[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu MWG (Thế Giới Di Động)

Tác giả: Chuyên viên phân tích – Ngô Tùng Ngọc

Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 4/2022 cổ phiếu MWG

Về mặt kết quả kinh doanh

Theo báo cáo KQKD từ Thế Giới Di Động, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 4 và lũy kế cả năm có những điểm nổi bật như sau:

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của MWG

  • Trong quý 4/2022, kết quả kinh doanh của MWG đã có sự sụt giảm một cách khá bất ngờ. Cụ thể, doanh thu thuần hợp nhất của Công ty đã giảm 25,4% so với cùng kỳ, đông thời đây cũng là quý thứ ba liên tiếp mà thu nhập thuần giảm sau khi tạo đỉnh trong quý 1/2022.
  • Về mặt chi phí, giá vốn hàng bán trong kỳ đã giảm 21,2% phù hợp với bối cảnh doanh thu giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm mạnh (-55,8%) so với cùng kỳ năm trước. Nhưng ở chiều ngược lại, chi phí bán hàng vẫn tăng khá mạnh (+36,1%) cộng với chi phí tài chính tăng cao do ảnh hưởng bất lợi từ lãi tiền vay phải trả. Vì vậy, sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, MWG chỉ ghi nhận lãi sau thuế quý 4 đạt 619 tỷ đồng, giảm mạnh 60,4% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Kết quả lũy kế cả năm 2022 của Thế Giới Di Động một chút khả quan hơn khi doanh thu bán hàng tăng nhẹ 8,5% so với năm trước. Tuy nhiên do tác động tiêu cực từ chi phí tài chính tăng cao đã khiến cho lợi nhuận sau thuế năm 2022 giảm đáng kể (16,3%) so với năm trước. So với kế hoạch kinh doanh đề ra từ đầu năm thì MWG chỉ hoàn thành được 95% mục tiêu doanh thu và gần 65% mục tiêu lợi nhuận.

Tình hình tài chính

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của MWG

Về mặt tài sản:

  • Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản hợp nhất của MWG đạt 55.834 tỷ đồng, giảm 11,3% so với đầu năm. Trong đó, các khoản có mức giảm đáng chú ý như đầu tư tài chính ngắn hạn (-29,3%) và hàng tồn kho (-11,9%).
  • Cơ cấu tài sản của MWG đang nghiêng nhiều về phía tài sản ngắn hạn (chiếm đến gần 80% tổng tài sản). Trong đó, hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất (46%), tiếp đến là đầu tư tài chính ngắn hạn với chủ yếu là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (chiếm 18%) và tài sản cố định (chiếm 17,4%).

Về mặt nguồn vốn:

  • Tổng nợ phải trả của MWG tại cuối quý 4/2022 đã giảm khá mạnh (-25,1%) so với đầu năm. Đáng chú ý nhất là số dư khoản vay tài chính (ngân hàng, trái phiếu) ngắn hạn đã giảm mạnh hơn 56% so với hồi đầu năm. Ngoài ra, một số khoản mục nợ ngắn hạn đã có mức giảm mạnh trong năm như phải trả người bán (-28,2%) và chi phí phải trả ngắn hạn (-43,9%). Ở chiều ngược lại, MWG đã vay ngân hàng dài hạn 5.900 tỷ trong năm 2022 trong khi năm trước Công ty không có số dư vay dài hạn nào.
  • MWG tiếp tục duy trì một cơ cấu vốn tương đối an toàn, đòn bẩy tài chính sử dụng ở mức vừa phải khi so sánh với các công ty khác trong cùng ngành bán lẻ. Tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản ở giảm về còn 57% so với mức 67% của đầu năm.

