Café Amazon “chật vật” tìm chỗ đứng ở Việt Nam | Doanh nghiệp

>>>Chuỗi cà phê Việt “đổ bộ” vào Mỹ

Dẫn đầu tại Thái Lan

Trên thực tế, chuỗi cà phê Café Amazon được coi là “viên ngọc quý” của PTT Oil and Retail Business (OR), nhà điều hành kinh doanh bán lẻ và bán lẻ nhiên liệu hàng đầu của Thái Lan.

Một cửa hàng của chuỗi Cafe Amazon tại Nhật Bản.

Chuỗi Cafe Amazon đang dẫn đầu ở thị trường Thái Lan.

Kể từ năm 2002, chuỗi ban đầu được phát triển như một chuỗi cà phê trong nhà cho các PTT Station, các trạm dịch vụ bán lẻ nhiên liệu của OR. Sau hơn 20 năm thành lập, chuỗi cà phê này đã có mạng lưới nhượng quyền lớn nhất Đông Nam Á và trở thành chuỗi cà phê lớn thứ 6 thế giới tính theo số lượng cửa hàng. 

Theo Euromonitor, chuỗi Café Amazon được xếp hạng trong số 12 thương hiệu cửa hàng trà và cà phê chuyên biệt hàng đầu thế giới tính đến năm 2019 về doanh thu. Tính đến giữa năm 2021, chuỗi này có hơn 3.400 cửa hàng tại Thái Lan, cũng như gần 300 cửa hàng tại 10 thị trường ở châu Á bao gồm Campuchia, Lào, Philippines, Oman, Myanmar, Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Malaysia và Nhật Bản.

Năm ngoái, nhà điều hành kinh doanh bán lẻ và bán lẻ nhiên liệu Thái Lan đã lên kế hoạch tăng cường nỗ lực mở rộng toàn cầu chuỗi Café Amazon, nhằm thúc đẩy hướng kinh doanh mới “bán lẻ ngoài nhiên liệu” của công ty. Theo kế hoạch tăng trưởng 5 năm bắt đầu từ năm 2021, chuỗi này dự kiến sẽ đạt được tổng số cửa hàng quốc tế hơn 1.000 và thúc đẩy tổng doanh số của hệ thống đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2025.

Nhìn chung, các cửa hàng của chuỗi Café Amazon được coi là điểm đến để mọi người có thể gặp gỡ, thư giãn và thưởng thức cà phê chất lượng cao độc đáo cùng nhiều loại đồ uống và đồ ăn nhẹ với giá bình dân. Nhìn kỹ hơn, câu chuyện thành công của chuỗi nằm ở hai yếu tố: cà phê thơm đặc trưng và bầu không khí thư giãn như khẩu hiệu “Taste of Nature” của họ.

Tại Thái Lan, chuỗi Café Amazon được nhiều người ưa chuộng bởi “không gian ốc đảo xanh” và hương vị café độc đáo, đậm đà. Mô hình kinh doanh độc đáo của chuỗi này không chỉ được người dân trên khắp Thái Lan chấp nhận rộng rãi mà còn chiếm được cảm tình ở Campuchia, Lào và Philippines sau khi họ đã mạo hiểm vào các thị trường này trong hơn một thập kỷ trước kia.

>>>”Đại chiến” chuỗi cà phê

>>>Kinh doanh chuỗi cà phê: Ngọt ngào hay cay đắng?

Nhưng, chật vật ở Việt Nam

Tháng 10 năm 2020, chuỗi cà phê của Thái Lan đã lần đầu tiên thâm nhập vào Việt Nam với cửa hàng được khai trương tại tỉnh Bến Tre, ngay sau đó là hai địa phương khác của miền Nam. Chuỗi này hoạt động tại Việt Nam được sở hữu với 60% bởi OR và 40% bởi tập đoàn bán lẻ khổng lồ Central Group, cũng của Thái Lan.

Họ lại đang khá chật vật tại Việt Nam.

Họ lại đang khá chật vật tại Việt Nam.

Tuy nhiên, với việc đại dịch COVID-19 bùng nổ và hoành hành tại Việt Nam vào năm 2021, khiến các hạn chế được áp dụng kéo dài cả năm, đã là “gáo nước lạnh” dội vào những tham vọng mở rộng của chuỗi Café Amazon.

Bên cạnh đó, chuỗi này cũng không thể mở các cửa hàng cà phê tại các trạm xăng, một chiến lược khác biệt đã tạo nên thành công của họ ở Thái Lan, nơi hầu hết các cửa hàng đều ở các trạm nhiên liệu PTT Oil. Chính điều này đã hạn chế khả năng mở rộng và phát triển một cách nhanh chóng của chuỗi Café Amazon, như cái cách họ đã từng làm tại các thị trường quốc tế khác.

Ông Tathak Srinon, Giám đốc tiếp thị của Café Amazon Việt Nam khi chia sẻ với truyền thông đã cho rằng, các trạm xăng ở Việt Nam nhỏ hơn ở Thái Lan và không phù hợp để mở quán cà phê. Ông còn cho biết thêm, thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam hiện đang có sự cạnh tranh rất quyết liệt, ngay cả những thương hiệu toàn cầu như Starbucks cũng đang chật vật tìm chỗ đứng, do vậy chuỗi này vẫn đang trong quá trình mở mới, đồng thời nghiên cứu thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.

Nếu nhìn vào số lượng cửa hàng của chuỗi café Amazon có thể thấy, họ đang khá lép vế so với các đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam. Với 15 cửa hàng hiện tại, chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương phía Nam, họ vẫn còn đứng cách xa đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Highlands Coffee với gần 600 cửa hàng trên cả nước. Ngay cả với các đối thủ khác, như The Coffee House, Phúc Long hay là Trung Nguyên Legend họ cũng tụt lại khá xa.

Có lẽ vậy, nên chuỗi đang tập trung vào thực đơn của mình để phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh khác. Gần đây, họ mới tung ra ba loại đồ uống mới với hương vị đặc trưng của Thái Lan, trong đó có một loại gọi là Tom Yum Ice Tea.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.