Cẩm nang Du lịch Yên Bái từ A đến Z mới nhất 2021

Du lịch Yên Bái vào thời gian nào?

Yên Bái có khí hậu đặc trưng của khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền bắc Việt Nam, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô.

Địa danh nổi tiếng nhất của Yên Bái chính là ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đến với Mù Cang Chải vào khoảng tháng 5-6 hoặc tháng 9-10 bạn sẽ lần lượt được chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của 

ruộng bậc thang mùa đổ nước

 và 

ruộng bậc thang mùa lúa chín.

Ngoài ra, đi du lịch Yên Bái vào khoảng từ tháng 9-11 khá thích hợp, lúc này mùa mưa của Tây Bắc cũng đã hết, thời tiết chưa chuyển sang cái lạnh của mùa đông.

Nếu bạn muốn trải nghiệm việc ngâm mình trong các con suối nước nóng giữa cái lạnh mùa Đông của miền Bắc thì hãy đến Yên Bái vào khoảng từ tháng 12-1 hàng năm.

Hướng dẫn đi tới Yên Bái

Phương tiện cá nhân

Từ Hà Nội, có 2 đường chính để lên Yên Bái đó là Quốc lộ 32 và Quốc lộ 70. Để đi các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải và Thị xã Nghĩa Lộ bạn sẽ đi theo hướng Quốc lộ 32, để đi về hướng Tp Yên Bái các bạn sẽ đi theo Quốc lộ 70 hoặc đi đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai và ra ở nút Yên Bái.

Phương tiện công cộng

Đường sắt

Từ Hà Nội các bạn có thể lên tới Yên Bái bằng tàu hỏa, có một chuyến tàu YB3 đi trực tiếp tới Yên Bái và 2 chuyến tàu SP1 – SP3 đi Lào Cai có dừng trả khách ở ga Yên Bái. Với tàu YB3 thời gian đi lúc 18h10 và tới Yên Bái lúc 22h50. Riêng 2 chuyến tàu đi Lào Cai sẽ khởi hành muộn hơn và tới Yên Bái vào khoảng 1-2 h sáng. Nếu định đi tàu, các bạn nên đi chuyến tàu YB3.

Đường bộ

Xe khách đi Yên Bái có khá nhiều và chạy thường xuyên tại Bến xe Mỹ Đình, tuy nhiên đa phần các tuyến xe này đều có điểm dừng cuối tại Bến xe Yên Bái. Nếu các bạn muốn đi Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Mù Cang Chải các bạn hãy sử dụng các tuyến xe khách chạy Lai Châu.

Lưu trú ở Yên Bái

Khách sạn nhà nghỉ ở Yên Bái

Khách sạn Nghĩa Lộ

Địa chỉ: Số 232 đường Điện
Biên Phủ, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Giá phòng: Giao động từ
350.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ/ đêm

Vị trí của khách sạn gần
ngay chợ và đối diện siêu thị du khách có thể mua bán bất cứ thứ đồ dùng cá
nhân gì mình cần.Phòng nghỉ được thiết kế ấm cúng, sang trọng.

Mu Cang Chai Eco Lodge

Tọa lạc tại Nậm Khắt, Mù
Cang Chải, Yên Bái, Mu Cang Chai Eco Lodge được thiết kế theo kiểu homestay
cung cấp các phòng nghỉ rộng rãi, thoải mái đạt tiêu chuẩn 3 sao. Với mức giá
dao động từ 300.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ/ đêm, Mu Cang Chai Eco Lodge được
đánh giá là chỗ nghỉ có mức giá vô cùng ưu đãi

Xoi FarmStay

Địa chỉ: Bản Tông Pắng,
xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Giá phòng: Dao động từ
380.000 VNĐ đến 460.000 VNĐ/ đêm