Tình hình dòng tiền

Trong năm 2022, tình hình lưu chuyển tiền tệ của MWG có những điểm đáng chú ý sau:

  • Tổng lưu chuyển tiền thuần ở mức dương 919 tỷ đồng, cải thiện nhiều so với mức âm 3.206 tỷ trong năm 2021, dòng tiền dương giúp cho lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ của Công ty tăng mạnh hơn 22% so với đầu năm.
  • Cụ thể hơn, mặc dù lợi nhuận suy giảm nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong năm 2022 của MWG lại khá mạnh khi thu ròng 7.923 tỷ đồng so với chỉ 171 tỷ của năm 2021. Điều này chủ yếu nhờ việc Công ty đã chủ động giảm số dư hàng tồn kho, hạn chế đầu tư hàng tồn kho mới.
  • Hoạt động đầu tư trong năm 2022 cũng thu ròng 1.600 tỷ đồng nhờ việc thu hồi các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Nhờ dòng tiền tốt từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư nên trong năm, MWG đã có thể mạnh tay hơn trong việc thanh toán nợ gốc vay và trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông với mức chi ròng 8.606 tỷ đồng của hoạt động tài chính.

Nhận xét

Hoạt động kinh doanh của Thế Giới Di Động trong quý 4 cũng như lũy kế cả năm 2022 nhìn chung chưa được tích cực. Doanh thu quý 4 đã giảm giảm tương đối mạnh 14,1% so với cùng kỳ. Cộng với áp lực từ chi phí tài chính tăng mạnh cùng chi phí bán hàng vẫn ở mức cao đã khiến cho lợi nhuận sau thuế qúy 4 của Công ty giảm mạnh 60% so với quý 4/2021. Xét cả năm 2022, tình hình doanh thu có khả quan hơn khi tăng nhẹ 8,5% so với năm trước nhưng vẫn vì ảnh hưởng xấu từ chi phí tài chính và chi phí bán hàng mà lợi nhuận năm 2022 đã giảm 16,3% so với năm trước. Đồng thời Công ty chỉ hoàn thành 65% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra từ đầu năm.

Mặc dù kết quả kinh doanh chưa tốt nhưng tình hình tài chính của MWG vẫn giữ được sự ổn định và an toàn nhất định. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được điều tiết tốt nhờ giảm lượng hàng tồn kho đã giúp cho Công ty có thanh khoản khá dồi dào. Từ đó các khoản nợ vay ngân hàng ngắn hạn và nợ phải trả người bán được chủ động thanh toán và giảm mạnh về số dư. Vì vậy giúp cho Công ty duy trì cơ cấu vốn thận trọng, giảm dần tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn.

Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 3/2022 cổ phiếu MWG

Kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh quý 3 năm 2022 của MWG có sự suy giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ:

kết quả kinh doanh quý 3 mwgkết quả kinh doanh quý 3 mwg

  • Giá vốn của MWG trong quý 3 năm 2022 tăng gần 35%, cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu thuần so với cùng kỳ của công ty. Điều này khiến cho biên lợi nhuận gộp của MWG giảm gần 2%, còn 23.09%.
  • Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chi phí bán hàng và chi phí tài chính của công ty cũng tăng cao. Cụ thể chi phí bán hàng tăng 25.11%, còn chi phí tài chính tăng mạnh 163.93% so với cùng kỳ. Chi phí điều hành tăng mạnh đã khiến biên lợi nhuận sau thuế của MWG tiếp tục giảm còn 2.83% so với mức 3.23% cùng kỳ năm trước.

Tổng kết 9 tháng đầu năm của MWG, doanh thu đã tăng 18.43% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp tuy giảm so với quý 3 năm 2021 nhưng hiện đang duy trì đà tăng trưởng so với thời điểm đầu năm 2022. Tuy nhiên, áp lực từ chi phí bán hàng tăng đến 19.21% và chi phí tài chính tăng 105% đã khiến biên lợi nhuận sau thuế của MWG tiếp tục suy giảm, chỉ còn 3.39%. Điều này cũng được đánh giá là tạm ổn trong bối cảnh các doanh nghiệp bán lẻ nói chung đều gặp khó khăn.

