[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu LPB (LienVietPostBank)

Tác giả: Chuyên gia PTCB – Phạm Quốc Đạt

CẬP NHẬT VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ 3 CỔ PHIẾU LPB

Về mặt kết quả kinh doanh

Hoạt động kinh doanh trong quý 3 cũng nhưng 9 tháng đầu năm 2022 của LPB có những điểm đáng chú ý như sau:

  • Trong quý 3/2022, thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng của LPB tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng cao với +58% so với cùng kỳ năm trước và đạt 3.208 tỷ đồng. Trong kỳ, thu nhập từ tiền lãi tăng nhanh hơn chi phí lãi huy động phải trả đã giúp biên NIM cải thiện và thu nhập lãi thuần có có tốc độ tăng trưởng cao.
  • Mảng hoạt động dịch vụ tài chính của LPB cũng có sự tăng trưởng tích cực khi mang lại 259 tỷ đồng thu nhập thuần trong quý 3, tăng 67.1% so với quý 3/2021.
  • Về mặt chi phí, chi phí hoạt động của LPB trong quý 3 được kiểm soát khá tốt khi chỉ tăng 8,4% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và ghi nhận chi phí 918 tỷ đồng, tăng 238,7% so với quý 3 năm trước.
  • Sau khi tổng hợp các khoản thu nhập và chi phí, LPB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt được trong quý 3/2022 là 1.234 tỷ đồng, tăng 61,1% so với cùng kỳ. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã mang về 4.822 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đặt ra từ đầu năm.

Tình hình tài sản và nguồn vốn

Về mặt tài sản

  • Tại ngày 30/9/2022, tổng giá trị tài sản của LPB ghi nhận ở mức 313.480 tỷ đồng, tăng 8,4% so với thời điểm đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng tại cuối quý 3 đạt 227.944 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 9,1% kể từ đầu năm. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng này của LPB vẫn còn tương đối thấp so với mức trung bình gần 11% của toàn ngành ngân hàng trong 9 tháng đầu năm. Ngoài ra, LPB đang không có khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp nào tại thời điểm cuối quý 3.
  • Tại cuối quý 3/2022, tổng giá trị nợ xấu của LPB ở mức 3.190 tỷ đồng, tương đương với mức cuối quý 2 và tăng hơn 11% so với thời điểm đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng duy trì quanh mức 1,4%, tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm. Do Ngân hàng vẫn tích cực trích lập dự phòng trong kỳ nên tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu cuối quý tăng lên mức 143% so với mức 111% hồi đầu năm.

Về mặt nguồn vốn

  • Tại thời điểm 30/9/2022, LPB ghi nhận tổng tiền gửi huy động từ khách hàng đạt mức 193.533 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng hơn 7% so với đầu năm 2022. Tuy nhiên tiền gửi có kỳ hạn tiếp tục sụt giảm và kéo tỷ lệ CASA xuống mức 6.3% so với mức hơn 10% hồi đầu năm.
  • Tại thời điểm cuối quý 3, quy mô vốn chủ sở hữu của LPB đạt 23.378 tỷ đồng tăng khá mạnh hơn 39% so với hồi đầu năm, mức tăng này chủ yếu đến từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối khi Ngân hàng đang nghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng tương đối cao trong 9 tháng đầu năm.

Nhận xét

Về mặt kết quả kinh doanh, LPB tiếp tục ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trước thuế khá ấn tượng trong quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm với lần lượt +61,1% và +72,1% so với cùng kỳ năm 2021. Thu nhập từ các mảng kinh doanh cốt lõi như tín dụng và dịch vụ tài chính duy trì các mức tăng mạnh so với cùng kỳ và là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận của LPB.

Chất lượng tài sản của LPB nhìn chung vẫn duy trì tương đối ổn định trong 9 tháng đầu năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục duy trì quanh mức 1,4% tương đướng cuối quý 2 và tăng nhẹ so với mức 1,37 của đầu năm. Tuy nợ xấu không tăng quá nhiều nhưng Ngân hàng vẫn khá thận trọng trong việc trích lập dự phòng rủi ro trong 9 tháng đầu năm và đưa tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu tăng lên mức 143% so với mức 111% tại đầu năm 2022. Ngoài ra, do trong cơ cấu tài sản không có khoản đầu tư nào vào trái phiếu doanh nghiệp nên LPB sẽ ít chịu tác động từ các diễn biến tiêu cực có thể xảy ra trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 2 cổ phiếu LPB

Kết quả kinh doanh LPB quý 2/2022

Theo các thông tin trên báo cáo KQKD, hoạt động kinh doanh trong quý 2 cũng nhưng 6 tháng đầu năm 2022 của LPB có những điểm đáng chú ý như sau:

