Cách xếp mâm ngũ quả đẹp ngày Tết thêm vui tươi hơn – Goodtaste.vn
Mâm ngũ quả là một trong những nét văn hoá đặc trưng của ngày Tết và tuỳ theo từng vùng miền sẽ có cách bài trí, sắp xếp mâm ngũ quả khác nhau. Hãy cùng Goodtaste tìm hiểu cách xếp mâm ngũ quả đẹp quà bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết
Ngày Tết, phần lớn các gia đình Việt đều chưng bày mâm ngũ quả ở trên bàn thờ gia tiên.
Mâm ngũ quả ngày tết có ý nghĩa sâu sắc không chỉ đơn thuần dâng cúng cho ông bà tổ tiên mà còn bày tỏ lòng hiếu thảo, mong muốn những điều tốt lành trong năm.
Mâm ngũ quả xuất hiện dâng cúng tổ tiên bởi sự thâm nhập của tư tưởng ngũ hành: kim – mộc – thuỷ – hoả – thổ với mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố này từ xa xưa.
Vì vậy mà mâm ngũ quả ngày tết cũng được thể hiện rõ nét yếu tố ngũ hành ở trong đó. Mâm ngũ quả thể hiện mong muốn về âm dương hòa hợp, sự phát triển và sinh sôi nảy nở. Theo quan niệm xưa, ngũ quả chính là sự tập hợp đầy đủ của các loại trái cây trong đất và trời. Số 5 thể hiện sự phát triển mạnh mẽ và vững bền.
Vì vậy mà ông bà xưa đã chọn 5 loại quả để dâng cúng. Những loại hoa quả, trái cây được bày trí lên mâm thường thể hiện mong muốn, ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi, màu sắc và cách trình bày chúng lên mâm ngũ quả.
Thời nay, cách sắp xếp mâm ngũ quả đẹp đã mang nhiều ý nghĩa thiên về trang trí chứ không còn thiên nhiều về ý nghĩa tâm linh như ngày xưa. Nên việc bày trí mâm ngũ quả không còn quá khắt khe, đúng chuẩn ngũ hành, phong thuỷ.
Mặc dù vậy, đối với những gia đình làm ăn kinh doanh thì họ rất chú trọng trong việc bày mâm ngũ hành nhằm mong muốn một năm kinh doanh phát tài lộc, suôn sẻ.
Xem thêm: Mẫu gói quà tết đẹp
Cách xếp mâm ngũ quả đẹp ngày tết các vùng miền
Mâm ngũ quả ngày tết hiểu đơn giản là bày biện 5 loại quả khác nhau để chưng cúng. Đối với người Việt ngày xưa, ngũ quả tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn gồm: phú, quý, thọ, khang, ninh với mong muốn sống thọ, sống khoẻ, bình an và tài lộc.
Thường thì các vùng miền sẽ có đặc trưng các loại hoa quả không giống nhau. Vào mùa Tết, các gia đình thường ưa chuộng chưng trái cây theo mùa, theo đặc sản vùng miền mà vẫn mang đủ hàm ý bày tỏ lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên.
Nên có thể thấy mâm ngũ quả ngày tết ở các miền Bắc, Trung, Nam cũng chưa chắc đã giống nhau, và mỗi gia đình cũng có cách bày trí, sắp xếp riêng nên mâm ngũ quả rất đa dạng và phong phú.
Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc
Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc thường có các loại quả như chuối xanh, bưởi, hồng, cam, đào, lựu, táo,…Mỗi loại quả sẽ thường mang những ý nghĩa riêng. Ví dụ như chuối xanh tượng trưng cho sự che chở của phật, trời.
Bưởi, cam mang ý nghĩa vẹn tròn, cầu lộc. Quả táo thể hiện sự giàu có, sung túc. Đào, hồng mang ý nghĩa cầu mong thành đạt, thăng tiến. Quả lựu mong muốn gia đình đông đúc, sum vầy.
Cách xếp mâm ngũ quả đẹp miền Bắc là nải chuối sẽ nằm ở dưới để ôm các loại trái cây khác. Bưởi hoặc trái phật thủ sẽ được đặt ở trên nải chuối và các loại quả nhỏ hơn sẽ được khéo léo sắp xếp ở xung quanh.
Đây được biết đến là cách sắp xếp mâm ngũ quả hài hoà theo quan niệm phong thuỷ của người phương Đông.
Tìm hiểu: Quà tết cho người yêu
Mâm ngũ quả ngày tết miền Trung
Miền Trung vốn dĩ là vùng đất không nhận được quá nhiều sự ưu đãi của thiên nhiên, người ở đây không quá câu nệ về mặt hình thức nên có gì cúng đó và thành tâm dâng kính cho ông bà, tổ tiên là được.
Các loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả tết của miền Trung như chuối, mãng cầu, bưởi, sung, dưa hấu, xoài, táo, nho, cam,…với cách bày trí cũng đơn giản. Cách xếp mâm ngũ quả đẹp người miền Trung cũng tương tự như miền Bắc.