Tình hình tài chính

Về mặt tài sản:

So với với năm 2021, cơ cấu tài sản của MWG không có quá nhiều sự thay đổi. Tổng giá trị tài sản ngắn hạn vẫn chiếm đa số, 81.89%. Tuy nhiên sự phân bổ tài sản của công ty đã có sự thay đổi:

  • Trong quý 3 năm 2022 MWG đã ưu tiên nắm giữ tiền mặt nhiều hơn, tăng 42.91% so với cuối năm 2021 thay vì đem đi đầu tư ngắn hạn (đầu tư ngắn hạn chỉ chiếm 14.44 tổng giá trị tài sản). Điều này cho thấy doanh nghiệp có thể có nhu cầu sử dụng tiền mặt khá cao trong ngắn nhằm mục đích tất toán nợ trong cuối năm và tích trữ hàng tồn kho.
  • Một điểm lưu ý khác là các khoản phải thu của MWG trong quý 3 năm 2022 đã tăng 46.98%. Các khoản phải thu này chủ yếu đến từ các khoản phải thu từ các nhà cung cấp sản phẩm máy tính, điện thoại. Điều này có thể khiến MWG gặp khó khăn trong việc thanh toán ngắn hạn. Và có thể là nguyên do khiến công ty phải chủ động để nhiều tiền mặt trong cơ cấu tài sản.
  • Tài sản dài hạn của MWG không có quá nhiều sự thay đổi, công ty vẫn duy trì tỷ trọng tài sản cố định của doanh nghiệp ở mức 15.39%. Qua đó chứng tỏ MWG trong thời điểm hiện tại không có quá nhiều thay đổi cốt lõi trong hoạt động kinh doanh.

Về nguồn vốn:

Trong quý 3 năm 2022 MWG đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn chủ nhiều hơn thay vì sử dụng vốn vay để giảm áp lực từ việc tăng lãi suất trong hiện tại. Cụ thể:

  • Về nợ ngắn hạn, giá trị các khoản nợ ngắn hạn của MWG đã giảm gần 20% so với đầu năm 2022. Trong quý 3, các khoản tiền phải trả người bán (nợ nhà cung cấp) và nợ vay tài chính đều lần lượt giảm 19.67% và 22.95% so với đầu năm. Với xu thế tiền mặt cao như hiện tại, có thể thấy MWG đang chủ động trong việc tất toán các khoản nợ ngắn hạn. Theo đánh giá, điều này có thể là một điểm có lợi cho một doanh nghiệp bán lẻ lớn như MWG, giảm áp lực về lãi vay trong ngắn hạn.
  • Trái ngược với nợ vay ngắn hạn, MWG lại gia tăng nợ vay dài hạn lên gần gấp 2 lần so với thời điểm đầu năm 2022. Khoản vay dài hạn được thực hiện trong quý 3, thời điểm mà lãi suất đang neo cao nên sẽ khá bất lợi cho MWG. Nguồn vốn chủ đến chủ yếu nhờ lợi nhuận thuần lưu chuyển trong kỳ tăng, kèm thêm 191 tỷ đồng tiền thu về từ việc phát hành ESOP trong kỳ. Nguồn vốn huy động tốt từ vốn chủ sở hữu giúp MWG giảm được tỷ trọng vốn vay ngắn hạn mà công ty đang sử dụng.

Tình hình dòng tiền

  • Lưu chuyển dòng tiền thuần trong năm 2022 của MWG đang âm 10.77 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do công ty đang dành ra nhiều tiền để tất toán nợ vay và đầu tư mua sắm tài sản. Cụ thể công ty đã chi thuần 2.8 nghìn tỷ cho đầu tư và 7.46 nghìn tỷ cho việc trả nợ và cổ tức tính đến quý 3 năm 2022.
  • Tuy chi trả nhiều tiền nhưng bù lại công ty lại có dòng tiền kinh doanh dồi dào. Kết thúc quý 3 năm 2022, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh của MWG đạt đến 13 nghìn tỷ đồng. Kết quả này là tích cực nhờ lợi nhuận sau thuế rất tốt của doanh nghiệp.

