[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu BSR (Lọc hóa dầu Bình Sơn)

Tác giả: chuyên viên phân tích – Ngô Tùng Ngọc

Cập nhật và đánh giá BCTC quý 4/2022 cổ phiếu BSR

Về mặt kết quả kinh doanh

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của BSR

Theo báo cáo KQKD từ BSR, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 4 và lũy kế cả năm 2022 có những điểm đáng chú ý như sau:

  • So với quý 4/2021, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh chính của BSR tăng trưởng 17,2%, tuy nhiên, tốc độ tăng này đã chậm lại khá nhiều so với ba quý đầu năm. Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty quý này đã tăng mạnh 171% so với cùng kỳ nhờ đóng góp từ lãi tiền gửi ngân hàng.
  • Các chi phí hoạt động trong quý 4 của BSR như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính đồng loạt tăng khá mạnh từ 30% đến 45% so với cùng kỳ. Vì vậy, sau khi khấu trừ tất cả các khoản chi phí, BSR ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 4/2022 giảm mạnh 44,3% so với quý 4/2021.
  • Tuy nhiên, nhờ các kết quả tích cực đã đạt được trong ba quý đầu năm nên doanh thu và lợi nhuận lũy kế cả năm 2022 của BSR vẫn có được sự tăng trưởng cao. Cụ thể, doanh thu thuần năm 2022 đạt 167.123 tỷ đồng, tăng 65,3% và lợi nhuận sau thuế đạt 14.394 tỷ đồng, tăng 115,4% so với năm 2021. Khi so sánh với kế hoạch kinh doanh năm 2022 thì Công ty đã hoàn thành vượt mức 82% doanh thu và gấp 11 lần về mặt lợi nhuận.

Tình hình tài chính

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của BSR

Về mặt tài sản:

  • Tại thời điểm 31/12/2022, quy mô tổng tài sản của BSR tăng khá mạnh với 16,5% so với đầu năm. Tổng tài sản tăng hoàn toàn do công ty gia tăng các loại tài sản lưu động, với mức tăng mạnh đến từ khoản mục tiền và tương đương tiền (+39,8%), hàng tồn kho (+57,8%) và phải thu ngắn hạn (+20%)
  • Xét về cơ cấu, các loại tài sản ngắn hạn đang chiếm phần lớn trong giá trị tổng tài sản của BSR với 74,3%. Trong đó, đáng chú ý là tiền và các khoản tương đương tiền đang là loại tài sản có giá trị và tỷ trọng lớn nhất với số dư 22.853 tỷ đồng, chiếm đến 29,4% tổng tài sản. Tài sản cố định vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của Công ty với hơn 23% nhưng đã giảm đáng kể về giá trị (-10%) trong năm 2022.

Về mặt nguồn vốn:

  • Tổng nợ phải trả cuối năm 2022 đã giảm nhẹ với 8% so với đầu năm, đồng thời tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cũng giảm về còn 34,6%. Nợ phải trả của BSR phần lớn là các khoản ngắn hạn, trong đó phải trả người bán ngắn hạn và vay ngân hàng ngắn hạn là hai khoản chiếm phần lớn. Các khoản nợ dài hạn của BSR chỉ có tỷ trọng nhỏ và  đã giảm mạnh do trong năm Công ty đã tất toán hết khoản vay ngân hàng dài hạn trị giá 943 tỷ đồng.
  • Các chỉ số về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của BSR cũng đang ở mức tốt với tỷ số thanh toán hiện hành là 2,26 lần và tỷ số thanh toán nhanh là 1,62 lần.

Tình hình dòng tiền

Trong cả năm 2022, tình hình lưu chuyển tiền tệ của BSR có những điểm đáng chú ý sau:

  • Tổng lưu chuyển tiền thuần ở mức dương 6.520 tỷ đồng giúp cho cho lượng tiền và tương đương tiền tại thời điểm 31/12/2022 tăng mạnh gần 40% so với hồi đầu năm.
  • Cơ cấu dòng tiền của BSR tiếp tục ổn định và bền vững khi hoạt động kinh doanh chính vẫn tạo được dòng tiền tốt với số thu ròng về 6.066 tỷ đồng trong năm 2022. Tuy con số trên có giảm so với năm 2021 nhưng nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã đầu tư và gia tăng thêm số dư hàng tồn kho. Dòng tiền khá dồi dào từ hoạt động kinh doanh chính là cơ sở để Công ty đẩy mạnh hoàn trả các khoản nợ vay ngân hàng và trả cổ tức cho cổ đông với mức chi ròng 2.337 tỷ đồng của hoạt động tài chính.

