Cách tính thuế dành cho Hộ kinh doanh cá thể
Mục lục bài viết
Cách tính thuế dành cho Hộ kinh doanh cá thể
Hiện nay với xu thế tự làm chủ kinh doanh thì các doanh nghiệp thành lập rất nhiều, bên cạnh đó những hộ kinh doanh nhỏ lẻ cũng nối tiếp thành lập ồ ạt, đặc biệt sau đợt ảnh hưởng của dịch bệnh. Họ là những hộ kinh doanh cá thể, như vậy cách tính thuế sẽ như thế nào? Kế toán 1A mời bạn tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về cách tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Đặc điểm hộ kinh doanh cá thể
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi.
- Là người có năng lực hành vi dân sự hoặc một hộ gia đình làm chủ.
- Số lượng lao động không quá 10 người
- Không sử dụng con dấu.
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cách tính thuế của hộ kinh doanh cá thể
Khi thành lập hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ cần nắm rõ một số thông tin về thuế như sau:
Thu nhập chịu thuế từ việc kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể được xác định bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Các chi phí hợp lý đó là: tiền lương, tiền công hoặc các chi phí khác trả cho người lao động; chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa sử dụng vào sản xuất kinh doanh; chi phí khấu hao máy móc sử dụng vào sản xuất kinh doanh; chi phí quản lý, chi phí lãi vay, các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Do vậy, việc xác định doanh thu, chi phí cần dựa trên cơ sở định mức, chế độ, chứng từ, sổ sách theo quy định của pháp luật.
Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp, gồm 3 loại thuế chính:
- Thuế môn bài
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập cá nhân.
Thuế môn bài
Thuế môn bài có 4 bậc thể hiện cụ thể như sau:
STT
Doanh thu
Mức đóng thuế môn bài
1
Doanh thu dưới 100tr/ năm
Miễn thuế
2
Doanh thu từ 100tr đến 300tr/năm
300.000 đồng/ năm
3
Doanh thu từ 300tr đến 500tr/năm
500.000 đồng/ năm
4
Doanh thu trên 500tr/ năm
1.000.000 đồng/ năm
Một số lưu ý với hộ kinh doanh khi nộp thuế môn bài:
- Kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định được miễn thuế môn bài.
- Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt hải sản được miễn thuế môn bài.
- Đối với Hộ kinh doanh thành lập từ ngày 01/01 đến 30/06, yêu cầu nộp 100% mức thuế theo quy định. Trường hợp, hộ kinh doanh thành lập trong khoảng thời gian 01/07 đến 31/12, mức nộp thuế môn bài 50% theo quy định.
- Đối với hộ kinh doanh: khi có sự thay đổi về doanh thu thì việc xác định mức lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính phí môn bài.
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm.
- Trường hợp hộ kinh doanh mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh, thì thời hạn nộp thuế môn bài là 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Việc tính thuế thực hiện theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ thuế GTGT x Doanh thu tính thuế GTGT
- Số thuế TNCN phải nộp = Tỷ lệ thuế TNCN x Doanh thu tính thuế TNCN
Trong đó:
- Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân được xác định theo nhóm ngành nghề như sau.
- Đối với lĩnh vực phân phối, cung ứng hàng hóa: tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%;
- Đối với lĩnh vực dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế GTGT là 5%; tỷ lệ thuế TNCN là 2%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế GTGT là 3%; tỷ lệ thuế TNCN là 1,5%;
- Đối với Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế GTGT là 2%; tỷ lệ thuế TNCN là 1%.
- Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, tiền hoa hồng phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả:
- Các khoản thưởng; hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại; chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền.
- Các khoản trợ giá, phụ trội, phụ thu, phí thu thêm được hưởng theo quy định.
- Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân).
- Doanh thu khác mà hộ, cá nhân kinh doanh được hưởng.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế, thì: Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán không sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế, thì: Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán
Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thời điểm xác định doanh thu tính thuế GTGT
- Đối với doanh thu tính thuế khoán thì hộ cá nhân kinh doanh thực hiện xác định doanh thu từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
- Đối với doanh thu theo hóa đơn: là thời điểm xuất giao hàng hóa, hoặc công trình, dịch vụ được nghiệm thu, bàn giao.
- Bên cạnh đó, một số lưu ý với hộ kinh doanh khi nộp thuế GTGT và thuế TNCN:
- Hộ kinh doanh có doanh thu trong năm dương lịch từ 100 triệu/năm trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Xem thêm: Một số lưu ý chung về hóa đơn điện tử đối với Hộ, cá nhân kinh doanh
Trên đây là tất cả đặc điểm cũng như thông tin cách tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời bạn cùng trải nghiệm với Kế toán 1A- phần mềm kế toán dành cho Hộ cá nhân kinh doanh cập nhật đầy đủ các mẫu chứng từ, sổ sách báo cáo theo quy định tại Thông tư 88 của Bộ tài chính.