Cập nhật cổ phiếu GEX (Gelex): tin đồn với GEX là vu khống, lũng đoạn thị trường

gex-1618109051.jpeg

Tập đoàn Gelex (Mã: GEX)

 

Cụ thể, Gelex cho biết trên mạng xã hội thời gian qua có lan truyền nhiều tin đồn thất thiệt liên quan đến tập đoàn. Những thông tin không chính xác, gây hiểu nhầm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp, tâm lý nhà đầu tư, khách hàng cũng như xâm phạm quyền lợi của các cổ đông.

Doanh nghiệp này nhấn mạnh luôn coi trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Và với tư cách là một công ty đại chúng quy mô lớn, Gelex cam đoan thực hiện công bố kịp thời và đầy đủ mọi thông tin chính thống theo quy định.

Do vậy, việc đưa thông tin không đúng sự thật về Gelex được coi là hành vi có dấu hiệu của tội vu khống, thao túng thị trường, gây lũng đoạn, mất an ninh an toàn thị trường.

“Chúng tôi kịch liệt phản đối những hành vi này. Nguồn gốc, mục đích của các tin đồn thất thiệt này cần phải được điều tra làm rõ nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Tập đoàn Gelex nói chung và các cổ đông, các nhà đầu tư nói riêng”, Gelex tuyên bố.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng mong muốn và đề nghị các nhà đầu tư thận trọng trước những tin đồn thất thiệt và có những đánh giá đầy đủ, khách quan, chính xác về hoạt động doanh nghiệp. Các thông tin chính thống sẽ được cung cấp đầy đủ tại website chính thức của tập đoàn.

Tập đoàn Gelex được thành lập năm 1990, hiện được biết đến là một trong những tập đoàn lớn hoạt động trong hai lĩnh vực cốt lõi là sản xuất công nghiệp (chủ yếu thiết bị điện) và hạ tầng, với các thương hiệu như dây cáp điện CADIVI, máy biến áp THIBIDI, thiết bị đo điện EMIC, động cơ HEM, Vigracela, Nước sạch Sông Đà…

Cập nhật ngày 23/11/2022: Tiếp tục chi hàng trăm tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

CTCP Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX) vừa công bố quyết định của Tổng giám đốc về việc mua lại trước hạn 500 tỷ đồng trái phiếu thuộc 2 lô trái phiếu phát hành năm 2020, 2021.

Cụ thể, Gelex sẽ mua lại 77,7 tỷ đồng trái phiếu còn lại của mã trái phiếu TP.GEX.2020.01. Đây là lô trái phiếu có tổng mệnh giá 300 tỷ đồng, đáo hạn ngày 13/5/2023, lãi suất cố định 9,5%/năm. Thời gian tổ chức mua lại dự kiến bắt đầu từ 9/12/2022 cho đến khi hết dư nợ trái phiếu.

Gelex cũng công bố mua lại 200 tỷ đồng trong tổng số 1.000 tỷ đồng mã trái phiếu GEXH2124002. Lô trái phiếu này đáo hạn ngày 23/12/2024, lãi suất cố định 8,5%/năm. Thời gian dự kiến mua lại là 23/12/2022.

Từ tháng 5/2022 đến nay, Tập đoàn Gelex liên tục mua lại trái phiếu trước hạn. Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, công ty đã trả hơn 4.800 tỷ đồng nợ vay trái phiếu. Tính đến cuối kỳ, dư nợ trái phiếu của Tập đoàn còn 2.454 tỷ đồng, giảm 58% so với con số đầu năm.

Cập nhật ngày 30/5/2022: quyết định mua 3 lô trái phiếu trị giá 1.200 tỷ đồng trước hạn

Trong bối cảnh trái phiếu đang bị soi kỹ và là nỗi lo sợ của nhiều doanh nghiệp, Hội đồng quản trị Tập đoàn Gelex (Mã: GEX) vừa có quyết định về việc mua lại ba lô trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị theo mệnh giá 1.200 tỷ đồng. Đây đều là các trái phiếu có kỳ hạn 3 năm.

Lô trái phiếu 500 tỷ đồng (đáo hạn vào 31/12/2024) sẽ được mua lại trong ngày 8/6. Các lô 300 tỷ đồng (đáo hạn vào 13/5/2023) và lô 400 tỷ đồng (đáo hạn vào 15/4/2023) sẽ được doanh nghiệp tổ chức mua lại trong ngày 17/6.