Nhận xét

Trong quý 4/2022, kết quả kinh doanh của BSR đã có phần chững lại. Cụ thể, doanh thu bán hàng vẫn tăng 17,2% so với cùng kỳ nhưng tốc độ nay này đã giảm nhiều so với mức bình quân trên 80% của 3 quý đầu năm. Cộng với việc các loại chi phí kinh doanh đồng loạt tăng mạnh đã khiến cho lợi nhuận sau thuế quý 4 của BSR giảm hơn 44% so với quý 4/2021.

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng cả năm 2022 thì BSR đã có một năm kinh doanh tích cực. Diễn biến thuận lợi của thị trường xăng, dầu trong hai quý đầu năm đã giúp cho doanh thu doanh thu thuần năm 2022 của Công ty tăng 65% so với năm 2021. Cùng với biên lợi nhuận được mở rộng khi chênh lệch giá sản phẩm đầu ra và giá dầu thô đầu vào được kéo giảm đã giúp cho BSR có lãi lớn trong năm 2022, tăng 115% so với lợi nhuận của năm trước.

Tình hình tài chính thì BSR cũng đang duy trì ổn định và bền vững. Cụ thể, Công ty có cơ cấu vốn khá an toàn với tỷ lệ vay nợ thấp, và không có khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Tính thanh khoản cũng được đảm bảo khi công ty đang nắm giữ lượng tiền mặt khá lớn (chiếm hơn 29% tổng tài sản), các hệ số thanh toán ngắn hạn ở mức khá cao và được cải thiện mạnh so với đầu năm. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh hiệu quả cộng với việc quản lý, luân chuyển dòng tiền tốt đang tạo ra dòng tiền khá dồi dào cho BSR, là cơ sở tài chính vững chắc để công ty thanh toán các khoản vay, nợ và đầu tư mở rộng kinh doanh.

Cập nhật BCTC cổ phiếu BSR Q3/2022

Kết quả kinh doanh

Theo báo cáo tài chính quý 3 của BSR, kết quả kinh doanh có những điểm đang chú ý như sau:

kết quả kinh doanh bsr quý 3.2022kết quả kinh doanh bsr quý 3.2022

  • Về doanh thu, quý 3/2022 BSR ghi nhận 39,567 tỷ đồng doanh thu, tăng gấp 1.24 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên giá vốn hàng bán của công ty trong quý 3 cũng tăng mạng gấp 1.28 lần so với cùng kỳ. Điều này khiến lợi nhuận gộp của công ty chỉ tăng 1.63% so với cùng kỳ.
  • Về các chi phí vận hành doanh nghiệp, quý 3/2022 chi phí tài chính của BSR cũng tăng 61% so với quý 3/2021. Các chi phí bán hàng và chi phí hoạt động doanh nghiệp cũng tăng lần lượt 12.5% và 3.24% so với cùng kỳ. Điều này khiến lợi nhuận trước thuế của BSR chỉ tăng 2.9%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của BSR ghi nhận giảm 3.32%.
  • Lũy kế 9 tháng năm 2022, doanh thu và lợi nhuận gộp của BSR đều tăng tốt. Doanh thu công ty tăng 90%, trong khi đó lợi nhuận gộp cũng tăng 206.53% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của công ty tính đến quý 3/2022 cũng đã tăng 215.77% so với cùng kỳ, đạt 12,677 tỷ đồng.

Tình hình tài chính

tình hình tài chính quý 3.2022 bsrtình hình tài chính quý 3.2022 bsr

Về tài sản:

  • Tính đến quý 3 năm 2022, BSR đang gia tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty. Theo đó tài sản ngắn hạn của công ty tăng 37.81%. Trong đó tài khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh 150.95% so với cùng kỳ. Tài khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 121.86% so với cùng kỳ. Trái với tài sản ngắn hạn, danh mục tài sản dài hạn của BSR lại ghi nhận giảm 12.87%.
  • Về cơ cấu tài sản, tổng tài sản của BSR chủ yếu nằm ở các khoản mục tài sản ngắn hạn, chiếm đến 72.3% tổng tài sản. Trong đó, phần lớn tài sản ngắn hạn của công ty được đặt dưới dạng tiền mặt và các khoản tương đương tiền, chiếm 25.78% tổng tài sản. Về tài sản dài hạn, khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu là tài sản cố định của BSR, chiếm 24.94% tổng giá trị tài sản cả công ty.

Về nguồn vốn:

  • Đối với nghĩa vụ nợ, tỷ trọng nơ phải trả  trên tổng tài sản của BSR chỉ đạt 33.43%. Trong đó, khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ của BSR là các khoản phải trả người bán ngắn hạn, chiếm 12.73% tổng tài sản. Về tăng trưởng, nghĩa vụ nợ của BSR chỉ ghi nhận tăng 11.37% ở khoản mục phải trả người bán. Trong khi đó, nợ vay tài chính ngắn hạn của BSR giảm 63.59% và nợ dài hạn giảm hoàn toàn 100% so với cùng kỳ.
  • Đối với vốn chủ sở hữu, BSR ghi nhận sự tăng trưởng 40.98% so với quý 3/2021. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ mức tăng cao về khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Tính đến quý 3/2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của BSR tăng 2.18 lần so với cùng kỳ. trong khi đó, phần vốn góp chủ sở hữu của BSR không hề thay đổi so với quý 3/2021.

