Cách trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết năm 2022 mới nhất
Trang trí nhà cửa ngày Tết, đặc biệt là trang trí bàn thờ ông Địa là một việc không thể thiếu mỗi dịp năm mới. Cùng tham khảo ngay cách trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết năm 2022 để có một góc thờ tâm linh hoàn hảo, rước tài lộc và may mắn cho gia đình.
Mục lục bài viết
Tham khảo cách trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết cho năm 2022
Trong dân gian, Thổ địa (ông Địa) được xem là vị thần hộ mệnh cho con người và gia súc, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ cho mùa màng tươi tốt. Bàn thờ ông Địa được đặt ở trong nhà và việc thờ cúng diễn ra quanh năm, đặc biệt là dịp Tết đến xuân về. Theo tập tục từ xưa đến nay của người Việt, cứ mỗi dịp đầu năm mới, nhà nhà lại quét dọn, trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết sao cho thật đẹp mắt với mong muốn cầu bình an, tài lộc cho gia đình.
Dưới đây là cách trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết năm 2022 các bạn có thể tham khảo:
Cách bày biện các vật dụng cần thiết để trang trí bàn thờ ông Địa
Để trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết chu đáo, đầy đủ nhất thì bạn cần sắp xếp các vật dụng cần thiết dưới đây:
– Bát hương/nhang trên bàn thờ ông Địa và các vật liên quan: Giữa bàn thờ, trước mặt Thần Tài – ông Địa là một bát hương/nhang được làm bằng sứ (phổ biến nhất), bạc, đồng hoặc đá, có vẽ hoa văn sen, rồng hoặc phượng. Trong bát hương phải có cát kim sa hoặc tro bếp/rơm, một là để cố định nhang khi cắm, hai là để tụ linh khí cho bàn thờ.
Nguồn: dogore
– Bài vị trên bàn thờ ông Địa: Tấm bài vị trên bàn thờ ông Địa thường được nhìn thấy ở mặt lưng bàn thờ, đằng sau ông Địa – Thần Tài. Nổi bật trên nền đỏ của bài vị là những dòng chữ Hán được viết nắn nót, tỉ mỉ, thể hiện rõ danh hiệu, chức vụ của các vị thần mà gia chủ đang thờ cúng. Bài vị phải được đặt trong khung gỗ hoặc kim loại và được mạ nhũ vàng đẹp và trang trọng.
– Kỷ trà 5 chén hoặc 3 chén: Văn hóa thờ cúng của người Việt có một quan điểm là “trần sao thì âm vậy”. Do đó, để thể hiện tấm lòng đối với ông Địa – Thần Tài, các gia chủ thường sử dụng kỷ chén 5 hoặc 3 trên bàn thờ để đựng nước sạch hoặc là rượu. 5 chén tượng trưng cho ngũ phương trong ngũ hành, còn 3 chén lại thể hiện cho sự thành tâm và lòng thành của gia chủ. Cách đặt kỷ trả trên bàn thờ ông Địa hợp lý nhất chính là xếp 5 chén nước này thành hình chữ thập, đại diện cho ngũ hành quy tụ, giúp thu hút tài lộc cho gia đình.
Nguồn: dogotunhiengiare
– Đĩa cúng: Khi tới các dịp lễ quan trọng trong năm phải phải cúng ông Địa, đặc biệt là Tết Nguyên đán, thì đĩa cúng chính vật dụng không thể thiếu để đặt giấy tiền vàng bạc hoặc hoa quả. Bởi trong các nghi thức thờ cúng, bạn không nên đặt hoa quả hay giấy tiền vàng bạc dưới đất hoặc trên kệ thờ vì như thế không đủ trang trọng và hợp lễ tiết. Do đó, luôn phải có từ một đến hai dĩa cúng làm bằng sứ, nhựa, hoặc gỗ đặt trước hoặc bên trái bát hương để gia đình có thể bỏ các vật cúng lễ lên đó.
– Bình hoa: Tương tự như đĩa cúng, bình hoa cũng là một vật dụng cần thiết để bạn “dâng hương hoa” và tỏ lòng thành kính với ông Địa – Thần Tài. Bình hoa có thể làm bằng sứ, thủy tinh hoặc đồng, bên trong đổ đầy nước và cắm các loại hoa thờ như mẫu đơn, hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa hồng,… Bình hoa nên đặt bên phải của bàn thờ, đây là điểm mà không nhiều gia đình để ý.
Chuẩn bị đồ cúng trên bàn thờ ông Địa ngày Tết
Sau khi bày biện các vật dụng cần thiết, dưới đây sẽ là một số gợi ý về cách chuẩn bị lễ vật trên bàn thờ ông Địa đúng chuẩn mà bạn có thể tham khảo:
– Nến, hương, gạo, muối hạt sạch
– Giấy tiền vàng mã và thuốc lá
– Bộ tam sên: gồm thịt heo ba rọi luộc , 3 quả trứng luộc, 3 con tôm
Nguồn: dogore
– Hoa tươi, trái cây, tiền lẻ.
– Một đĩa bánh kẹo
– Trầu cau
– Xôi đậu xanh
– Cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi
Tùy vào kích thước của bàn thờ để gia đình có thể sắp xếp các đồ cúng ông Địa ngày Tết hợp lý. Ngoài ra, một số vật dụng có thể thay đổi, ví dụ như thay nến cho đèn, xôi đậu xanh cho loại xôi khác, món ăn cũng có thể thay đổi theo tùy điều kiện từng gia đình.
Nguồn: dogore
Trang trí thêm cho bàn thờ ông Địa thêm đẹp mắt
Ngoài những đồ vật ở trên, bạn còn có thể trang trí thêm cho bàn thờ ông Địa thêm đẹp mắt bằng:
– Ông Cóc hoặc Tỳ hưu: Người xưa có quan niệm rằng Tỳ hưu chính là linh vật thu hút tiền tài, tài lộc cho gia chủ. Do vậy, đặt Tỳ hưu trên bàn thờ ông Địa sẽ giúp bạn thu tài hút lộc về cho gia đình của mình. Đầu Tỳ Hưu đều phải hướng ra cửa chính, lưng quay vào nhà để thu hút tài lộc cho gia đình.
– Bát nước “Minh đường tụ thủy”: Bạn có thể chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước cái này làm Minh Đường Tụ Thủy, một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Theo đó, nếu đặt bát nước trên bàn thờ Ông địa, Thần tài, các bạn nên đặt ở góc bên ngoài (bên trái hoặc bên phải) của bàn thờ. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể đặt bát nước này phía trước, chính giữa của bộ kỷ 5 chén hoặc bộ kỷ 3 chén trên bàn thờ ông Địa – Thần tài với ý nghĩa thu hút tài lộc, tiền bạc đến với gia chủ.
Nguồn: dogore
– Thất bảo trong bát nhang: Bạn cũng có thể để thêm vào bát hương thất bảo gồm thạch anh, thiết vàng, thiết bạc, ngọc, mã não, xà cừ, san hô đỏ. Các vật phẩm này có khả năng thu hút các trường năng lượng tích cực, mang đến tài lộc cho gia đình.
-Tháp tỏi hoặc tháp văn xương: Đây là biểu tượng của trí tuệ, sự thông thái, thông minh và thành đạt. Người Việt thường chọn đặt bát văn xương, tháp tỏi trên bàn thờ ông địa để cầu mong bình an, con đường học vấn rộng mở và chuyện công việc, kinh doanh ngày càng phát triển. Vị trí đặt tháp văn xương thường nằm bên phải bàn thờ.
(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.