Gelex cho biết nguồn tiền để mua lại là từ dòng tiền hoạt động kinh doanh và đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp. Đơn vị tham gia hỗ trợ mua lại có Chứng khoán VIX và ngân hàng TPBank.

Trước đó vào 19/5, Gelex cũng hoàn tất mua trước hạn 300 tỷ đồng một lô trái phiếu đáo hạn ngày 19/5/2024.

Trái phiếu trên có kỳ hạn 3 năm và lãi suất cố định 8,5%/năm. Gói này được bảo đảm bằng 18 triệu cổ phiếu GEX và hơn 21 triệu cổ phiếu PXL. Tổng giá trị tài sản bảo đảm được xác định khi phát hành là 460 tỷ đồng, tài sản được định giá lại định kỳ 3 tháng một lần.

Gelex hiện là một trong các đơn vị tích cực huy động vốn bằng trái phiếu trong các năm vừa qua. Tập đoàn đang vay nợ tài chính gần 23.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm gần 7.000 tỷ đồng tại cuối tháng 3.

Hành động tất toán sớm trái phiếu của Gelex nằm trong xu hướng chung của khối doanh nghiệp sau khi thị trường bị thắt chặt và ảnh hưởng lớn từ vụ việc hủy bỏ các lô trái phiếu Tân Hoàng Minh.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng khối lượng mua lại trước hạn chỉ tính riêng tháng 4 tăng đột biến 11.900 tỷ đồng, cao xấp xỉ với khối lượng mua lại trong cả 3 tháng đầu năm là 12.800 tỷ đồng.

Trong cuộc họp cổ đồng 12/5, CEO Gelex Nguyễn Văn Tuấn khẳng định doanh nghiệp luôn làm đúng quy trình. Đối tác phát hành của Gelex là các định chế tài chính lớn như Maritimebank, Techcombank, Shinhan… nên tuân thủ đầy đủ quy định về phát hành trái phiếu.

Lãnh đạo Gelex cũng nói thêm các hệ số nợ của tập đoàn vẫn đang ở ngưỡng an toàn và đang dịch chuyển theo xu hướng tích cực. Hệ số nợ thuần/EBITDA chỉ 1,8 lần so với mức chuẩn đến 3,5 lần. Hệ số tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn khoảng 1,3 lần, tổng nợ/vốn chủ sở hữu khoảng 1 lần.

Cập nhật ngày 22/4/2022: sếp Tuấn ‘mượt’ đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu GEX 

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Gelex (Mã: GEX) vừa thông báo đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu GEX trong thời gian từ 25/4 đến 25/5.

Hiện ông Tuấn là cổ đông cá nhân lớn nhất tại tập đoàn khi sở hữu 92,2 triệu cổ phiếu GEX (tương đương 22,58% vốn). Do vậy, nếu hoàn tất giao dịch trên, tổng sở hữu sẽ được nâng lên thành 202,2 triệu đơn vị (tương đương tỷ lệ 23,75%).

Ngoài ra còn có Công ty TNHH Đầu tư GEX (công ty riêng của ông Tuấn) cũng nắm giữ 13,3% cổ phần. Bà Đào Thị Lơ (mẹ ông Tuấn) có 3,07% cổ phần.

Giao dịch của CEO Gelex diễn ra giữa lúc cổ phiếu GEX liên tục lao dốc vì những tin đồn xoay quanh doanh nghiệp và lãnh đạo. Chốt phiên hôm qua 20/4, cổ phiếu này có giá 27.700 đồng/cổ phiếu, giảm 45% tính từ giữa tháng 1.

Tạm tính với thị giá trên, số tiền ông Tuấn phải chi ra trong đợt này là khoảng 277 tỷ đồng. Tổng giá trị chứng khoán trên sàn vào khoảng 8.700 tỷ đồng (chỉ bao gồm GEX và VIX).

Trước những diễn biến tiêu cực, hôm 12/4, Gelex đã lên tiếng khẳng định mọi hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Công ty cho biết “phản đối kịch liệt” những hành vi đưa tin không đúng sự thật, chưa được kiểm chứng gây mất an ninh, an toàn thị trường.

gex-tuanmuot-1650590039.png

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Gelex (Mã: GEX)

Tập đoàn này cũng cơ bản hoàn thành tài liệu để họp cổ đông vào đầu tháng tới. HĐQT dự kiến trình mục tiêu đặt doanh thu hợp nhất 36.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.618 tỷ, đều tăng khoảng 26% so với năm ngoái.

