Câu 2: Hai thuộc tính của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Câu 2: Hai thuộc tính của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động , có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.

Thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị

  • Giá trị sử dụng

    là công dụng của các vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ giá trị sử dụng của quyển sách là để đọc, áo là để mặc, cơm là để ăn,..
    Giá trị sử dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính tự nhiên của vật, luôn tồn tại cùng với xã hội loài người.
    Giá trị sử dụng chỉ thể hiện trong lĩnh vực tiêu dùng, chỉ khi nào con người sử dụng hàng hóa cho tiêu dùng thì giá trị đó mới phát huy tác dụng.
    Trong nền kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng mang trên mình một giá trị trao đổi nhất định
    Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết phải có một giá trị sử dụng nào đó, tuy nhiên không phải vật nào mang giá trị sử dụng cũng là hàng hóa. Ví dụ: Không khí

  • Giá trị của hàng hóa

    là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.
    Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động XH cần thiết.Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động XH trung bình để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động XH cần thiết có thể thay đổi.

Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá:

  • Thứ nhất, đó là năng suất lao động.
  • Thứ hai, đó là cường độ lao động.
  • Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động.

.
Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi. Khi trao đổi người ta ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn dấu trong hàng hóa với nhau. Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận. Hàng hóa phải được bán đi.

Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Mac-Lenin chỉ về một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết. Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:

  • Năng suất lao động: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
  • Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân
  • Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ
  • Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất
  • Trình độ tổ chức quản lý
  • Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
  • Các điều kiện tự nhiên.

Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.

Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất
Hai là tính chất phức tạp của lao độngCăn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động giản đơn và lao động phức tạp
Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể làm được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể làm được.
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên. Đây là cơ sở lý luận để cả nhà quản trị và người lao động xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.