Đó là chuối và những loại quả nặng sẽ được đặt ở bên dưới để làm bệ đỡ cho những quả nhỏ, cứ thế xếp xen kẽ lấp đầy những chỗ trống. Đặc biệt có nhiều gia đình ở miền trung sử dụng thêm hoa cúc vàng để trang trí cho mâm ngũ quả thêm bắt mắt.
Mâm ngũ quả ngày tết miền Nam
Trái ngược với mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc và miền Trung, mâm ngũ quả ngày tết miền Nam không sử dụng chuối, quýt hay là cam. Có thể thấy, mâm ngũ quả ở vùng này chịu ảnh hưởng của quan niệm sắp xếp tên gọi và cách đọc ý nghĩa của trái cây.
Chẳng hạn như người miền Nam cho rằng trái chuối phát âm giống như chữ chúi điều này khiến người ta liên tưởng đến việc làm ăn không suôn sẻ, đi xuống, không ngẩng đầu lên được.
Hoặc quả quýt và cam thì người ta liên tưởng đến câu nói quýt làm thì cam chịu và người ta cho rằng điều này không hay cho dịp năm mới.
Vậy nên, trên mâm ngũ quả của người miền Nam thường bày biện các loại trái cây có tên gọi đem đến điềm lành, điều may mắn.
Ví dụ như cầu dừa đủ xài ( mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài) hoặc cầu dừa đủ xài sung ( mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung). Với mong muốn cầu sự sung túc và đủ đầy trong năm mới.
Cách sắp xếp mâm ngũ quả đơn giản. Đối với những loại trái cây lớn như dừa, đu đủ hay mãng cầu thì sẽ được sắp xếp trước lên mâm để làm thế đỡ.
Sau đó những loại trái cây nhỏ hơn sẽ được xếp xung quanh, bày trí sao cho hợp lý để mâm ngũ quả trông giống hình tháp. Bên cạnh đó, ở hai bên mâm quả còn được trung thêm dưa hấu ( một cặp).
Dưa hấu có ruột đỏ, vỏ xanh biểu tượng cho may mắn và luôn được chưng một cặp. Đồng thời, cũng có không ít gia đình dán thêm của chữ lộc và phúc ở trên dưa hấu với quan niệm sẽ mang lại nhiều phúc lộc cho gia chủ trong năm.
Một số lưu ý khi sắp xếp mâm ngũ quả
Nếu bạn muốn chưng mâm ngũ quả đúng bài theo thuyết ngũ hành thì bạn cần lưu ý việc tránh chọn sai loại quả, chọn quả không có ý nghĩa hoặc sai, không đủ màu sắc của ngũ hành.
Cụ thể: Kim là màu trắng tương ứng với các loại quả như lê trắng, dưa lê,…Mộc là màu xanh tương ứng với dưa hấu, chuối, mãng cầu, sung, dừa,…Thủy là màu đen tương ứng với nho đen, trái vú sữa,…Hoả là màu đỏ tương ứng với thanh long, táo đỏ,…
Trước khi bày trái cây lên mâm ngũ quả, bạn không nên rửa trái cây với nước. Thông thường, có không ít người nghĩ rằng việc rửa trái cây sẽ làm trái cây bóng loáng, sạch, đẹp tuy nhiên nó sẽ khiến cho trái cây mau hư, chưng không được lâu.
Vậy nên, bạn chỉ cần dùng khăn giấy ướt lau nhẹ vỏ ngoài của trái cây, sau đó có thể phết thêm một lớp dầu ăn cho trái cây bóng loáng, đẹp hơn khi chưng.
Một lưu ý khác là hiện nay trái cây có rất nhiều loại, nhiều người muốn bày biện nhiều hoa quả hơn nên bày tất cả lên mâm. Hơn nữa là mâm ngũ quả chỉ nên chưng hoa quả, không nên chưng hoa lên đó.
Tùy theo mỗi gia đình, vùng miền cũng như gu trang trí mà sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau. Nhưng nhìn chung thì để sắp xếp mâm ngũ quả đẹp thì quả to, cứng nên đặt lên mâm trước tiên, tiếp đến mới tới những quả nhỏ.
Để mâm ngũ quả ý nghĩa, bạn nên chưng bày theo ngũ hành hoặc theo cách gọi tên mong cầu những điều may mắn, sung túc, tài lộc.
Xem thêm: Lẵng quà tết đẹp
Dù mỗi vùng miền có cách sắp xếp mâm ngũ quả khác nhau nhưng nhìn chung đều hướng đến ý nghĩa tỏ lòng biết ơn, hiếu đạo dâng cúng tổ tiên. Hy vọng chia sẻ trên đây của Goodtaste giúp bạn biết cách xếp mâm ngũ quả đẹp để chưng mâm ngũ quả đẹp cho gia đình mình.