Gelex đến nay cơ bản hình thành một hệ sinh thái khá rộng lớn từ các công ty thiết bị điện như Cadivi, Thibidi đến các doanh nghiệp khu công nghiệp lớn như Viglacera, KCN Long Sơn, công ty chứng khoán VIX, công ty xây lắp năng lượng SCI, nhà máy nước sạch Sông Đà…

Tập đoàn này vừa đưa công ty con Gelex Electrics lên sàn và dự kiến tiếp tục IPO để đăng ký giao dịch cổ phần Gelex Hạ tầng trên sàn chứng khoán.

Cập nhật ngày 5/4: sếp Tuấn ‘mượt’ đặt kế hoạch đầy tham vọng cho năm 2022

Ngày 5/4, Tổng giám đốc Tập đoàn GELEX Nguyễn Văn Tuấn vừa ký báo cáo trình Đại hội cổ đông kết quả kinh doanh năm 2021 và kế hoạch kinh doanh năm 2022.

Cụ thể, nhờ hợp nhất Tổng công ty Viglacera – CTCP (Viglacera), năm 2021 mặc dù nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng bởi Covid song GEX hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh với doanh thu thuần hợp nhất đạt 28.578 tỷ đồng, tăng 59,2% so với năm 2020, LNTT hợp nhất đạt 2.057 tỷ đồng, vượt kế hoạch 60% và tăng trưởng gần 72% so với năm 2020.

Gelex tái cơ cấu tập đoàn chia làm 2 mảng: Sản xuất công nghiệp (CTCP Thiết bị điện Gelex – Gelex Electric) và Lĩnh vực hạ tầng (CTCP Hạ tầng Gelex).

Với mảng sản xuất công ngiệp, Gelex Electric hiện quản lý vốn tại các đơn vị thành viên về 2 mảng: công nghiệp thiết bị điện và nguồn phát điện.

Mảng thiết bị điện ghi nhận doanh thu 18.539 tỷ đồng, tăng 15% so với 2020. Biên lợi nhuận của mảng này giảm nhẹ so với 2020 do giá nguyên vật liệu, đặc biệt là kim loại màu (đồng, nhôm..) tăng mạnh, chính sách phong toả, giãn cách xã hội kéo dài làm giảm cầu thị trường và tăng chi phí phòng chống dịch.

Mảng nguồn phát điện ghi nhận tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, đóng góp 608 tỷ đồng doanh thu, tăng 67% so với năm 2020.

Trong lĩnh vực hạ tầng, quý II.2021 Gelex đã chi phối Tổng công ty Viglacera, qua đó nâng tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực hạ tầng vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của tập đoàn.

 

Cụ thể, mảng bán và cho thuê BĐS, hạ tầng khu công nghiệp đóng góp 2.937 tỷ đồng, mảng vật liệu xây dựng đóng góp 5.806 tỷ đồng vào doanh thu thuần hợp nhất của Tập đoàn.

Về bất động sản, Gelex đã khởi công và thi công theo tiến độ dự án “Tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê” tại số 10 Trần Nguyên Hãn và 27-29 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Năm 2021, CTCP Viglacera Tiên Sơn (Công ty con của VGC) đã mua lại nhà máy Bạch Mã, đầu tư bổ sung cho dự án nhà máy Viglacera Eurotile (nhà máy Mỹ Đức 2)

Mảng nước sạch đóng góp 525 tỷ đồng vào doanh thu hợp nhất của tập đoàn, giảm nhẹ so với 2020.

Với mảng năng lượng, năm 2021 Gelex đã hoàn thành đầu tư cụm 5 dự án điện gió tại huyện Hương Hoá, tỉnh Quảng Trị (tổng công suất lắp đặt 150mW) trước 31/10/2021, đủ điều kiện để được hưởng giá điện ưu đãi của Chính phủ

Năm 2022, Gelex đạt mục tiêu 36.000 tỷ đồng doanh thu và 2.618 tỷ đồng LNTT hợp nhất, tăng lần lượt 26% và 27,2% so với thực hiện 2021.

Tập đoàn đề nghị không chia cổ tức năm 2021, đặt mục tiêu chi cổ tức năm 2022 tỷ lệ 15%/năm

Tập đoàn tiếp tục theo đuổi chiến lược tăng trưởng các mảng kinh doanh cốt lõi thông qua hoạt động M&A (qua Gelex mẹ và các đơn vị thành viên).

