Cách viết đánh giá kết quả thử việc hay và chuẩn nhất 2023
Bạn có biết rằng sau khi kết thúc thời gian thử việc tại một công ty hay doanh nghiệp, họ sẽ dựa vào đâu để đánh giá xem bạn có được trở thành nhân viên chính thức hay không chưa? Bản báo cáo về quá trình thử việc do chính tay bạn viết sẽ là yếu tố quyết định quan trọng vô cùng. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết cách viết đánh giá kết quả thử việc cho chuẩn xác và dễ dàng ghi điểm thì hãy đọc ngay bài viết này của ThuthuatOffice.
Sếp đánh giá nhân viên thử việc
Thông báo kết quả thử việc đạt
Cách viết đánh giá kết quả thử việc đạt đơn giản nhất mà phía công ty và doanh nghiệp nên gửi đến cho ứng viên của mình đó là ghi rõ những điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên. Cần ứng viên khắc phục điều gì trong tương lai và mong ứng viên sẽ có những đóng góp gì cho công ty.
Ngoài ra, phía giám sát và người hướng dẫn trực tiếp cũng cần có những quan sát kĩ lưỡng quá trình thử việc của ứng viên để đưa ra những nhận xét chuẩn xác nhất, tránh việc nhận xét không cặn kẽ và quá giống nhau cho mỗi người.
Thông báo kết quả thử việc không đạt
Tương tự như cách viết đánh giá kết quả thử việc cho ứng viên đạt, khi viết cho ứng viên không đạt, phía công ty và doanh nghiệp cũng cần nêu rõ những lý do khiến cho việc hợp tác của đôi bên không thể diễn ra. Câu từ không nên quá nặng nề để tránh việc ứng viên cảm thấy quá buồn bã và bị kích động.
Thêm vào đó đừng quên chúc ứng viên sớm tìm được một công việc phù hợp và hy vọng sẽ có dịp hợp tác trong tương lai!
Tự đánh giá kết quả thử việc
Không chỉ người giám sát cần đánh giá kết quả thử việc mà ngay cả những ứng viên cũng cần tự đánh giá quá trình làm việc của mình. Đây chính là bản tự nhận xét về quá trình học việc, thử việc tại một cơ quan, tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp.
Ứng viên cần tự đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của bản thân, đánh giá một cách tổng quan những việc đã và chưa thực hiện được, ngoài ra cũng cần nêu ra nguyện vọng cũng như mong muốn khi hết thời gian thử việc.
Có thể xem nó là một nguồn dữ liệu chắc chắn để ban lãnh đạo công ty hoặc doanh nghiệp nhìn nhận được năng lực chuyên môn, kỹ năng và thái độ của nhân viên mới, từ đó sẽ đưa ra quyết định ký hoặc không ký hợp đồng chính thức.
Cách viết một bản báo cáo thử việc hoàn hảo
Cách viết đánh giá kết quả thử việc sẽ không quá khó khăn nếu bạn nắm rõ cách viết và nội dung của các phần: phần thông tin cá nhân, phần kết quả đạt được, những hạn chế của bản thân trong thời gian thử việc và những nguyện vọng, mong muốn sau thời gian thử việc.
- Về thông tin cá nhân
Ở mục thông tin này, bạn cần ghi rõ những thông tin cơ bản của bạn như: họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán.
Thêm vào đó, thời gian thử việc (từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm) cũng cần được ghi một cách chính xác, ghi rõ vị trí/chức vụ, phòng/ban và họ tên người hướng dẫn trực tiếp.
- Kết quả đạt được trong thời gian thử việc
Đây là phần quan trọng nhất trong bản đánh giá kết quả thử việc nên bạn cần chăm chút thật nhiều cho phần này. Nó giúp chứng minh được năng lực của bạn, để bạn có được cơ hội trở thành nhân viên chính thức. Hãy liệt kê những công việc mà bạn được giao và đã hoàn thành trong thời gian thử việc. Đừng quên liệt kê những thành tích nổi bật như: nhân viên hoạt động sôi nổi, thường xuyên vượt chỉ tiêu công việc, top top doanh số đứng đầu tháng,…
Để tạo điểm nhấn và gây ấn tượng hơn với ban giám đốc, người hướng dẫn của mình, bạn có thể nhắc đến việc bản thân luôn trau dồi kiến thức, học hỏi từ đồng nghiệp, từ cấp trên, luôn tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, chống các biểu hiện tiêu cực; tham gia đầy đủ các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, họp tuần; các chương trình, sự kiện do công ty tổ chức; tham gia teambuilding; đi công tác theo sự phân công của cấp trên…
- Những hạn chế của bản thân
Một bản đánh giá khách quan và xuất sắc nhất sẽ là bản đánh giá có đầy đủ cả những điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Đừng quá chăm chút cho phần điểm mạnh và kết quả đạt được mà quên đi rằng bất cứ ai cũng sẽ có điểm yếu, quan trọng là bạn nhìn nhận nó như thế nào và giải quyết ra sao.
Phần này bạn hãy nói về những khuyết điểm mà bản thân mắc phải trong thời gian thử việc. Bạn nên thành thật và cam kết sẽ rút kinh nghiệm để không ảnh hưởng đến đồng nghiệp và sự phát triển của công ty.
- Nguyện vọng của bản thân
Phần này bạn cần nêu ra mong muốn của mình sau khi kết thúc thời gian thử việc tại công ty hoặc doanh nghiệp. Hãy ghi rằng bạn muốn trở thành nhân viên chính thức của công ty và mong rằng sẽ đóng góp được sức mình vào sự lớn mạnh và phát triển của công ty. Bạn sẽ ghi được ấn tượng nếu có những điểm này trong phần nguyện vọng.
Đặc biệt, đừng quên rà soát lại chính tả cho thật cẩn trọng trước khi nộp bạn nhé! Sự chuyên nghiệp sẽ được đánh giá đầu tiên qua việc đúng chính tả trong bản báo cáo quan trọng này đấy. Bạn không nên viết quá dài, nhưng cũng đừng ngắn quá, hãy viết đủ ý nhất có thể bạn nhé.
Download mẫu đánh giá thử việc
Với cách viết đánh giá kết quả thử việc mà ThuthuatOffice gửi đến bạn bên trên, ắt hẳn bạn đã có thể tự tay viết cho mình một bản đánh giá đầy đủ thông tin yêu cầu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo 2 mẫu báo cáo dưới đây để việc viết báo cáo trở nên dễ dàng hơn!
Hãy nhấn nút Download để tải về máy và chỉnh sửa, thêm vào những thông tin của cá nhân bạn theo như trong mẫu bạn nhé!
Ngoài hướng dẫn bạn cách viết đánh giá kết quả thử việc, ThuthuatOffice cũng đã có rất nhiều bài hướng dẫn khác gửi đến bạn:
Sau bài đăng này của ThuthuatOffice, có lẽ bạn sẽ thấy cách viết đánh giá kết quả thử việc đơn giản và dễ ghi ấn tượng nhất là thật lòng với chính những gì mình đã làm và chưa làm được. Ban Giám đốc và phía công ty sẽ ấn tượng với một ứng viên chuyên nghiệp, thành thật hơn rất nhiều so với các ứng viên khác. Đừng quên lưu lại mẫu cũng như Like, Share bài viết bạn nhé.
File mẫu –