Cảm nhận 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Tiểu đội xe không kính chọn lọc hay nhất

Hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế hiên ngang của nhữnh người lái xe được tái hiện như thế nào trong khổ một và khổ hai của “Bài thơ tiểu đội xe không kính” . Kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê nhé!

Mục lục bài viết

1. Mẫu 01 

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là bài thơ viết về những người lính lái xe trên đường Trường Sơn trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước ác liệt. Nhà thơ đã khéo léo chọn hình ảnh những chiếc xe không có kính làm hình tượng trung tâm của bài thơ, ùng nó như một hoán fuj để chỉ những người lính làm nhiệm vụ giao thông vận tải trong chiến tranh,

Vậy, vì sao những chiếc xe làm nhiệm vụ này lại không có kính để chắn gió, chắn bui. Điều này được nhà thơ Phạm Tiến Duật giai thích rõ ở hai câu thơ đầu tiên của bài thơ

” Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

Ở đây thông qua cách giới thiệu, cách giải thích độc đáo, người đọc được biết lý do tại sao xe lại hông có kính ” Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi “. Một lý do rất đơn giản nhưng đằng sau câu thơ chúng ta vẫn ngầm hiểu rằng tác giả muốn nói một điều khác, đó là các không khí ác lệt của chiến trường, của chiến tranh. Đó là sự ác liệt của ” Bom giật, bom rung ” của súng đạn kẻ thù. Câu thơ là lời nói giản dị nhưng ẩn chưa biết bao sự xót xa trước hiện thực đầy phũ phàng của chiến trang chống đế quốc. Nó rất gần với văn xuôi, giọng điệu tinh nghịch, vui dùa pha chút nagng tàng biểu lộ thái độ bình thản, chấp nhận gian khó.

Hai câu thơ đầu, không chỉ là lời giải thích mà còn phản ánh hiện thực chiến tranh, Vì vậy hình ảnh ” chiếc xe không kính ” – hậu quả của chiến tranh ác liệt ấy trở thành hình tượng độc đáo trong thời kì chống Mỹ.

Chiếc xe không chỉ làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn gập gềnh, khói lửa trong tình trạng không kính, nên có lẽ các chiến sĩ vô vùng vất vả. Nhưng không:

” Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Tính từ ” ung dung ” và điệp từ ” nhìn ” thể hiện niềm sảng khoái bất tận, tư thế hiên nagng sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách của người chiến sĩ lái xe. Nếu như ở hai câu trên, còn đang là ” bom giật ” dữ dội, ác liệt thì câu thơ dưới là tư thế ” ung dung ” của người lính. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp đối lập ở đây để làm nổi bật tư thế hiên nangn, quả cảm trướcbom đạn của quân thù, ngược lại trong chiếc xe không có kính vì bom đạn, các anh vẫn ung dung, tự tại. Hình ảnh các anh trở nên đẹp đẽ, phi thưỡng như một bức tượng đài về người chiến sĩ cách mạng.

Hành động nhìn đất, nhìn trời mà còn là nhìn thẳng như một hành động đối mặt trực tiếp với gian khó của cuộc chiến, không hề nao núng. Các anh đã vô cùng bản lĩnh, đầy hiên ngang. Vị từ ” ung dung ” trong câu thơ được đặt trước cụm chủ vị, trước cả trạng ngữ chỉ nơi chốn ” buống lái ”  để làm rõ tư thế đững trên đầu kẻ thù của chiến sĩ lái xe. Tác giả đã sử dụng nhịp thơ hai – hai – bốn, hình ảnh, ngôn ngữ thơ chân thật, biểu hiện thái độ và tư tưởng của người lính: tin tưởng và quyết tâm vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ.

Qua đoạn thơ có thể thấy cách chọn chi tiết xe kính để lập tứ thơ của tác giả rất độc đáo vì nó nói lên sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh, nói về tinh thần vượt lên trên hiện thực khốc liệt của chiến tranh đấu tranh nhằm bộ lộ vẻ đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ lái xe.

