Cách viết báo cáo thử việc hiệu quả nhất mà bạn nên biết

Mục lục

Báo cáo thử việc được xem là công đoạn quan trọng cuối cùng bạn thực hiện khi kết thúc quá trình thử việc tại doanh nghiệp, công ty. Nếu như trong quá trình thử việc bạn đã chứng tỏ được năng lực thật sự của mình thì báo cáo thử việc được xem như một bản nhật ký giúp bạn tự đánh giá lại mình trước nhà tuyển dụng. Nhưng làm sao để viết được một bài báo cáo hiệu quả và “đi vào lòng người”? Trong phạm vi bài viết dưới đây, Unica sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Báo cáo thử việc là gì?

– Báo cáo thử việc là báo cáo trình bày lại một cách chi tiết các công việc được giao thực hiện và kết quả tương ứng theo đầu việc của nhân viên mới trong quá trình thử việc gửi lên Trưởng bộ phận/ lãnh đạo công ty sau khi hoàn thành thời gian thử việc theo quy định.

bao-cao-thu-viec.jpg

– Trước khi quyết định kí hợp đồng lao động một nhân viên chính thức, công ty hay doanh nghiệp phải đánh giá kết quả làm việc của nhân viên đó trong thời gian thử việc (1 – 2 tháng) hoặc lâu hơn tùy môi trường làm việc. Việc làm báo cáo thử việc một cách chuyên nghiệp sẽ giúp các nhân viên mới đạt được sự đánh giá cao từ ban quản lý sau khi hết thời gian thử việc.

Hướng dẫn viết báo cáo thử việc

Thông thường, khi kết thúc quá trình thử việc, nhà tuyển dụng sẽ cung cấp cho bạn một form tiêu chuẩn để bạn viết báo cáo, hoặc họ sẽ để bạn tự sáng tạo một form báo cáo riêng dựa trên quy định của một báo cáo thử việc cơ bản. Dù là theo hình thức nào khi viết báo cáo bạn cũng cần đảm bảo đầy đủ các bước và nội dung cần thiết như sau:

1. Mở đầu của bản báo cáo thử việc

Bạn sẽ phải điền đầy đủ thông tin của một bản báo cáo chuẩn theo form tương tự như cách bàn giao công việc

– Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản, địa chỉ nơi gửi.

– Các thông tin cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, thời gian thử việc, vị trí, chức danh thử việc, quê quán, quốc tịch.)

– Thông tin cơ quan hay nhà tuyển dụng, người trực tiếp hướng dẫn, phòng ban cụ thể

– Công việc được giao trong quá trình thử việc, kết quả hoàn thành theo chuẩn của một văn bản hành chính đã quy định.

– Ý kiến đóng góp, đánh giá của bản thân về quá trình thử việc, mong muốn nguyện vọng của bản thân với công việc …

– Ý kiến, nhận xét của người hướng dẫn

– Ý kiến, nhận xét của lãnh đạo, trưởng bộ phận quản lý.

Phần này bạn chỉ cần viết chuẩn theo form nên tương đối đơn giản.

bao-cao-thu-viec-1.jpg

Mẫu báo cáo thử việc 

Nội dung chính của báo cáo thử việc

Đây là phần quan trọng nhất của bản báo cáo để đơn vị, cơ quan hay nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan nhất và đánh giá lại một lần nữa về năng lực của bạn. Do đó khi viết báo cáo bạn nên chú ý nội dung chính một số vấn đề sau:

8lWFCbw.jpg

– Bạn cần viết một cách chân thực và đầy đủ các công việc được người quản lý hoặc người trực tiếp hướng dẫn giao trong quá trình thử việc. Những việc bạn đã hoàn thành và kết quả hoàn thành như thế nào, công việc nào bạn chưa hoàn thành và nguyên do dẫn đến việc chưa hoàn thành công việc đó kèm theo giải pháp, đánh giá của người hướng dẫn trực tiếp, ý kiến của trưởng phòng ban quản lý.