Tiến hành niêm yết hoặc đăng ký giao dịch với cổ phần tại Gelex Hạ tầng và tăng vốn, đăng ký niêm yết với cổ phần Gelex Electric khi cần thiết trên cơ sở Tập đoàn mẹ vẫn nắm tỷ lệ chi phối (Gelex Electric đã giao dịch trên Upcom vào 8/3/2022).

Với lĩnh vực hạ tầng, năm 2022 Gelex sẽ phát triển có chọn lọc và giải ngân đầu tư theo từng giai đoạn để phát triển dự án trong danh mục các dự án chuẩn bị đầu tư như: Cụm Điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải (800MW), Điện gió Gia Lai (100MW), Điện gió ĐakLak (200MW), Điện mặt trời trang trại Bình Phước 1,2 (480MW), LNG Long Sơn và các dự án khác.

Năm 2022, Gelex dự kiến tìm kiếm các cơ hội M&A các dự án năng lượng tái tạo, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án năng lượng sạch như thuỷ điện, điện sinh khối…

Với mảng sản xuất và cung cấp nước sạch: Tiếp tục triển khai đầu tư các hạng mục còn lại giai đoạn 2, nâng công suất Nhà máy nước sạch Sông Đà lên 600.000 m3/ngày đêm, mục tiêu hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng vào quý 4/2024.

Với mảng BĐS khu công nghiệp: Tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật/dịch vụ tại các KCN đang triển khai, chuẩn bị đầu tư gần 1900 ha các khu công nghiệp mới. Khảo sát, nghiên cứu một số địa điểm để phát triển khoảng 4.300 ha khu công nghiệp/Tổ hợp KCN, dịch vụ, đô thị mới tại các địa phương có vị trị có lợi thế về hạ tầng, thu hút đầu tư và khả năng kinh doanh.

Cập nhật ngày 29/5/2021: năm 2021 lợi nhuận dự kiến đạt 1.285 tỷ, tăng 8%

Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam (GEX) đã công bố tài liệu ĐHCĐ bao gồm kế hoạch năm 2021 với doanh thu 28.500 tỷ đồng (+59% YoY) và LNTT đạt 1.285 tỷ đồng (+8% YoY). Dự báo LNTT được ước tính dựa trên dự phóng GEX hợp nhất với VGC từ quý 2/2021.

Dự báo LNST năm 2021 của GEX là 1,1 nghìn tỷ đồng. Nếu tính cả lãi đánh giá lại ước tính bất thường và khoản khấu hao lợi thế thương mại từ việc hợp nhất với VGC, ước tính LNST có thể đạt 2,1 nghìn tỷ đồng.

GEX đã đề xuất mức cổ tức năm 2020 là bằng cổ phiếu là 9% (dựa trên số cổ phiếu sau khi tăng vốn) cũng như cổ tức năm 2021 là 10% (tuy nhiên, công ty không cho biết đây là tiền mặt hay cổ phiếu).

Năm 2021, GEX dự kiến sẽ thực hiện thành công kế hoạch tăng vốn cổ phần, phát hành 293 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và tăng vốn cổ phần từ 4,9 nghìn tỷ đồng lên 7,8 nghìn tỷ đồng. Giá chào bán là 12.000 đồng/CP (thấp hơn khoảng 18% so với giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu là 14.710 đồng tính đến ngày 31/03/2021).

Phương thức phát hành sẽ thông qua phát hành quyền mua với tỷ lệ 10: 6 (cứ 10 cổ phiếu hiện hữu thì có 6 cổ phiếu mới).

Dựa trên giả định của GEX rằng giá cổ phiếu là 22.000 đồng/CP vào ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cổ phiếu điều chỉnh (giao dịch không hưởng quyền lý thuyết) sẽ là 18.250 đồng/CP.

Kế hoạch M&A: GEX có kế hoạch mua thêm cổ phần tại CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (UPCoM: PXL – giá trị vốn hóa: 800 tỷ đồng) – một công ty cho thuê khu công nghiệp – để nắm quyền chi phối từ tỷ lệ sở hữu hiện tại là 25%.

Ngoài ra, GEX muốn tiến hành IPO cho các công ty con của PXL dựa trên giả định rằng GEX vẫn sở hữu cổ phần chi phối.

Công ty Chứng khoán Bản Việt hiện đang đưa ra đánh giá KHẢ QUAN dành cho GEX với giá mục tiêu 30.000/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự kiến là 11,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 0,0%.

Xổ số miền Bắc