Cách tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả online chính xác nhất
Hiện nay văn bằng, chứng chỉ, các loại giấy phép lái xe được làm giả rất nhiều để sử dụng vào những mục đích xấu. Bằng mắt thường khó có thể nhận biết được những loại giấy tờ đó là thật hay giả. Để giúp bạn đọc có thể tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả, bài viết dưới đây của Zestech sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu giấy phép lái xe một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Giấy phép lái xe là gì? Lợi ích của việc tra cứu GPLX
Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể, cho phép cá nhân đó được vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng các phương tiện xe cơ giới như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe buýt, xe khách, xe container,…hoặc các loại hình khác trên con đường công cộng.
Quy định về giấy phép lái xe ở mỗi quốc gia là khác nhau tùy vào khu vực nhưng nhìn chung người xin cấp bằng lái xe phải trải qua các thủ tục pháp lý: nộp đơn xin cấp giấy phép lái xem, phải trải qua bài kiểm tra lái xe hay những kỳ thi sát hạch nghiêm ngặt và những thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX, người đó mới đủ điều kiện pháp lý để tham gia giao thông.
Các loại giấy phép lái xe tại Việt Nam:
Giấy phép lái xe điều khiển các loại xe mô tô, xe ba bánh: A1, A2, A3, A4.
Giấy phép lái xe điều khiển các loại xe ô tô, đầu kéo, rơ mooc,…: B11, B12, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE,…
Giấy phép lái xe được cấp ở độ tuổi nhất định, những cá nhân đủ tuổi mới được cấp giấy phép lái xe theo quy định. Như vậy, giấy phép lái xe là cơ sở để đảm bảo trật tự an ninh với những trường hợp không đủ điều kiện tham gia giao thông. Bên cạnh đó, tình trạng làm giả giấy phép lái xe cũng rất phổ biến và diễn ra công khai khiến các cơ quan có thẩm quyền không thể kiểm soát được, nên việc tra cứu giấy phép lái xe máy cũng như tra cứu giấy phép lái xe ô tô lúc này giúp phát hiện được những loại giấy phép giả, không chưa qua sát hạch kiểm định nhưng vẫn được cấp chứng chỉ.
Tra cứu thông tin giấy phép lái xe sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối như không vi phạm pháp luật, tránh bị phạt tiền, bắt giữ và phát hiện kịp thời những thông tin sai lệch để chỉnh sửa 1 cách chính xác nhất.
2. Cách tra cứu giấy phép lái xe online đơn giản, nhanh chóng nhất
Bước 1: Truy cập vào trang web: gplx.gov.vn
Đây là trang thông tin điện tử của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, dưới sự giám sát của Bộ giao thông vận tải Việt Nam. Đây là trang web tra cứu giấy phép lái xe bằng đảm bảo thông tin chính thống chuẩn xác nhất, các trang web tra cứu giấy phép lái xe theo tên hay các trang web tra cứu giấy phép lái xe a1, b2,… đều không đảm bảo tính chính xác, thậm chí nhiều trang web giả do chính bên làm giả giấy phép lái xe tạo ra để lừa người đăng ký không cần thi mà vẫn được cấp giấy phép lái xe.
Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin như
– Loại GPLX:
GPLX PET (có thời hạn) bao gồm các loại bằng lái xe hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.
GPLX PET (không thời hạn) bao gồm các bằng lái xe hạng A1, A2, A3.
GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): Nếu bằng lái xe của bạn được cấp trước tháng 7 năm 2013, giấy phép lái xe cũ bằng giấy ép nhựa bên ngoài.
– Nhập Số GPLX hoặc số seri cũng cho kết quả tương tự.
Số GPLX là dãy số đỏ ngay bên dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE, nhập đầy đủ dãy số bao gồm cả ký tự chữ.
– Nhập ngày tháng năm sinh.
– Nhập mã bảo vệ.
Bước 3: Nhận kết quả
Ấn nút “Tra cứu giấy phép lái xe” để kiểm tra thông tin. Hệ thống sẽ trả kết quả như sau:
– Nếu mọi thông tin nhập là đúng thì Giấy phép lái xe là thật, mọi thông tin đã được cập nhật lên dữ liệu của Tổng Cục đường bộ, nếu bằng bị hư hỏng thì chủ sở hữu chỉ cần tra cứu hồ sơ gốc giấy phép lái xe trên hệ thống trang web của Tổng cục đường bộ Việt Nam mà không cần đi thi mới.
– Nếu thông tin tra cứu không giống với thông tin bạn đang có thì giấy phép lái xe đó là giả.
– Nếu hệ thống báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập” thì có thể bạn nhập sai thông tin, bạn hãy kiểm tra lại thông tin, chỉnh sửa rồi tra cứu lại.
– Nếu đã nhập đúng thì có 2 khả năng:
-
GPLX giả
-
Đã tham gia thi GPLX mà chưa hiện thì có thể thông tin chưa được cập nhật trên hệ thống.
Ngoài ra bạn có thể tra cứu giấy phép lái xe vi phạm qua trang web của Cục Cảnh Sát giao thông hoặc Sở giao thông vận tải
3. Cách tra cứu giấy phép lái xe
Nếu bạn cần tra cứu giấy phép lái xe hạng a1 (bằng lái xe máy) cũng như tra cứu giấy phép lái xe hạng b2 (bằng lái xe ô tô), hoặc các loại GPLX hạng khác mà không cần Internet.
Bạn chỉ cần soạn tin theo cú pháp: TC [dấu cách] [Số GPLX] gửi đến SĐT 0936.083.578 hoặc 0936.081.778
Sau khi gửi tin nhắn, hệ thống sẽ phản hồi lại các thông tin tra cứu bao gồm: Hạng bằng lái, ngày hết hạn, trạng thái vi phạm. Cách tra cứu hồ sơ giấy phép lái xe này chỉ dành cho GPLX loại mới làm bằng vật liệu PET.
4. Sử dụng GPLX giả sẽ bị xử lý như thế nào?
Việc sử dụng GPLX giả tùy vào trường hợp mà người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo Nghị Định 100/2019 như sau:
Phương tiện
Mức phạt lỗi sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp
Xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 173 cm3 và các phương tiện tương tự
800.000 – 1 triệu đồng
(Điểm a Khoản 5 Điều 21)
Tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp (Điểm a Khoản 9 Điều 21)
Xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 173 cm3 trở lên, xe mô tô 3 bánh
3 – 4 triệu đồng
(Điểm b Khoản 7 Điều 21)
Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô
4 – 6 triệu đồng
(Điểm b Khoản 8 Điều 21)
Trên đây là hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe online nhanh chóng và chính xác nhất, hy vọng sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website Zestech.vn hoặc gọi ngay Hotline 1900 988 910 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Đánh giá bài viết