Các phòng nghỉ được thiết
kế theo phong cách nhà sàn dân tộc, cho cảm giác giống như chúng ta đang được sống
giữa những bản làng Tây Bắc. Đặc biệt, tất cả các phòng đều được thiết kế giữa
những ruộng lúa xanh ngát, vào mùa lúa chín cho view rất đẹp và thơ mộng .Chủ
farmstay cung cấp các bữa ăn với thực đơn là đồ tươi sống được nuôi trồng ngay
trong bản làng

Các địa điểm du lịch ở Yên Bái

Với nhiều người dường như du lịch Yên Bái chỉ có Mù Cang Chải, tuy nhiên liệu bạn đã bao giờ dành thời gian ngồi nghiên cứu xem ở Yên Bái có những địa điểm du lịch thú vị nào khác hay chưa ? Hãy tham khảo bài viết này để biết thêm nhiều thông tin về các địa điểm du lịch cũng như thắng cảnh ở Yên Bái nhé.

Mù Cang Chải

Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, giáp với Thị xã Nghĩa Lộ, Mường La và Than Uyên của Lai Châu. Từ Hà Nội để đến với Mù Cang Chải bạn có thể lựa chọn đi theo hướng Quốc lộ 32 để cùng với đó khám phá đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc. Mù Cang Chải nổi tiếng nhất với khách du lịch bởi “đặc sản” ruộng bậc thang.

Với hơn 700ha ruộng trong đó 50% tập trung ở 3 xã là La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình trải dài suốt đoạn đường từ đèo Khau Phạ về đến trung tâm thị trấn bạn sẽ không thể cưỡng lại được sự quyến rũ mê người từ màu vàng óng của những dãy núi trồng toàn lúa. Năm 2007 ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia.

Cánh đồng Mường Lò

Quốc lộ 32 uốn lượn giữa miền núi non Tây Bắc “thanh sơn, bích thủy”. Núi cao, vực sâu, bạt ngàn cây rừng, lau lách.  Rồi như một phép màu, con đường quốc lộ bỗng lọt vào một cánh đồng bằng phẳng biêng biếc sóng lúa Mường Lò. Ngỡ ngàng trước những mượt mà óng ả trong nắng trải tới chân núi xa, quả đúng như câu ca “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” nổi tiếng từ lâu

Chỉ có người Thái đen ở Mường Lò mới có tục hát mời rượu và cũng chỉ có ở đây thì du khách mới có thể được nâng chén cùng lời ca mời rượu, cùng điệu Xòe Thái dập dìu bên bếp lửa nhà sàn. Tiếng hát người con gái Thái bên mâm rượu đã từng làm say bao du khách khi đến bản Mường. Tiếng hát như hơi rượu ngấm vào lòng người không thể nào quên.

Suối Giàng

Xã Suối Giàng nằm ở Văn Chấn trên độ cao 1.371m so với mực nước biển, nằm sâu trên dãy núi Fansipang hùng vĩ. Đây là quê hương của loại chè Shan Tuyết cổ thụ với hơn 300 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống.

Khí hậu ở Suối Giàng bốn mùa se lạnh, tựa như SapaĐà Lạt. Chỉ mất chút ít thời gian thả hồn cùng những dải lúa cong cong theo vạt núi, từng nương ngô, nương cải xanh non trong sương bay bảng lảng là thấy mình như đứng trên mây.

Đèo Lũng Lô

Đèo Lũng Lô nằm trên quốc lộ 37 (đường 379 cũ, nối quốc lộ 32 với quốc lộ 32B)) tại ranh giới hai huyện Văn Chấn (Yên Bái) và Phù Yên (Sơn La), đông bắc thị trấn Phù Yên 33 km. Đèo dài 15 km từ km349 đến km364, độ dốc 10%.  Gần đỉnh con đèo là điểm giáp ranh của cả 3 tính Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La.