Đến đoạn thơ thứ hai, nhà thơ tập trung lãm rõ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ:

” Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái”

Đoạn thơ đã diễn tả về tốc độ chiếc xe đang lai nhanh với cảm giác mạnh, đột ngột bởi chiếc xe không có kính chắn gió nhưng lại vô cùng lãnh mạn khiến cho người đọc hình dung được rõ ràng những ấn tượng, cảm giác như chính minh đang lái chiếc xe không kính đó. Điệp từ ” nhìn ” nhằm nhấn mạnh, khắc sâu vẻ đẹp tỏa ra từ cách nhìn của người lính lái xe anh dũng ấy. Anh nhìn ” con đường “, nhìn những thử thách, gian nan với môt thái độ bình tĩnh, tự tin đến lạ thưỡng.

Cách miêu tả, diễn đạt của nhà thơ Phạm Tiến Duật thật tài tình, độc đáo và vô cùng thật : Khi xe khống có kính, cảm giác về gió mạnh trực diện hơn; ” nhìn thấy ” gió mang theo bụi đường ” xoa mắt đắng ” và như thấy con đường như chạy thẳng vào tim : Người lính lái xe  vượt qua thử thách của chiến trường ác liệt là còn nhờ ở cả tâm tình, tình cảm của người lính hiểu rõ công việc của mình hơn ai hết, hiểu rõ công việc của mình là vì ai và cho ai.

Đường ra trận gian nan nguy hiểm nhưng tâm hồn của người lính vẫn đẹp, vẫn rất tinh tế với một tinh thần vô cùng lạc quan : một ánh sao, một cánh chim đêm hôm lạc đàn cùng làm anh xao xuyền. Câu thơ thật dễ thương, lãng mạn, ngộ nghĩnh, ngập tràn sự đáng yêu. Các hình ảnh ” gió, sao trời, cnahs chim ” và cách dùng các từ ” như sa, như ùa ” cho thấy sự hiểm ngu nơi chiến trường ác liệt đã biến thành sự thân mật, thú vị giữa con người vời thiên nhiên cây ở của núi rừng, biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn người lính lái xe.

Từ hiện thực chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy, từng giờ từng phút đối mặt với cáu chết nhưng qua con mắt nhìn của nhà thơ đã trở nên thật thú vị, lãng mạn. Với hai khổ thơ này người đọc như hình dung được vẻ đẹp trong tâm hồn của người lính cụ Hồ, người lính lái xe.

 

2. Mẫu 02

Là một trong những cây bút tiêu biểu của các thế hệ trẻ thời kì chống MĨ cứu nước, nahf thơ Phạm Tiến Duật đã đem đến cho người đọc sự vui tươi, hồn nhiên , sự tinh nghich dầy dí dỏm trong những câu thơ của mình . Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã làm nổi bật lên hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ngang tàng, ung ung và lạc quan yêu đời.

Với phong cách thơ cuat mình, Phạm Tiến Duật đã thể hiện cách nhìn người của mình ở hai câu thơ mở đầu không hề hoa lệ , bóng bẩy, không dùng hình ảnh của thiên nhiên đẹp đẽ để so sánh, không trau truốt mà vô cùng giản dị, rất thật, hình ảnh chiếc xe trong thơ rất trần trụi, bình dị, và đặc biệt không nguyên vẹn vì chiếc xe không có kính:

” Không có kính không phải xe không có kính 

Bom giật bom rung kính vớ đi rồi. “

Lí giải cho câu trên vì sao chiếc xe lại không nguyên vẹn không có kính bởi lẽ đã bị ” Bom giật, bom rung ” làm cho kính của chiếc xe bị vỡ. Thế nhưng chiếc xe không kính ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Chiếc xe đầy tự tin, không hề run sợ trước bom đạn khủng khiếp của giặc Mỹ. Khác với vẻ bên ngoài của chiếc xe thì bên trong chiếc xe lại mang vẻ dũng cảm, hiên ngang đầy sự ngang tàn. Xe vẫn băng băng ra tiền tuyến , băng qua những đoạn đường đầy nguy hiểm. Có khác đoa là hình tượng những người lính lái xe Trường Sơn. VÌ xe không có kính nên các anh được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên mây trời bên ngoài. Các hình ảnh của tư nhiên : gió, sao trời, cánh chim và cả bầu trời rộng lớn ” cũng sa, cũng ùa ” vào buồng lái, hòa chung nhịp thở của các anh.

” Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Ở đây không hề có sự ràng buộc hay rào cản nào có thể khiến cho các chiến sĩ lái xe ấy lùi chí hay nả bước, ngăn cản các anh tiếp xúc, hòa nhịp thờ của mình với trời đấy thiên nhiên của quê hương yêu dấu. Không chỉ có các anh mà thiên nhiên cũng muốn hoà đồng điệu với các khí thế ấy. Chính vì thế mà các anh nước đất, nhìn trời, nhin thẳng một cách thoải mái và tự tin đến như vậy. Những hành động này thể hiện sự đối mặt trực tiếp với mẹ thiên nhiên, đối diện với gian khó của cuộc chiến, các anh như làm chủ cuộc chiến mà không hề mảy may đến sự nguy hiểm , một lòng yêu nước, sẵn sàng cống hiến sức mình để bảo vệ tổ quốc. Vị từ ” ung dung ” trong câu thơ ” được chon để đặt lên đầu câu thơ, được đặt lên trước cả cụm chủ vị, trước cả trạng ngữ chỉ nơi chốn ” buồng lái ” để có thể làm rõ tư thế đứng trên đầu kẻ thù của các chiến sĩ lái xe. Cách sử dụng nhịp thơ hai – hai – bốn, hình ảnh, ngôn ngữ thơ chân thật, biểu hiện thái độ và tư tưởng của người lính : tin tưởng và quyết tâm vượt qua khó khăn gian khổ của cuộc chiến để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

ở đoạn thơ thứ hai, nhà thơ đã tập trung làm rõ vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ:

” Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường như chạy thẳng vào tim

Nhìn thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái”

Nhưng câu thơ thực, thực đến từng chi tiết sống động đầy chân thực làm ta như thấy nhà thơ đang tự cầm vô lăng mà lái chiếc xe không kính đó vậy. Đoạn thơ đã diễn tat về tốc độ của chiếc xe đang lao nhanh với cảm giác mạnh, đột ngột bởi xe không có kính chắn gó nhưng lại đậm chất lãng mạn. làm cho người đọc chúng ta được rõ ràng và trực diện. Anh chiến sĩ ấy không chỉ cảm thấy có gió và xoa mắt đắng mà còn nhìn thấy những cơn gió vô hình. Cơn gió dường như chẳng vô tình mà đã vào ” Xoa ” mắt đắng để làm dịu bớt đi sự đắng, khó chịu bởi những đôi mắt ấy đã thức trắng đêm dài để lái xe vận tải hàng hóa thức ăn lương thực cho chiến truyến. Động từ ” xoa ” ở đây vô cùng tinh tế và làm bật lên sự vất vả mà các anh phải trải qua nơi núi rừng hiểm trở.Cảm giác khó chị càng phát triển mạnh mẽ hơn khi các anh còn ” nhìn thấy  con đường chạy thẳng vào tim “. Sự liên tưởng thật đẹp và độc đáo khi chiếc xe đang lao tới , con đươbgf đã chạy ngược về phía người lái. Sự tin tưởng phù hơp với tâm lòng của ngưới lái xe đó là tấm lòng nhiệt tình, hăng say trong nhiệm vụ , trái tim dạt dào lòng yêu tổ quốc quê hương. Cụ thể là con đường thân thuộc, gần gũi, con đường chứa bao đạn bom của kẻ thù, máu lửa. Chiếc xe vẫn lao nhanh, tiến lên vì người lính hiểu rõ mục đích, lý tưởng công việc cao cả của mình là cống hiến, hoạt động vì ai? Để làm gì? Cuộc chiến đấu thật lắm hiểm nguy, thử thách nhưng tâm hồn người chiến sĩ vẫn luôn lãng mạn, bay bổng khi anh quan sát từ chiếc không kính để thấy được sao trời, cánh chim,… Điệp từ nhìn thấy diễn tả thái độ quan sát chủ động của người chiến sĩ đối với cảnh vật thì động từ thấy lại nhấn mạnh sự xuất hiện bất ngờ, mau lẹ đột ngột của cánh chim đêm. Cách nhìn thật tinh tế và lạc quan. Một ánh sao, một cánh chi cũng làm anh chú ý, xao xuyến. NHịp thơ trở nên nhanh gấp, sôi nổi thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu thiên nhiên và đặc biệt là niềm lạc quan của người chiến sĩ. Đó cũng là thái độ chung của người chiến sĩ giải phogs quân thời chống Mỹ.