– Bạn nên có cách báo cáo vừa đủ, phù hợp với số lượng công việc được giao. Trong trường hợp bạn được giao tương đối nhiều việc thì cách tốt nhất bạn nên sử dụng bảng kê để báo cáo công việc. Nếu số lượng công việc không quá nhiều bạn có thể liệt kê theo thứ tự công việc được giao một cách đầy đủ nhất.

– Việc bạn liệt kê công việc một cách khoa học, logic kèm theo kết quả, cũng như hướng giải quyết và đánh giá của người hướng dẫn cho từng công việc sẽ giúp bạn ghi điểm rất tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

– Thông thường người quản lý hay lãnh đạo thường ấn tượng với một bản báo cáo thử việc có bảng biểu liệt kê hơn là một bản báo cáo chỉ toàn chữ.

– Với bảng báo cáo bạn nên có các mục sau: Số thứ tự, người thực hiện, người quản lý/người trực tiếp lãnh đạo, ngày tháng thực hiện công việc, đầu việc được giao, tiến độ hoàn thành/kết quả đạt được (đã hoàn thành – chưa hoàn thành.), thông tin bổ sung, ghi chú, ý kiến mong muốn của cá nhân (mong muốn trở thành nhân viên chính thức, mong muốn được cung cấp các thiết bị làm việc cần thiết…)

Ví dụ như sau:

omW4Kwd.jpg

Phần tự đánh giá và góp ý trong quá trình thử việc

– Phần này sẽ mang tính quyết định cho nhà tuyển dụng trong việc bạn sẽ thành nhân viên chính thức hay phải ra đi. Đây cũng chính là phần sẽ nói lên năng lực tư duy, phân tích, đánh giá và cách giải quyết tổng quát các vấn đề của bạn.

– Ngoài những bước hướng dẫn ở trên thì các bạn cũng nên nắm thêm cho mình những kỹ năng lập kế hoạch và bí quyết triển khai công việc sao cho logic và hiệu quả để giúp bạn tiết kiệm thời gian và tối ưu hiệu quả công việc hơn bao giờ hết.

Vì vậy, ở phần cuối này, bạn nên thể hiện thật chân thành trong khi đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của mình, thái độ để khắc phục những hạn chế đó. Đồng thời đưa ra những nhận định của mình về điều kiện và môi trường làm việc của đơn vị hay nhà tuyển dụng… khẳng định mong muốn được làm việc và cống hiến lâu dài với đơn vị hay nhà tuyển dụng.

Nếu bạn muốn nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng mềm cho bản thân mình hơn hãy tham khảo các khoá học phát triển bản thân trên Unica, các giảng viên hướng dẫn chi tiết bài bản giúp bạn có thể xử lý mọi tình huống trong giao tiếp đạt hiệu quả hơn.

Những lưu ý khi việt báo cáo thử việc

Để bản đánh giá kết quả thực việc gây được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau: 

– Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, súc tích nhưng vẫn phải có đầy đủ những thông tin cần thiết.

– Văn phong phù hợp và chuyên nghiệp không lan man dài dòng ở những điều không liên quan đến việc tự đánh giá quá trình thử việc    

– Kiểm tra và sửa lỗi chính tả trước khi gửi tuyệt đối không được phép mắc lỗi này khi soạn văn bản, trước khi nộp người viết phải kiểm tra và rà soát thật kỹ toàn bộ nội dung.

– Không nói dối hay PR quá nhiều về bản thân mà phải tập trung làm nổi bật những vấn đề quan trọng. 

– Không sử dụng từ ngữ địa phương hay từ ngữ nhạy cảm.

Trên đây là cách viết báo cáo thử việc chuẩn nhất được nhiều người áp dụng và có kết quả rất khả thi. Ngoài ra, còn có một số lưu ý về kỹ năng viết báo cáo thử việc bạn cần biết và nên tránh trong quá trình viết. Hiện nay trên trang web Unica có rất nhiều khoá học 

Hy vọng bài viết này mang lại hữu ích nhiều cho bạn đọc. 

Unica chúc bạn thành công!

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học “Kỹ năng làm việc nhóm và xây dựng mối quan hệ tại công sở”

XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Đánh giá :

Tags:

Kỹ năng mềm