Đền Mẫu Thác Bà

Là một trong số ít những ngôi đền dọc bờ Sông Chảy còn giữ lại được cho đến tận ngày nay. Đền Thác Bà( hay Đền Mẫu Thác Bà) tọa lạc trên núi Hoàng Thi, từ lâu đã nổi tiếng là chốn linh thiêng với đông đảo du khách thập phương. Vượt qua 365 bậc đá, đến trước cửa sân đền, làn gió mát lành từ biển hồ đưa lên mang cảm giác nhẹ nhàng , thanh tịnh trốn cửa đền. Phóng tầm mắt ra xa, có thể bao quát toàn cảnh công trình thủy điện đầu tiên của cả nước và ngắm nhìn một vùng trời nước mênh mông, hữu tình. Hàng năm, Lễ hội Đền Thác Bà được tổ chức vào ngày 8 và 9 tháng Giêng âm lịch, hay còn gọi là lễ hội mùa xuân, lễ hội lớn nhất trong năm, với những nghi thức truyền thống trang trọng.

– Ngoài đường thủy, du khách có thể đến Đền Thác Bà bằng đường bộ, theo tuyến đường: Trung tâm TPYên Bái – TT Yên Bình(9km) – Ngã ba Cát Lem (Đoan Hùng, Phú Thọ, 27km) – Đền Thác Bà( thị trấn Thác Bà 7km)

Hồ Thác Bà

Nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như “Hạ Long trên núi” là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà.

Được công nhận là Di sản thắng cảnh văn hoá  từ tháng 9/1996, thắng cảnh hồ Thác Bà bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý như nằm trên trung lộ Hà Nội- Lào Cai, những làng, bản ven hồ Thác hiện nay vẫn còn giữ được nét hoang sơ, nguyên thuỷ cùng bản sắc văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan… Các lễ hội truyền thống, tập quán sinh hoạt văn hoá riêng có của từng tộc người vẫn đang là sự lôi cuốn bạn thăm thú, tìm kiếm và khám phá Thác Bà.

Đền Mẫu Đông Cuông

Đền Đông Cuông là một trong hai đền lớn ở thượng lưu sông Hồng, đã tồn tại từ lâu đời, tọa lạc tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Đền Đông Cuông là cụm di tích gồm 4 điểm: Ngoài Đến Chính còn có Miếu Cô, Miếu Cậu và Miến Đức Ông (Miếu Đức Ông tọa bên hữu ngạn sông Hồng đối diện với ngôi Đền Chính về hướng Nam cách 150m đường chim bay thuộc cụm di tích Đền Đông Cuông).

Đền Đông Cuông sơ khởi là Miếu thờ Đông Quang công chúa do các dòng họ Hà, Hoàng là người Tày Khao sáng lập và thay nhau đảm lãnh công vụ chính quyền, đồng thời là nơi làm việc của Thổ Tù, chức dịch, phiên quan và đảm chức năng “Đinh Trạm” chuyển tống đạt công văn thử chỉ hai chiều giữa triều đình trung ương và cơ sở.

Thác Pú Nhu

Vào những ngày nắng đẹp, nhìn từ dưới lên, các
bọt nước bốc hơi khiến cho ta thấy thác như được bao bọc bởi một chiếc khăn
voan trắng. Nằm giữa hai vách núi đá cao thẳng đứng, thác Pú Nhu hiện ra như một
bức tranh thủy mặc.

Ở khu vực thác, nhiệt độ
cao nhất trong năm khoảng 26 độ C, khí hậu trong lành, mát mẻ thật lý tưởng cho
những chuyến dã ngoại trong ngày. Những thềm đá được nước đổ xuống chảy êm đềm
trên những mảng rong xanh sẽ để lại ấn tượng cho ai đã từng “trầm” mình trên đó
mà thả hồn theo dòng nước, quên đi những lo toan bộn bề của cuộc sống.

Xã Tú lệ

Trên quốc lộ 32 hướng về huyện Mù Cang Chải, Tú Lệ là xã sát sườn đèo Khau Phạ,
trực thuộc huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái. Trước khi vượt “sừng trời” (đèo
Khau Phạ), Tú Lệ hiện ra với hương thơm ngào ngạt khiến nhiều du khách phải dừng
chân ghé lại, để thưởng thức chút xôi nếp giản dị mà nức tiếng cả nước của đồng
bào dân tộc Thái nơi đây.