 

3. Mẫu 03

* Những chiếc xe không có kính được miêu tả thực đến mức trần trụi:

” Không có kính không phải vì xe không có kính 

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

– Điệp từ ” không ” cộng với chất văn của nhà thơ tài hoa cùng lối nói khẩu ngữ khiến cho câu thơ mở đầu như một lời giải thích, thanh minh của người lính lái xe về những chiếc xe không có kính.

– Các từ phủ định : không có… không phải…khống có đi liền với các điệp ngữ và động từ mạnh ” bom giật bom rung không chỉ mang ý nghĩa khẳng định mà còn khiến cho âm điệu của câu thơ trở nên hùng tráng, làm cho sự xuất hiện của những chiếc xe trở nên ngang tàng.

→ Tạo ấn tượng cho người đọc một cách cụ thể và sâu sắc về hiện thực chiến tranh khốc liệt, dữ dội về cuộc chiến đấu gian khổ mà người lính phải trải qua.

* Hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn vơi tư thế ung dung hiên ngang, sẵn sàng ra trân:

– Thủ pháp đảo ngữ đưa từ ung dung lên đầu gợi sự bình thản. điềm tĩnh đến lạ của người lính

– ” Nhìn thẳng ” là cái nhìn đầy tự tin, trnag nghiêm, bất khuất không thẹn với đất trời , nhìn thẳng vào mọi gian khổ, hi sinh không run sợ, né tránh.

– Điệp từ ” nhìn ” được nhắc lại ba lần cộng với nhịp thơ hai – hai – hai, giọng thơ mạnh mẽ đã thể hiện cái nhìn khoáng đạt, bao la giữa chiến trường của người lính.

– Thủ pháp liệt kê: ” nhìn đất” , ” nhìn trời ” , nhìn thẳng ” đã cho thấy tư thế vững vãng, bình thản, dãng cảm của người lính lái xe.

* Tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe ra trận được khắc học thêm đậm nét trong sự tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên:

– Điệp từ, điệp ngữ: ” nhìn thấy…nhìn thấy…thấy ” đã gợi tả được những đoàn xe không kính nối đuôi nhau hành quân ra chiến trường.

– Hình ảnh nhân hóa chuyển đổi cảm giác ” vào xoa mắt đắng ” thể hiện tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn của người lính lái xe.

– Hình ảnh ” con đường như chạy thẳng vào tim ” vừa diễn tả chân thực tốc độ rất nhanh của chiếc xe vừa thể hiện tâm hồn lãng mạn của người lính khi suy nghĩ về con đường cách mạng, con đường Trường Sơn. Đồng thời cho thấy tinh thần khẩn trương của các anh đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

– Đặc biệt hình ảnh so sánh ” như sa, như ùa vào buồng lái ” đã diễn tả tốc độ phi thường  của tiểu đội xe không kính ra trận. Cả một bầu trời đêm như ùa vào buồng lái.

Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê về nội dung phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ tiểu đội xe không kính. Hy vọng bài viết hữu ích đối với quý bạn đọc. Trân trọng cảm ơn!