Đánh giá

MWG cũng như rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ có lợi thế rất lớn là dòng tiền lưu chuyển trong kỳ rất tốt. Nhờ lợi thế làm chuỗi lớn và phủ rộng nên lợi nhuận trong kỳ của MWG luôn cao. Tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm 2022 khả năng sinh lời của MWG đang giảm khi mà chi phí trong kỳ đều lần lượt tăng cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Tuy sự suy giảm không đáng kể nhưng áp lực đến từ bên ngoài (chi phí lãi vay) và bên trong (chi phí bán hàng) sẽ là những thách thức mà MWG cần giải quyết.

Về cơ cấu tài sản, MWG không có quá nhiều sự thay đổi. Điều này đến từ việc công ty đã xây dựng được một chuỗi giá trị khép kín kể từ thời điểm năm 2015 cho đến hiện nay. Hiện nay nguồn lực về tài sản của MWG đã giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo được khả năng vận hành ổn định và có thể chống chịu được các tác động xấu từ kinh tế. Cụ thể công ty có thể chuyển trạng thái cực nhanh, gia tăng tiền mặt và giảm tỷ trọng nợ vay ngắn hạn nhằm hạn chế tác động từ lãi vay. Tuy nhiên như nhiều công ty bán lẻ ở Việt Nam, MWG cũng gặp khó khăn với các nhà cung cấp lớn nhưng ảnh hưởng từ điều này là không đáng kể. Tiềm lực của MWG cho thấy doanh nghiệp tiếp tục duy trì kinh doanh mà không gặp nhiều khó khăn.

Mở tài khoản chứng khoán VPS – Tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường

Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu

Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 2 cổ phiếu MWG

Kết quả kinh doanh MWG quý 2/2022

Theo báo cáo KQKD từ Thế Giới Di Động, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 2/2022 có những điểm đáng chú ý như sau:

kết quả kinh doanh MWG quý 2kết quả kinh doanh MWG quý 2

  • Doanh thu thuần quý 2/2022 của MWG đạt 34.338 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên do giá vốn hàng bán cũng tăng khá mạnh nên lợi nhuận gộp quý 2/2022 chỉ tăng nhẹ 2,7% so với quý 2/2021.
  • So với cùng kỳ năm trước, chi phí tài chính quý 2 của MWG tăng khá đột biến (+110,5%) chủ yếu do chi phí lãi vay tăng cao. Chi phí bán hàng tăng 14,1%, trong khi đó, công ty đang tiết giảm khá tốt các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (-58,4%).
  • Tổng hợp lại, trong quý 2, MWG đạt mức lợi nhuận sau thuế 1.131 tỷ đồng, giảm 6,8% so với quý 2/2021.
  • Các chỉ số về khả năng sinh lời của MWG cũng có mức sựt giảm nhẹ: biên lợi nhuận gộp đạt 21,4% và ROE (theo quý) đạt 5.1%, cả hai đều giảm hơn 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Tình hình tài chính

MWGMWG

Về mặt tài sản

  • Tại thời điểm 30/6/2022, tổng tài sản của MWG đạt 59.217 tỷ đồng, giảm nhẹ 6% so với đầu năm.
  • Xét về cơ cấu tài sản thì hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản cố định là các khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất với lần lượt 49%, 21% và 16%. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh 30% so với thời điểm đầu năm và chiếm 5% tổng tài sản.