Về cơ cấu vốn và khả năng thanh toán:

  • Bảng cân đối tài sản quý 3 của BSR cho thấy công ty đang chủ động giảm tỷ lê đòn bẩy tài chính của mình. Cụ thể tỷ lệ đòn bẩy tài chính của công ty giảm xuống 1.63 lần so với mức 1.79 lần của năm 2021.
  • Khả năng thanh toán của BSR cũng có sự tăng trưởng rõ rệt so với quý 3 năm 2021. Hệ số thanh toán ngắn hạn của BSR quý 3 năm 2022 đạt 2.3 lần so với mức 1.7 của năm 2021. Khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng có sự cải thiện, đạt 1.8 lần so với mức 1.3 lần so với cùng kỳ.

Tình hình dòng tiền

  • Theo báo cáo quý 3/2022 của BSR, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của BSR đạt 2,805 tỷ đồng, tăng rất mạnh so với quý 3/2021 với chỉ -343 tỷ đồng. Lưu chuyển dòng tiền dương này đến phần lớn từ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Theo đó quý 3 năm 2022, dòng tiền kinh doanh của BSR đạt 13,073 tỷ đồng.
  • Về dòng tiền đầu tư, BSR chi phần lớn tiền vào hoạt động mua bán công cụ nợ nhằm mục tiêu đầu tư. Về phần mua bán tài sản cố định, BSR chỉ chi ra 110 tỷ đồng cho mục đích này. Về dòng tiền tài chính, BSR đã chi ròng 7,464 tỷ đồng, cao hơn hẳn số tiền chi 914 tỷ đồng so với quý 3/2021. Trong số đó, khoản chi chủ yếu của BSR phần lớn là chi trả nợ vay gốc.

Đánh giá

Trong quý 3, hoạt động kinh doanh của BSR vẫn có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Tuy vậy, do quý 2 của BSR đã ghi nhận một kết quả kinh doanh đột biến nên hoạt động kinh doanh trong quý 3 của công ty đã dần phản ánh năng lực cốt lõi của BSR. Về khả năng sinh lời, biên lợi nhuận gộp của BSR cho thấy công ty đã dần dần cải thiện được công nghệ sản xuất và nâng cao khả năng sinh lời. Biên lợi nhuận sau thuế cao qua thời gian cũng cho thấy BSR là công ty tập trung chủ yếu vào hoạt động kinh doanh cốt lõi và có khả năng quản trị chi phí vận hành rất hiệu quả.

Về tài sản, BSR trong ngắn hạn chú trọng vào việc quản trị nguồn vốn, tập trung thu gọn hoạt động sản xuất. Điều này thể hiện qua việc công ty liên tục điều chỉnh giảm tỷ lệ đi vay dài hạn, thậm chí là trả toàn bộ nợ vay dài hạn trong quý 3/2022. Thêm vào đó, công ty cũng đồng thời nâng cao tỷ lệ tài sản ngắn hạn để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Công ty cũng đồng thời hạn chế đầu tư mới tài sản và sản xuất trong ngắn hạn nhằm hạn chế những rủi ro về biến động trên thị trường toàn cầu hiện tại.

Mở tài khoản chứng khoán VPS – Tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường

Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu

Cập nhật BCTC cổ phiếu BSR Q2/2022

Kết quả kinh doanh

Theo báo cáo KQKD từ BSR, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 2/2022 có những điểm đáng chú ý như sau:

bsrbsr

  • Doanh thu thuần của BSR đạt 52.391 tỷ đồng, tăng trưởng khá đột biến với +88% so với quý 2/2021. Giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh nhưng với tốc độ chậm hơn doanh thu cộng với mức nền thấp của năm trước nên lợi nhuận gộp quý 2/2022 của BSR đã tăng gấp 5,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.
  • Các chi phí hoạt động của BSR trong quý 2/2022 cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn so với doanh thu, trong đó chi phí tài chính tăng mạnh nhất với +59% so với cùng kỳ 2021.
  • Do doanh thu tăng trưởng mạnh cùng việc kiểm soát tốt các loại chi phí nên lợi nhuận sau thuế quý 2/2022 của BSR cũng rất đột biến, tăng 495% so với cùng kỳ năm 2021, đạt mức kỷ lục 9.910 tỷ đồng.
  • Các chỉ số về khả năng sinh lời của BSR trong quý 2/2022 cũng được cải thiện mạnh mẽ, biên lợi nhuận gộp đạt 20,4% so với 6,7% của quý 2/2021, chỉ số ROE (theo quý) cũng tăng hơn 4 lần, lên mức 22.4%.