  • Trong quý 2/2022, thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng của LPB ghi nhận mức tăng trưởng 39,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 3.045 tỷ đồng.
  • Đối với các nguồn thu nhập ngoài lãi của LPB, thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong quý 2 tăng trưởng 32,3% so với cùng kỳ năm 2021. Thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư (chủ yếu là trái phiếu chính phủ và của các tổ chức tín dụng khác) cũng gây chú ý khi tăng trưởng đột biến, lãi 356 tỷ đồng trong khi quý 2 năm trước lỗ nhẹ 1 tỷ đồng.
  • Về mặt chi phí, chi phí hoạt động của LPB trong quý 2 ở mức 1.342 tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 2, LPB tăng cường trích lập dự phòng khiến cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng  có mức tăng khá mạnh (+56,9%) so với cùng kỳ năm 2021.
  • Tổng hợp lại, trong quý 2/2022, LPB ghi nhận con số lợi nhuận sau thuế ở mức 1.793 tỷ đồng, tăng 93,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế khá đột biến với 2.855 tỷ đồng, tăng 76,6%.

Tình hình tài chính

Về mặt tài sản

  • Tại ngày 30/6/2022, tổng giá trị tài sản của LPB đạt 300.919 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với thời điểm đầu năm.  
  • Cuối quý 2/2022, LPB ghi nhận tổng dư nợ cho vay khách hàng ở mức 226.915 tỷ đồng, tăng 8,6% kể từ đầu năm, mức tăng này thấp hơn một chút so với trưởng tín dụng chung 9,35% của toàn ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm.
  • Tỷ lệ nợ xấu của LPB tại thời điểm cuối quý 2 tăng nhẹ lên mức 1,4% so với 1,37% hồi đầu năm. Về quy mô, tổng nợ xấu tại ngày 30/6/2022 ở mức 3.183 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Trong đó, đáng chú ý là nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 38%, trong khi nợ nghi ngờ (nhóm 4) giảm 46% so với cùng kỳ.

Về mặt nguồn vốn

  • Tại thời điểm 30/6/2022, LPB ghi nhận tổng tiền gửi huy động của khách hàng đạt mức 187.788 tỷ đồng, tăng 3,1% so với đầu năm. Tuy nhiên tiền gửi không kỳ hạn huy động được của LPB lại có xu hưởng giảm (-21%) so với đầu năm, kéo theo tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại thời điểm cuối quý 2 của LPB chỉ đạt mức 7,7%.
  • Tại thời điểm cuối quý 2, tổng vốn chủ sở hữu của LPB ở mức 19.750 tỷ đồng tăng hơn 17% so với hồi đầu năm, mức tăng này chủ yếu đến từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối khi Ngân hàng đang nghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng tương đối cao trong 6 tháng đầu năm. Cũng theo báo cáo từ LPB, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cuối quý 2 của Ngân hàng đạt 12,3%, tương đối cao so với mức tối thiểu 8% của chuẩn Basel II.

Nhận xét

Trên phương diện kết quả kinh doanh, trong quý 2 cũng như 6 tháng đầu năm 2022, LPB đang thu về những con số lợi nhuận sau thuế khá đột biến với mức tăng trưởng lần lượt 93,9% và 76,6%. Động lực tăng trưởng lợi nhuận của LPB đến từ các mảng kinh doanh cốt lõi như hoạt động tín dụng và hoạt động dịch (đều có mức tăng trưởng thu nhập trên 30%). Một điểm đáng chú ý nữa là LPB đang kiểm soát khá tốt các khoản chi phí hoạt động của mình, thể hiện ở chỉ số CIR (chi phí hoạt động/thu nhập) được cải thiện khá mạnh trong 6 tháng đầu năm, giảm 17 điểm phần trăm so với cùng kỳ.

Chất lượng tài sản của LPB nhìn chung vẫn duy trì tương đối ổn định trong 6 tháng đầu năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu nhích nhẹ so với đầu năm, lên mức 1,4%, vẫn thấp hơn mức trung bình khoản 2,2% của toàn ngành ngân hàng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý khi giá trị các khoản có khả năng mất vốn của của LPB tăng mạnh gần 38% so với đầu năm, góp phần khiến cho Ngân hàng đã phải tăng trường trích lập dự phòng trong 6 tháng đầu năm.

THAM GIA NHÓM TƯ VẤN trong phiên giao dịch

Tham gia nhóm Tư vấn của Đầu Tư Từ Đâu (E-Broker) để được admin tư vấn điểm mua/điểm bán có lợi nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ĐÂY.


Hoặc mở app Zalo, quét mã QR để tham gia nhóm Tư vấn đầu tư miễn phí.

Kết bạn với admin qua Zalo 0981 084 636

XEM THÊM:

Like this:

Like

Loading…

Xổ số miền Bắc