta có công thức: Ngày dự sinh = Ngày thụ thai + 266 ngày (38 tuần)
Như vậy, chúng ta có thể cộng thêm 266 ngày (tương đương 38 tuần) vào ngày rụng trứng hoặc ngày thụ thai để dự đoán được ngày dự sinh.
Có 1 số chia sẻ về cách tính ngày dự sinh khá chính xác đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều đó là: Lấy ngày dự sinh khi đi siêu âm ở tuần thứ 12 (hoặc từ tuần thứ 8 – 11) làm mốc. Đây là thời điểm thai nhi còn nhỏ và sẽ phát triển với tốc độ đều đặn nên máy móc sẽ tính toán và đưa ra thông tin ngày dự sinh tương đối chính xác. Khi qua giai đoạn này, tốc độ phát triển của thai nhi sẽ thay đổi liên tục nên ít khi dựa vào kết quả này để tính ngày dự sinh của thai nhi vì như thế thì kết quả sẽ lệch với ngày sinh thực tế rất nhiều.
Cách tính này được áp dụng phổ biến cho các trường hợp có kỳ kinh bình thường từ 28 – 32 ngày. Điều quan trọng là phải nhớ được ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì mới cho kết quả chính xác. Thời gian mang thai của một người phụ nữ được diễn ra trong 9 tháng 10 ngày. Con số này tương đương với 280 ngày (40 tuần).
Vậy ta có công thức: Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cộng 280 ngày hoặc 9 tháng 10 ngày là sẽ ra ngày dự sinh của mình.
Tham khảo thêm: Dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kì để mẹ và bé khỏe mạnh
Nến bạn có kế hoạch sinh đẻ, vào mùa đông hoặc mùa hè hoặc khoảng thời gian bạn cho là phù hợp nhất để chào đón thiên thần bé nhỏ của mình thì bạn có thể nhờ tới phần mềm để tính toán ngày dự sinh của em bé để tính được ngày nên quan hệ với chồng hoặc bạn tình của mình để tạo nên em bé. Ngày dự sinh có thể bị xê xịch một vài tuần thậm chí là cả một tháng tùy thuộc vào cơ thể người mẹ nhưng bằng cách tính này phần mềm đã cho ra kết quả dự sinh chính xác nhất có thể.