Về mặt nguồn vốn

  • Tổng nợ phải trả của MWG tại ngày 30/6 giảm 13,6% so với đầu năm, trong đó phải trải người bán và chi phí phải trả ngắn hạn là các khoản giảm mạnh nhất với trên 20%. Các khoản vay (ngân hàng, trái phiếu) cũng giảm hơn 9% và đang chiếm 38% tổng tài sản. Có một điểm đáng chú ý là tại thời điểm 30/6/2022, nợ phải trả của MWG đều là các khoản ngắn hạn mà không có khoản dài hạn nào.
  • Vốn chủ sở hữu của MWG tại ngày 30/6 ở mức 22.404 tỷ đồng, tăng nhẹ 9.9% so với thời điểm đầu năm, mức tăng này chủ yếu do công ty phát hành cổ phiếu ESOP cũng như trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Về cơ cấu vốn và khả năng thanh toán

  • MWG đang duy trì một cơ cấu vốn tương đối an toàn, đòn bẩy tài chính sử dụng ở mức vừa phải khi so sánh với các công ty khác trong cùng ngành bán lẻ. Tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản ở mức 68%, các khoản vay (ngân hàng, trái phiếu) của công ty đang chiếm 38% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên các khoản nợ phải trả của MWG đang hoàn toàn là nợ ngắn hạn nên công ty cần phải duy trì lượng tiền mặt cũng như tài sản thanh khoản cao để có thể đáp ứng yêu cầu trả nợ đến hạn.

Tình hình dòng tiền

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình lưu chuyển tiền tệ của MWG có những điểm đáng chú ý sau:

  • Tổng lưu chuyển tiền thuần ở mức âm 1.244 tỷ, cải thiện so với mức âm 2.730 tỷ của cùng kỳ năm 2021, dòng tiền âm khiến cho lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ giảm mạnh hơn 30% so với thời điểm đầu năm.
  • Xét về cơ cấu thì hoạt động kinh doanh vẫn đang là nguồn chủ yếu đóng góp dòng tiền cho MWG. Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh mang lại dòng tiền dương 965 tỷ, hoạt động đầu tư cũng có dòng tiền dương 637 tỷ so với mức âm của cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do công ty thu hồi các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Công ty cũng đẩy mạnh trả nợ gốc tiền vay trong 6 tháng đầu năm nên dòng tiền từ hoạt động tài chính âm khá mạnh, hơn 2.800 tỷ.

Đánh giá

Hoạt động kinh doanh của Thế Giới Di Động trong quý 2 và 6 tháng đầu năm nhìn chung chưa được tốt. Doanh thu tăng không quá cao, trong khi chi phí tăng mạnh hơn khiến cho lợi nhuận sau thuế quý 2 giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước còn lợi nhuận lũy kế 2 quý đầu năm gần như đi ngang. So với kế hoạt kinh doanh đặt ra từ đầu năm, công ty đã hoàn thành 51% chỉ tiêu doanh thu, tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận thì mới chỉ đạt 41% kế hoạch.

Tình hình tài chính của MWG vẫn đang ổn định, Công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức tương đối nhưng cũng không phải là cao khi so sánh với các cổ phiếu cùng ngành bán lẻ khác. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng: các khoản nợ phải trả của công ty đang hoàn toàn là các khoản ngắn hạn, nợ vay ngân hàng, trái phiếu ngắn hạn cũng đang ở mức 38% tổng tài sản. Vì vậy trong thời gian tới công ty có thể sẽ phải chịu áp lực trả nợ cũng nhưng cần phải duy trì lượng lớn tiền mặt và tài sản thanh khoản để đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn.

THAM GIA NHÓM TƯ VẤN trong phiên giao dịch

Tham gia nhóm Tư vấn của Đầu Tư Từ Đâu (E-Broker) để được admin tư vấn điểm mua/điểm bán có lợi nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ĐÂY.


Hoặc mở app Zalo, quét mã QR để tham gia nhóm Tư vấn đầu tư miễn phí.

Kết bạn với admin qua Zalo 0981 084 636

Like this:

Like

Loading…