Căn Cô Đệ Nhất Thượng Thiên, sự tích đền thờ và bản văn

Cô Đệ Nhất Thượng Thiên là ai?

Cô Đệ Nhất Thượng Thiên hay còn được gọi là Cô Đệ Nhất, là người đứng đầu trong Tứ Phủ Thánh Cô xếp sau hàng Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu Bà, và Tứ Phủ Quan Hoàng nhưng xếp trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Cô là con gái của Vua cha Bát Hải Động Đình, vốn là công chúa nơi Thoải cung sau đó được phong lên làm Thiên Cung Công Chúa trên trời hầu cạnh Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên Liễu Hạnh.

Sự tích Cô Đệ Nhất Thượng Thiên

Cô Đệ Nhất tuân mệnh Vua cha giáng trần vào thời Hùng Vương giữ nước. Cô đóng góp công lao vào việc thống nhất các bộ tộc dưới thời Văn Lang. Tới thời các vua nhà Trần, Cô được biết tới trong việc phù Đức Thánh tiêu diệt giặc xâm lược phương Bắc.

Vào thời nhà Lê Sơ lúc Lê Thái Tổ dựng cờ khởi nghĩa tại vùng Lam Sơn, Cô lại giáng trần một lần nữa cùng giúp vua Lê tiêu diệt giặc Minh.

Cô ngự giá tại cung tòa, hầu kế bên Mẫu nên khi đi lễ các đền phủ, người đi lễ thường có những lời tấu để nhờ Cô thay lạy trước cửa Vua Mẫu đình thần Tứ Phủ

Đền thờ Cô Đệ Nhất

Cô đệ nhất là người đứng đầu Tứ Phủ Thánh Cô nên hầu hết tất cả các đền thờ Mẫu đều có đặt tượng thờ Cô và thường được đặt kế bên nơi thờ Mẫu.

Có nhiều thông tin cho rằng, đền chờ chính của Cô Đệ Nhất là đền Dùm ở Tuyên Quang. Nhưng thực tế nơi đây là nơi thờ Cô Đệ Nhất theo hầu Mẫu Thượng Ngàn chứ không phải thờ Cô Đệ Nhất Thượng Thiên.

Một nơi khác được nhiều người công nhận nhất đó là đền thờ Cô Đệ Nhất Thượng Thiên tại huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Đền nằm cách đền thờ Ông Hoàng Mười khoảng 50km.

Đi lễ Cô Đệ Nhất Thượng Thiên ngày nào?

Ngày tốt nhất trong năm nên đi lễ Cô Đệ Nhất là ngày 3 tháng 3 âm lịch. Đây chính là ngày tiệc của Thánh Mẫu Liễu Hạnh nên việc cả hai cùng hiển linh đó là điều hiển nhiên. Mọi lời thỉnh cầu của người đi lễ sẽ được Cô chứng giám và nhanh chóng linh ứng.

Ngoài ra cũng có thể chọn những ngày rằm, ngày mồng một hoặc đầu năm để đi lễ Cô Đệ Nhất.

Đi lễ Cô Đệ Nhất cầu gì?

Khi đi lễ Cô Đệ Nhất nên chú ý không cầu những điều cao sang, huyễn ảo. Việc đầu tiên nên nhấn mạnh đó là cầu sự bình an và mong cho sức khỏe dồi dào. Mong cô phù hộ cho công việc làm ăn buôn bán thuận lợi, việc học hành thăng tiến, đỗ đạt trên con đường công danh…

Lễ vật dâng lên Cô Đệ Nhất gồm những gì?

Mâm lễ vật dâng lên Cô Đệ Nhất không yêu cầu cầu kỳ xa hoa, thay vào đó chỉ cần những thứ cơ bản như sau:

  • Một lọ hoa tươi, một đĩa quả ngọt.
  • Một con gà luộc, một đĩa xôi, một cút rượu trắng
  • Trầu cau, vàng mã.
  • Sớ dâng, văn khấn.
  • Đặc biệt không nên thiếu Oản lễ làm lễ vật khi đi lễ Cô. Sử dụng Oản lễ màu đỏ tượng trưng khi cô ngự trên đồng sẽ thể hiện được lòng thành kính nhất.

Xem thêm các loại Oản lễ dâng lên Cô Đệ Nhất Thượng Thiên: TẠI ĐÂY

Một mẫu Oản lễ phù hợp dâng Cô Đệ Nhất Thượng Thiên được cung cấp bởi Oản Tài Lộc

Căn Cô Đệ Nhất Thượng Thiên

Cô Đệ Nhất Thượng Thiên rất hiếm khi ra ngự đồng, phàm phải những người có sát căn Cô mới hay hầu Cô hoặc các dịp khai đàn mở phủ Cô Nhất về chứng đồng tân lính mới. Khi ngự về Cô Nhất mặc trang phục màu đỏ (áo làm bằng gấm hoặc áo lụa thêu hình phượng), trên đầu mang khăn đóng, quấn khăn và vỉ lét đỏ làm lễ khai cuông rồi múa quạt.

Bản văn Cô Đệ Nhất

bản văn cô đệ nhất thượng thiênbản văn cô đệ nhất thượng thiên 2

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Oantailoc.com chuyên cung cấp sỉ lẻ các loại Oản Tài Lộc, Oản Thờ, Oản Dâng Lễ, Oản Tết… đẹp theo nhu cầu của quý khách tại Hà Nội và các tỉnh lân cận giá cả hợp lý.

  • ✅Địa chỉ tại Hà Nội: 238 Đ. Đê La Thành, Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội 100000
  • ✅Số điện thoại/Zalo đặt hàng và tư vấn: 0866.542.340
  • ✅Website: https://oantailoc.com/
  • ✅Email: [email protected]

chuyên cung cấp sỉ lẻ các loại Oản Tài Lộc, Oản Thờ, Oản Dâng Lễ, Oản Tết… đẹp theo nhu cầu của quý khách tại Hà Nội và các tỉnh lân cận giá cả hợp lý.