Cánh đồng Tú Lệ nằm lọt thỏm trong thung lũng nên nếu đến đây đúng vào vụ mùa
tháng 9, bạn sẽ được đắm chìm trong hương thơm của lúa. Nơi đây cũng có dòng suối
lớn cung cấp nước tưới tiêu cho cả vùng. Tú Lệ hiện lên vẻ đẹp điển hình vùng
núi Tây Bắc được “bổ sung” bởi sự trù phú của những cánh đồng, con suối.

Được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi, Tú Lệ còn sở hữu dòng suối nước nóng quanh
năm đã nức tiếng gần xa. Thậm chí không thiếu những vị khách quốc tế không ngại
khó khăn, xa xôi cũng tìm đến đây để có thể hòa mình vào dòng suối nóng bản
Chao nằm giữa trung tâm xã. 

Đặc sản ở Yên Bái

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của người
Thái đen. Món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên
các vùng núi, đồi . 

Phổ biến nhất là món thịt trâu gác bếp xé nhỏ,
chấm cùng chẩm chéo làm mồi nhậu, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt đọng
lại, hòa quyện cùng mùi thơm từ khói củi núi đá và chút cay nồng, chút thơm lạ
của mắc khén. Từ miếng thịt trâu bình dị với cách chế biến tinh tế độc đáo, dẫu
là thực khách kén ăn cũng dễ dàng bị chinh phục để rồi không khỏi lưu luyến,
nhớ về ẩm thực riêng có của người Thái đen Yên Bái.

Muồm muỗm rang

Ở Mường lò cứ đến cuối mùa gặt là muồm muỗm lại
xuất hiện rất nhiều, muồm muỗm bay rào rào thành từng đàn, từng đàn, con nào
con nấy to đều như ngón tay áp út. Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon từ
muồm muỗm. Song muồm muỗm rang giòn vẫn là đặc sản của Mường Lò vùng Tây Bắc.

Lạp xưởng Yên Bái

Lên vùng cao vào mùa lạnh, nếu được hơ mình bên
bếp lửa hồng, nhấm nháp chút rượu ngô với lạp xưởng chấm tương ớt cay xè thì
thật là tuyệt vời biết bao. Đây cũng chính là một trong nhiều món ăn đặc sản
khá phổ biến ở tỉnh Yên Bái.

Xôi và cốm tan Tú Lệ

Thung lũng Tú Lệ (Văn Chấn) nằm ở phía Tây của
tỉnh Yên Bái, Tú Lệ cái tên đã nói phần nào vẻ đẹp nơi đây. Quả thật, khó có từ
ngữ nào diễn tả được vẻ đẹp của thung lũng này. Tú Lệ mùa nào cũng đẹp, khi lúa
non, từ trên đèo cao nhìn xuống, thung lũng Tú Lệ như thảm cỏ xanh mướt, mùa
lúa chín đây đúng là một thung lũng vàng và hơn thế hương thơm từ thứ nếp nổi
tiếng có thể làm bạn “say” nơi đây chẳng muốn về.

Bánh chưng đen Mường Lò

Mường Lò – mảnh đất của “gạo trắng, nước trong”,
nơi có những cô gái Thái duyên dáng trong chiếc áo cỏm, khăn piêu không chỉ
mang trong mình những nét văn hóa truyền thống độc đáo riêng có mà nét sinh
hoạt ẩm thực của đồng bào cũng vô cùng tinh tế, đậm đà hương sắc núi rừng.

Mắc khén

Mắc khén là một trong những loại gia vị độc
đáo mà núi rừng Tây Bắc nói chung, Yên Bái nói riêng. Mắc khén đứng
đầu trong các loại gia vị của đồng bào dân tộc miền núi. Cây mắc khén là loại
cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu và hương thơm, trở thành huyền thoại và làm
nên loại gia vị đậm đà không thể thiếu trong bữa ăn đồng bào miền Tây Bắc.