Tình hình tài chính

Về mặt tài sản

  • Tại thời điểm 30/6/2022, tổng tài sản của BSR tăng khá mạnh với hơn +19% so với đầu năm. Tổng tài sản tăng hoàn toàn do công ty gia tăng các loại tài sản lưu động, với mức tăng mạnh đến từ phải thu ngắn hạn của khách hàng (+43%) và hàng tồn kho (+27%).
  • Xét về cơ cấu thì tài sản cố định, các khoản phải thu khách hàng và tiền mặt là các loại tài sản có tỷ trọng lớn nhất. Công ty cũng đang đầu tư mạnh cho tài sản lưu động khi tài sản ngắn hạn chiếm đến hơn 73% trong tổng tài sản.

Về mặt nguồn vốn

  • Tổng nợ phải trả tăng nhẹ với +6% so với đầu năm. Mặc dù khoản phải trả người bán tăng khá mạnh (+42%) nhưng các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn cũng giảm mạnh (-53%) khi công ty đẩy mạnh hoàn trả. Tại thời điểm 30/6/2022, BSR không có vay và nợ thuê tài chính dài hạn.
  • Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30/6 ở mức 48.744 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm, mức tăng này chủ yếu đến từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối.

Về cơ cấu vốn và khả năng thanh toán

  • Các hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh của BSR tại thời điểm 30/6 lần lượt ở mức 1,97 lần và 1,53 lần. Các chỉ số trên đều có sự cải thiện mạnh so với đầu năm do tài sản ngắn hạn của công ty tăng mạnh trong khi các khoản vay nợ ngắn hạn được đẩy mạnh hoàn trả.
  • Về cơ cấu vốn, BSR sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức tương đối thấp với tổng các khoản nợ phải trả chiếm 38,8% so với tổng tài sản và đang có xu hướng giảm so với đầu năm, công ty cũng không có vay và nợ thuê tài chính dài hạn tại thời điểm 30/6/2022.

Tình hình dòng tiền

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình lưu chuyển tiền tệ của BSR có những điểm đáng chú ý sau:

  • Tổng lưu chuyển tiền thuần ở mức dương 2.101 tỷ so với mức dương 1.119 tỷ của cùng kỳ năm 2021, khiến cho lượng tiền và tương đương tiền tại thời điểm 30/6/2022 tăng hơn 12% so với đầu năm.
  • Xét về cơ cấu thì hoạt động kinh doanh đang tạo ra dòng tiền rất mạnh cho BSR với 12.051 tỷ, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Dòng tiền từ hoạt động tài chính âm khá mạnh so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do công ty tăng cường hoàn trả các khoản vay.   

Nhận xét

Hoạt động kinh doanh trong quý 2/2022 cũng như 6 tháng đầu năm của BSR đang cho kết quả rất đột biến. Sản lượng tiêu thụ Quý 2/2022 tăng gần 18% so với Quý 1/2022 cộng với biên lợi nhuận của các sản phẩm chính duy trì ở mức cao đã giúp cho BSR đạt mức lợi nhuận kỷ lục trong quý 2. Lũy kế 6 tháng đầu năm, BSR đã đạt hơn 95% kế hoạch về doanh thu và vượt chỉ tiêu lợi nhuận được Đại hội đồng cổ đông giao phó trong năm 2022.

Về tình hình tài chính thì BSR đang duy trì một cơ cấu vốn khá an toàn với tỷ lệ vay nợ thấp, công ty cũng không có khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Tính thanh khoản cũng được đảm bảo khi công ty đang nắm giữ lượng tiền mặt khá lớn (chiếm hơn 23% tổng tài sản), các hệ số thanh toán ngắn hạn ở mức khá cao và được cải thiện mạnh so với đầu năm.

Hoạt động kinh doanh hiệu quả cộng với việc quản lý, luân chuyển dòng tiền tốt đang tạo ra dòng tiền khá dồi dào cho BSR, là cơ sở tài chính vững chắc để công ty thanh toán các khoản vay, nợ và đầu tư mở rộng kinh doanh.

THAM GIA NHÓM TƯ VẤN trong phiên giao dịch

Tham gia nhóm Tư vấn của Đầu Tư Từ Đâu (E-Broker) để được admin tư vấn điểm mua/điểm bán có lợi nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ĐÂY.


Hoặc mở app Zalo, quét mã QR để tham gia nhóm Tư vấn đầu tư miễn phí.

Kết bạn với admin qua Zalo 0981 084 636

Like this:

Like

Loading…